Hôm nay,  

Ngày lễ hay ngày hội?

30/01/202011:49:00(Xem: 2780)

Mấy lúc gần đây ở Việt Nam, do sinh hoạt xã hội phát triển, đã có rất nhiều “ngày hội” tụ họp đông đảo và có khi có nhiều thành viên quốc tế tham dự như:

Ngày Hội Thả Diều Đà Nẵng (Danang Kite Festival),

Ngày Hội Cà-Phê Ban Mê Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Festival),

Ngày Hội Trưng Bày Trái Cây Cần Thơ/Bến Tre (Can Tho Fruit Arrangement Festival),

Ngày Hội Hoa Đà Lạt (Dalat Flower Festival) v.v…Nhưng các ngày hội, các buổi tụ hội này lại được gọi là các “ngày lễ”. Như thế là hoàn toàn sai.

Nghe các cô cậu ở Ban Mê Thuột hướng dẫn chương trình (MC) trong Ngày Hội Cà Phê gọi đây là “Lễ Hội Cà-Phê” tôi tức cười quá. Tụ họp ca hát, trưng bày cà-phê mà gọi là “lễ” sao? Theo Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức xuất bản trước 1975, “lễ” được định nghĩa như sau: “Đó là phép đặt ra để khép mọi người vào một khuôn khổ cho có trật tự, nền nếp, đẹp đẽ giữa xã hội và đối với người chết hay thần linh.”

Thảm họa văn hóa ở trong nước bây giờ là nói như con vẹt hay như một cái máy mà không biết mình nói gì, không hề quan tâm đến đúng-sai, đua nhau bắt chước mà không hề biết nhận định, phê phán. Thí dụ; Nuôi và gây giống tôm cá ngày nay biến thành “nuôi trồng thủy sản”. Trời đất quỷ thần ơi! Người ta có thể “trồng” được tôm cá như trồng cây! Ấy vậy mà cả nước từ trên xuống dưới đều nói “y trang” như vậy mà không hề biết suy nghĩ gì cả. Trong khi đó biết bao nhiêu là tiến sĩ văn hóa chỉ bàn chuyện nhảm nhí, điên khùng như… đòi thay đổi tiếng Việt và đòi bỏ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Thậm chí “vô tư” có nghĩa là không thiên vị (Chí công vô tư) ngày nay lại được dùng theo nghĩa “thản nhiên” cứ “vô tư” đi, cứ thản nhiên, cứ làm bừa đi. Thậm chí cả ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo cũng nói “vô tư”. Đúng là sự đùa rỡn và xỉ nhục văn hóa một cách vô ý thức. Nếu như ở Hoa Kỳ này thì ông bộ trưởng đó sẽ bị chế giễu suốt đời và phải từ chức cũng giống như Phó Tổng Thống Dan Quayle chỉ vì viết lầm chữ “potato” (khoai tây) thành “potatoe” mà bị báo chí giễu cợt và thất cử luôn.

Ở Hoa Kỳ, ngày lễ gọi là “holiday”, còn ngày hội, hội hè gọi là “festival”. Theo nhận xét thông thường:

Ngày lễ: Thường là để tưởng niệm các anh hùng dân tộc, biến cố lịch sử hoặc sinh hoạt tôn giáo, xã hội được tổ chức long trọng và hầu như đã thành truyền thống. Thí dụ:

Lễ vấn danh

Lễ hỏi

Lễ cưới

Lễ rước dâu

Lễ gia tiên (Cúng ông bà trong ngày rước dâu)

Lễ tang/tang lễ

Lễ chùa

Lễ Tết

Lễ cầu Quốc Thái Dân An, tinh thần giống như Lễ Tế Nam Giao dưới Triều Nguyễn.

Lễ Hạ Điền khởi đầu mùa cày cấy, thường bắt đầu vào Tháng Ba (Mùa Xuân).

Lễ Hai Bà Trưng

Lễ Giỗ Trận Đống Đa

Lễ chào cờ

Lễ tiếp đón (một nguyên thủ quốc gia)

Lễ đăng quang (lên ngôi vua)

Lễ tuyên thệ nhậm chức (của tổng thống, thủ tướng)

Lễ Khởi Công (ground breaking ceremony) Lễ Động Thổ, Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên. Ngày nay trong nước gọi là “Lễ Đặt Đá” thật không giống ai!

Lễ Khánh Thành…thường trang trọng, có cắt băng, có đọc diễn văn. Đây không phải là ngày hội vui chơi.

Lễ Khai Mạc như Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội, Lễ Khai Mạc Á Vận Hội với các nghi thức như chào cờ, đọc diễn văn, trình diễn nghệ thuật…

Lễ duyệt binh với rất nhiều lễ nghi quân cách.

Ngày xưa có Lễ Xuất Quân, nhiều khi chém đầu một tướng địch bị bắt để thị uy.

Ngày hội: Thường là tụ tập, tụ họp đông đảo để vui chơi, ăn uống, ca hát, trưng bày đồ mỹ thuật, sản phẩm v.v..thời Thực Dân Pháp gọi là “Đấu Xảo” mà không tưởng niệm hay mang một ý nghĩa gì cả. Do đó:

Ngày trưng bày hoa/Hội Hoa và không thể nói “Lễ Hội Hoa” hay “Lễ Hội Trưng Bày Hoa”.

Ngày Hội Trái Cây và không thể nói “Lễ Hội Trái Cây”

Ngày Hội Cà-Phê và không thể nói “Lễ Hội Cà-Phê”

Ngày Hội Đua Thuyền và không thể nói “Lễ Hội Đua Thuyền”

Ngày Hội Thả Diều và không thể nói “Lễ Hội Thả Diều”.

Ngày Hội Chọi Trâu và không thể gọi “Lễ Hội Chọi Trâu”. Thí dụ: Ngày Hội Chọi Trâu Đồ Sơn,

Hội Lim và không thể nói “Lễ Hội Lim”

Ngày Hội Huế (Hue Festival) và không thể nói “Lễ Hội Huế”.

Hội trảy Chùa Hương. Người ta nô nức nhau đi Chùa Hương để du ngoạn hay chiêm bái, cầu phúc, cầu tự v.v…Đây không phải là ngày lễ. Thế nhưng khi Chùa Hương tổ chức buổi Lễ Khai Mạc /Lễ Khai Kinh hay tụng niệm chính thức cho khách thập phương…thì đây chính là các “buổi lễ”.

            Vậy xin cẩn thận. Chớ sử dụng bữa bãi. Nếu vị nào có ý kiến hay hơn xin đóng góp để cùng giữ gìn sự tinh ròng, thuần khiết của tiếng Việt.

Đào Văn Bình

(California ngày 30/1/2020)

Ý kiến bạn đọc
09/02/202021:10:09
Khách
Xin vui lòng cho share , cám ơn tác giả bài viết đã phân tích kỹ lưỡng
31/01/202003:24:44
Khách
cam on tac gia
da gia thich ro rang le va hoi
31/01/202000:38:09
Khách
Tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét của ông Đào văn Bình.Theo tôi,các lỗi này là do sự dốt nát của go cầm quyền..,lớp ba trường làng mà ra.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Uyên Hà (Lê Đình Ba) làm thơ từ ngày đi học Trường Trung Học Trần Quý Cáp nơi phố cổ Hội An vào những năm đầu của thập niên 1960s và đợi… cho đến Hè năm 2023, ở tuổi tám mươi mới ấn hành “đứa con đầu lòng” thi phẩm Người Đứng Khóc Tay Không...
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
Anh tặng em mùi máu / Trên áo trận sa trường / Máu anh và máu địch / Xin em cùng xót thương... (Thơ TMT).
Tản mạn nhân đọc tập Tạp bút “Chỉ là đồ chơi” của Trịnh Y Thư, sách do Văn Học Press tái bản dưới dạng eBook, năm 2023...
Nhạc sĩ Trần Lê Việt, tác giả của bản nhạc tù quen thuộc, được mọi người nhắc đến, nghe lại vào các dịp kỷ niệm 30 tháng 4 hằng năm: Tháng Tư Đen (hay còn được nhớ nhất với cái tên Tháng Tư 29 ngày 31 đêm) trong dịp sinh nhật thứ 72 đã “được” ngồi xe lăn đi chầm chậm về phía cuối đường (đời). Chàng lãng tử với cây đàn nay không còn có thể “lãng tử” được nữa, dù cây đàn vẫn còn đó, vẫn còn là niềm vui của mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây chàng không phải đánh vật với bệnh tật...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.