Hôm nay,  

Đêm Nhạc Dân Tộc Lửa Đông Sơn: Sự Hòa Hợp Giữa Nhạc Cổ Truyền VN Và Dòng Nhạc Hiện Đại

26/10/201200:00:00(Xem: 15513)
WESTMINSTER (VB) -- Vào ngày Thứ Bảy 03 Tháng 11 2012 tới, tại Rose Center Theatre (thành phố Westminster), sẽ có một sự kiện văn hóa rất đáng chú ý đối với cộng đồng người Việt tại Quận Cam. Đó là cuộc trưng bày triển lãm trống đồng Đông Sơn (miễn phí, từ 2:00 – 4:00 PM), và sau đó là đêm nhạc dân tộc với chủ đề Lửa Đông Sơn (bắt đầu lúc 7:30 PM).

Trống đồng Đông Sơn là một trong những biểu tượng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt, vốn đã có từ khoảng 2,000 năm trước Công Nguyên. Nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt cũng đã cùng dòng giống Lạc Hồng tồn tại và phát triển qua hơn 4,000 năm dựng nước và giữ nước.

Hai ngôi sao âm nhạc chính của đêm nhạc Lửa Đông Sơn là Vân Ánh Võ và Nguyên Lê. Bằng tài năng và niềm đam mê dành cho âm nhạc, hai nghệ sĩ gốc Việt này đã chứng minh cho người Việt trong và ngoài nước thấy rằng nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam hoàn toàn có thể hòa nhập, và có một chỗ đứng đáng trân trọng trong nền âm nhạc thế giới hiện đại.

Nguyên Lê là một tay guitar Jazz lỗi lạc sinh ra và lớn lên tại Pháp, nghiên cứu rất sâu các thể nhạc Rock, Jazz, Carribean, Châu Phi, Việt Nam… Anh là người đã phối hợp và thể hiện một cách xuất sắc phong cách Jazz vào trong dòng nhạc cổ truyền Việt Nam, và đã nổi danh khắp thế giới với phong cách độc đáo này hơn 20 năm qua. Nhắc đến anh, người ta không thể quên được nhạc phẩm Lý Chuồn Chuồn (Dragon Fly) do ca sĩ Hương Thanh trình diễn vào giữa thập niên 90. Trong tác phẩm này, bài dân ca Việt Lý Chuồn Chuồn được kết hợp hài hòa cùng một giai điệu dân ca Châu Phi, trên cái nền hòa âm Jazz hiện đại. Một tác phẩm sáng tạo độc đáo, sâu sắc. Nghe tác phẩm này, người ta có cảm giác như các nền văn hóa thế giới hòa quyện vào nhau, không có biên giới rõ rệt. Có thể nói rằng nếu không có những người Việt ly hương xa xứ tài năng như Nguyên Lê, chưa chắc nền âm nhạc cổ truyền trong nước có thể tìm ra những hướng đi mới lạ như vậy.
lua_dong_son_nguyen_le___van_anh_vo
Nguyên Lê & Vân Ánh Võ trong chương trình East West Jazz 2011 (photo: Dinh Photography).
Vân Ánh Võ chơi đàn tranh từ năm lên bốn tuổi, học và dạy âm nhạc tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam trước khi sang Mỹ định cư tại miền Bắc California. Hiện chị vẫn còn dạy đàn tranh ở Fremont & San Jose. Chị đã từng trình diễn ngón đàn tranh điêu luyện của mình tại hơn 14 quốc gia trên thế giới. Cũng như Nguyên Lê, chị là người luôn luôn đi tìm hướng đi mới cho nhạc cổ truyền Việt Nam bằng cách hòa dòng nhạc này vào trào lưu âm nhạc thế giới hiện đại. Trong đêm nhạc Lửa Đông Sơn, bên cạnh đàn tranh, Vân Ánh Võ còn trình diễn những nhạc cụ dân tộc khác như trống đồng, đàn trưng, đàn bầu…


Chủ Nhiệm Chương trình của đêm nhạc Lửa Đông Sơn là chị Cathy Lâm, đồng sáng lập viên của tổ chức phi lợi nhuận Our1world, hoạt động trong lĩnh vực môi trường, sức khỏe. The chị Cathy, mục đích quan trọng của chương trình này là tính giáo dục văn hóa Việt Nam đối với thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Các em đến không chỉ để tìm hiểu về nền văn hóa Việt trong quá khứ, mà còn để tự tin hơn khi thấy rằng nền văn hóa này vẫn còn sức sống và sức thu hút trong thế giới văn hóa hiện đại trên đất Mỹ. Bảo tồn văn hóa mà không phát triển nó thì nền văn hóa Việt trên đất Mỹ cũng sẽ khó tồn tại và phát triển. Chị Cathy đã bỏ công sức ra để vận động các nhà tài trợ cho mỗi người $100, để có vé cho các em học sinh trung học và đại học đi xem chương trình này miễn phí, hoặc với giá hỗ trợ (các em học sinh hãy vào trang web www.firenbronze.com để tìm hiểu về thông tin này).

Đứng về khía cạnh âm nhạc & nghệ thuật, đây là một đêm nhạc hiếm hoi kết hợp được 2 nghệ sĩ Việt tài năng trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền canh tân. Nhạc sĩ Nguyên Lê hầu như đi lưu diễn quanh năm khắp nơi trên thế giới. Do vậy, cộng đồng Người Việt tại Quận Cam chỉ có thể xem được sự hợp tấu giữa Nguyên Lê và Vân Ánh Võ một lần trong năm. Đây là lần thứ hai chị Cathy đứng ra tổ chức sự kết hợp có ý nghĩa này. Lần đầu tiên Nguyên Lê và Vân Ánh Võ cùng trình diễn là vào năm ngoái, trong đêm nhạc có chủ đề là East West Jazz. Chị Cathy nhớ lại thành phần khán giả đêm trình diễn đó thật đa dạng: 50% là người gốc Việt, còn lại là các sắc dân khác; 50% là giới trẻ, còn lại là thành phần khán giả đã lớn lên tại Việt Nam.

Văn hóa Việt còn, Người Việt còn. Hãy đến xem triển lãm trống đồng Đông Sơn để nhớ lại nền văn minh huy hoàng của tổ tiên Lạc Việt từ 4,000 năm trước. Đến với đêm nhạc Lửa Đông Sơn để tự hào rằng nền văn hóa Việt lâu đời đó vẫn còn có chỗ đứng trong thế giới hiện đại ngày hôm nay, được gìn giữ bởi những người Việt bỏ xứ ra đi khắp năm châu bốn biển. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hiện tại, khi mà đất nước Việt Nam đang bị hiểm họa ngoại xâm gần kề, và nền văn hóa Việt trong nước bị chính nhiều người Việt xem thường, bị những nền văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc… xâm lấn. Không biết nên vui hay buồn, khi những người gìn giữ và phát triển văn hóa Việt lại là những người Việt sinh sống ngoài quê Hương Việt Nam yêu quí?

Vé có bán tại Lees Sandwiches ( Beach Blvd), Bolsa Tickets ( 714 418 2499)
Hoặc liên lạc với Cathy Lâm:
Email: info@firenbronze.com
Tel: 714.330.3589
www.firenbronze.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Việt Học sẽ ra mắt sách THẠCH SANH LÝ THÔNG, với buổi nói chuyện với diễn-giả, Giáo-sư Nguyễn Văn Sâm, về “Truyện Thạch Sanh Lý Thông: Một Cách Nhìn Khác” vào Chủ-nhật 26/5/2019 từ 2:00PM -5:00PM tại Viện Việt Học
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học hân hạnh giới thiệu chương-trình Nhạc thính-phòng tháng 5: “Tình Hoài Hương” sắp tổ chức tại Hội Trường Việt Báo vào ngày 11 tháng 5/2019 với tham dự của nhiều văn nghệ sĩ. Vé vào cửa: 10 USD.
Ba cuốn sách gần đây về chiến tranh Việt Nam đã làm sáng tỏ về một lĩnh vực thường được đề cập tới, cho thấy rằng sự thất bại của Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ vẫn còn nhiều điều để dạy cho chúng ta. Nhưng các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã cho thấy là họ không có khả năng quan tâm đến những bài học đúng đắn
Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không? Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ? Và đêm qua – ở nơi đây – ai có bạc đầu không?
Từ đau đớn và truân chuyên, tôi gởi đến cho mọi người hạnh phúc vững bền của chữ nghĩa. (Hoàng Ngọc Tuấn) - Nếu không có cái tên Hoàng Ngọc Tuấn và những trang truyện ngắn đầy những chất thơ nói về tình yêu, hẳn là tuổi trẻ chúng tôi 40 năm trước chỉ có một thời để chết và một thời để nhớ mãi khôn nguôi.
bước vào mùa lễ Phục Sinh bên Châu âu & xứ Đức, có một loài hoa nở rộ đẹp lắm rất giống loài hoa mai VN mình. Dân bản xứ đặt tên là "mưa vàng" (Goldregen / Laburnum)
Hát ra cái buồn của bản nhạc thì dễ, nhưng hát ra cái đau mới khó. Ông cân nhắc từng ca từ, từng lời thơ, khi sáng tác. Ông nâng niu, trân quý những đứa con tinh thần của mình và đắn đó khi lựa người hát, có lẽ vì sợ ca sĩ làm hỏng, khiến chúng thành dị dạng
HOLLYWOOD -- Một phụ nữ gốc Việt nổi bật theo cách riêng trong lễ trao giải điện ảnh Oscars hôm Chủ nhật 24/2/2019: cô Amanda Nguyen.
hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa để đi cả 4500 cây số
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.