Hôm nay,  

Đêm Nhạc Dân Tộc Lửa Đông Sơn: Sự Hòa Hợp Giữa Nhạc Cổ Truyền VN Và Dòng Nhạc Hiện Đại

26/10/201200:00:00(Xem: 15512)
WESTMINSTER (VB) -- Vào ngày Thứ Bảy 03 Tháng 11 2012 tới, tại Rose Center Theatre (thành phố Westminster), sẽ có một sự kiện văn hóa rất đáng chú ý đối với cộng đồng người Việt tại Quận Cam. Đó là cuộc trưng bày triển lãm trống đồng Đông Sơn (miễn phí, từ 2:00 – 4:00 PM), và sau đó là đêm nhạc dân tộc với chủ đề Lửa Đông Sơn (bắt đầu lúc 7:30 PM).

Trống đồng Đông Sơn là một trong những biểu tượng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt, vốn đã có từ khoảng 2,000 năm trước Công Nguyên. Nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt cũng đã cùng dòng giống Lạc Hồng tồn tại và phát triển qua hơn 4,000 năm dựng nước và giữ nước.

Hai ngôi sao âm nhạc chính của đêm nhạc Lửa Đông Sơn là Vân Ánh Võ và Nguyên Lê. Bằng tài năng và niềm đam mê dành cho âm nhạc, hai nghệ sĩ gốc Việt này đã chứng minh cho người Việt trong và ngoài nước thấy rằng nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam hoàn toàn có thể hòa nhập, và có một chỗ đứng đáng trân trọng trong nền âm nhạc thế giới hiện đại.

Nguyên Lê là một tay guitar Jazz lỗi lạc sinh ra và lớn lên tại Pháp, nghiên cứu rất sâu các thể nhạc Rock, Jazz, Carribean, Châu Phi, Việt Nam… Anh là người đã phối hợp và thể hiện một cách xuất sắc phong cách Jazz vào trong dòng nhạc cổ truyền Việt Nam, và đã nổi danh khắp thế giới với phong cách độc đáo này hơn 20 năm qua. Nhắc đến anh, người ta không thể quên được nhạc phẩm Lý Chuồn Chuồn (Dragon Fly) do ca sĩ Hương Thanh trình diễn vào giữa thập niên 90. Trong tác phẩm này, bài dân ca Việt Lý Chuồn Chuồn được kết hợp hài hòa cùng một giai điệu dân ca Châu Phi, trên cái nền hòa âm Jazz hiện đại. Một tác phẩm sáng tạo độc đáo, sâu sắc. Nghe tác phẩm này, người ta có cảm giác như các nền văn hóa thế giới hòa quyện vào nhau, không có biên giới rõ rệt. Có thể nói rằng nếu không có những người Việt ly hương xa xứ tài năng như Nguyên Lê, chưa chắc nền âm nhạc cổ truyền trong nước có thể tìm ra những hướng đi mới lạ như vậy.
lua_dong_son_nguyen_le___van_anh_vo
Nguyên Lê & Vân Ánh Võ trong chương trình East West Jazz 2011 (photo: Dinh Photography).
Vân Ánh Võ chơi đàn tranh từ năm lên bốn tuổi, học và dạy âm nhạc tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam trước khi sang Mỹ định cư tại miền Bắc California. Hiện chị vẫn còn dạy đàn tranh ở Fremont & San Jose. Chị đã từng trình diễn ngón đàn tranh điêu luyện của mình tại hơn 14 quốc gia trên thế giới. Cũng như Nguyên Lê, chị là người luôn luôn đi tìm hướng đi mới cho nhạc cổ truyền Việt Nam bằng cách hòa dòng nhạc này vào trào lưu âm nhạc thế giới hiện đại. Trong đêm nhạc Lửa Đông Sơn, bên cạnh đàn tranh, Vân Ánh Võ còn trình diễn những nhạc cụ dân tộc khác như trống đồng, đàn trưng, đàn bầu…


Chủ Nhiệm Chương trình của đêm nhạc Lửa Đông Sơn là chị Cathy Lâm, đồng sáng lập viên của tổ chức phi lợi nhuận Our1world, hoạt động trong lĩnh vực môi trường, sức khỏe. The chị Cathy, mục đích quan trọng của chương trình này là tính giáo dục văn hóa Việt Nam đối với thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Các em đến không chỉ để tìm hiểu về nền văn hóa Việt trong quá khứ, mà còn để tự tin hơn khi thấy rằng nền văn hóa này vẫn còn sức sống và sức thu hút trong thế giới văn hóa hiện đại trên đất Mỹ. Bảo tồn văn hóa mà không phát triển nó thì nền văn hóa Việt trên đất Mỹ cũng sẽ khó tồn tại và phát triển. Chị Cathy đã bỏ công sức ra để vận động các nhà tài trợ cho mỗi người $100, để có vé cho các em học sinh trung học và đại học đi xem chương trình này miễn phí, hoặc với giá hỗ trợ (các em học sinh hãy vào trang web www.firenbronze.com để tìm hiểu về thông tin này).

Đứng về khía cạnh âm nhạc & nghệ thuật, đây là một đêm nhạc hiếm hoi kết hợp được 2 nghệ sĩ Việt tài năng trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền canh tân. Nhạc sĩ Nguyên Lê hầu như đi lưu diễn quanh năm khắp nơi trên thế giới. Do vậy, cộng đồng Người Việt tại Quận Cam chỉ có thể xem được sự hợp tấu giữa Nguyên Lê và Vân Ánh Võ một lần trong năm. Đây là lần thứ hai chị Cathy đứng ra tổ chức sự kết hợp có ý nghĩa này. Lần đầu tiên Nguyên Lê và Vân Ánh Võ cùng trình diễn là vào năm ngoái, trong đêm nhạc có chủ đề là East West Jazz. Chị Cathy nhớ lại thành phần khán giả đêm trình diễn đó thật đa dạng: 50% là người gốc Việt, còn lại là các sắc dân khác; 50% là giới trẻ, còn lại là thành phần khán giả đã lớn lên tại Việt Nam.

Văn hóa Việt còn, Người Việt còn. Hãy đến xem triển lãm trống đồng Đông Sơn để nhớ lại nền văn minh huy hoàng của tổ tiên Lạc Việt từ 4,000 năm trước. Đến với đêm nhạc Lửa Đông Sơn để tự hào rằng nền văn hóa Việt lâu đời đó vẫn còn có chỗ đứng trong thế giới hiện đại ngày hôm nay, được gìn giữ bởi những người Việt bỏ xứ ra đi khắp năm châu bốn biển. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hiện tại, khi mà đất nước Việt Nam đang bị hiểm họa ngoại xâm gần kề, và nền văn hóa Việt trong nước bị chính nhiều người Việt xem thường, bị những nền văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc… xâm lấn. Không biết nên vui hay buồn, khi những người gìn giữ và phát triển văn hóa Việt lại là những người Việt sinh sống ngoài quê Hương Việt Nam yêu quí?

Vé có bán tại Lees Sandwiches ( Beach Blvd), Bolsa Tickets ( 714 418 2499)
Hoặc liên lạc với Cathy Lâm:
Email: info@firenbronze.com
Tel: 714.330.3589
www.firenbronze.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
cô Nguyễn Quang Hồng Ân được phép ở lại Đức quốc vì lý do học vấn. Thân phụ cô Hồng Ân là ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, từng bị tù 20 năm vì hoạt động đòi nhân quyền, cùng với vợ (thân mẫu cô Hồng Ân) đã bị Sở Di Trú Đức Quốc từ chối đơn xin tỵ nạn chính trị và đã trục xuất về Việt Nam.
Đêm văn nghệ kỷ niệm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân 20-7-1979 Geneva / 20-7-2019 California sẽ diễn ra tại Hội trường Việt Báo 14841 Moran St , Westminster, California 92843 vào tối Thứ Bảy 20/7/2019 trình diễn đúng 8 giờ tối. VÀO CỬA TỰ DO.
cuốn sách không chỉ khiến ta phải ưu tư về đời người, không chỉ làm ta ngưỡng mộ, rung cảm về một cá nhân, một Con Người, một đồng bào máu thịt, cuốn sách còn cho ta những cảm nhận vô cùng sống động tới mức như được sống hoặc được sống lại với một thế hệ thanh niên của dân tộc Việt Nam
chúng con xin cung kính gửi lá thư tri ân này đến Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche, chư Tôn đức, quý Tăng và quý Ni, quý vị Mạnh thường quân, Bảo trợ viên, Tình nguyện viên và toàn thể đại chúng tham dự tại Fountain Valley, CA cũng như trên toàn thế giới qua đường truyền trực tiếp
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm.
Hôm đó, anh em cầm bút ở địa phương Mộng Lệ, theo hẹn hò vào lúc 6 PM, cũng sẽ “dàn quân” tới một quán ăn nhằm đón chào nhà thơ Trần Mộng Tú đi cùng phu quân từ Seatle mát mẻ sang thăm Bắc Mỹ đứng gió đôi ngày
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Cộng thực hiện, cũng như rất nhiều dự án khác của Việt Nam, nhà thầu Trung Cộng luôn luôn có những trò gian manh, xảo trá, ma giáo giống nhau, đó là chậm tiến độ, đội vốn, công nghệ lạc hậu, vật liệu rẻ tiền nên không bảo đảm được chất lượng theo tiêu chuẩn.
Tối Thứ Bảy 20-7-2019 tại Hội trường Việt Báo trên đường Moran St sẽ có đêm kỷ niệm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân- VÀO CỬA TỰ DO, kính mời quí đồng hương tham dự.
Nhìn những khuôn mặt trẻ dấn thân tranh đấu cho quê hương, đất nước, từ quốc nội đến hải ngoại, xuất hiện trong buổi họp mặt ngày 10 tháng 6 vừa qua tại Sydney, Úc Châu. Đứng trên sân khấu, tôi có nói đùa với luật sư Lưu Tường Quang, một nhân sĩ lão thành, đã dầy công hoạt động và đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng tổ chức cộng đồng người Việt tỵ nạn lớn mạnh tại quốc gia này một câu là: “Có lẽ đã đến lúc chúng ta có thể yên tâm để về hưu đươc rồi anh nhỉ”?
Học giả Nguyễn Quảng Tuân- cũng là một nhà giáo dục và nhà nghiên cứu Kiều Học lỗi lạc của Việt Nam- vừa qua đời tại tư gia ở Sài Gòn vào ngày 20/05/2019, hưởng thọ 94 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.