Hôm nay,  

8 Năm Tù vì Nêu Quan Điểm Chính Trị Trên Facebook

06/06/202311:08:00(Xem: 2573)
Hình rfa - Thầy Giáo Âm Nhạc Đặng Đăng Phước
Thầy Giáo Dạy Nhạc Đặng Đăng Phước tranh đấu cho quyền biểu tình.

 

Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.

Ông Phước bị bắt vào ngày 08/9/2022 với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk nói rằng ông Phước đã đăng nhiều bài viết "mang nội dung xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý..."

 

Tháng 8/2022, trong bài viết cuối cùng trên Facebook cá nhân, ông bày tỏ sự ủng hộ đối với Bùi Tuấn Lâm - người có biệt danh 'Thánh rắc hành' và vừa bị xử tù sau khi có video chế giễu bữa ăn đắt tiền tại nhà hàng của Salt Bae của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Chưa đầy hai giờ sau khi ông Phước đăng bài viết này trên facebook cá nhân, công an Đắk Lắk ập vào nhà bắt ông.

 

Phiên toà xét xử ông Phước bắt đầu từ 07h30 sáng và kết thúc vào lúc 14h30 chiều ngày thứ ba, 06/6/2023. Vợ ông là bà Lê Thị Hà cùng đại diện nhóm bốn luật sư có mặt trong phiên xử án, cho Đài Á Châu Tự Do biết:

“Tôi có được vào dự phiên tòa hôm nay, chồng tôi bị kết án tám năm tù giam và bốn năm quản chế, và anh ấy sẽ kháng án," bà Lê Thị Hà cho biết ngay sau khi kết thúc phiên tòa."

Theo luật sư Lê Văn Luân, đại diện cho nhóm luật sư bào chữa của ông Đặng Đăng Phước, mức án tám năm tù là quá nặng nề so với những gì mà ông Phước đã làm.

Ngay sau phiên tòa, ngày 06/6, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phân ban châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại Hoa Kỳ lên tiếng:

“Mức án dành cho ông Đặng Đăng Phước là quá đáng và không thể chấp nhận được. Bản án này cho thấy chính phủ Việt Nam hoàn toàn không khoan dung đối với những công dân bình thường chỉ ra tệ nạn tham nhũng, lên tiếng chống lại sự bất công và kêu gọi trách nhiệm giải quyết của các quan chức địa phương.

Đó chính xác là những gì ông Đặng Đăng Phước đã làm ở Đắk Lắk, và bây giờ chính phủ tuyên bố những hành động như vậy là tuyên truyền chống nhà nước.

Bản án tù oan này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trò chơi giả dối thực sự thiên về nắm giữ quyền lực và gạt ra ngoài lề các đối thủ chính trị, nhưng không quan tâm đến việc giải quyết những sai phạm phổ biến của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hàng ngũ của nó."



Đại diện của Theo dõi Nhân quyền từ Bangkok cho biết thêm rằng, thật sự rất khó để chỉ ra sự khác biệt giữa Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc, người cũng sử dụng “chống tham nhũng” như một trò chơi quyền lực để siết chặt quyền lực của mình – đó là điều mà người dân Việt Nam nên suy cẩn thận, kỹ lưỡng.

Hồ sơ cáo trạng ở tòa án có đĩa CD ghi lại hình ảnh và âm thanh ba bài hát của ông hát trên Facebook đã bị Cơ quan An ninh điều tra, từ đó Công an tỉnh Đắk Lắk đem đi giám định và kết luận:

“Đây là những nội dung có chứa nhiều ngôn từ xuyên tạc sự thật, phỉ báng chính quyền nhân dân, cố tình bôi đen sự thật, nói xấu chính quyền nhằm làm suy giảm lòng tin của người dân vào sự quản lý, điều hành của chính quyền, Nhà nước, cổ suý tinh thần ‘dấn thân’ đấu tranh cho cái gọi là ‘dân chủ, nhân quyền’ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Hai trong ba bài người thầy giáo âm nhạc này hát và đăng trên trang Facebook cá nhân của Ông là bài “Gánh Xiếc To trên Quê Hương Bé Nhỏ” của nhạc sĩ Tuấn Khanh và bài “Con Đường Việt Nam” do cựu tù chính trị, ca sĩ Việt Khang sáng tác nhằm tôn vinh cựu tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức.

Sau khi ông Phước bị bắt, công an Đắk Lắk đã hai lần cho triệu tập và thẩm vấn vợ ông là Lê Thị Hà về các bài hát ông đăng trên facebook này.

 

Con đường đấu tranh chống tham nhũng của ông Phước

 

Năm nay 63 tuổi, trước khi bị chính quyền địa phương bắt, ông Đặng Đăng Phước là giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.

 

Ông Phước từng phục vụ trong quân đội và đóng quân tại Lào trong 4 năm. Sau khi rời quân đội, ông trở thành giáo viên dạy nhạc.

 

Ông thường bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội và môi trường trên Facebook cá nhân, lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, trong đó có những người dân mất đất và người Thượng.

 

Ông viết: "Tôi bảo vệ sự chính trị và những người không có quyền lực. Tôi không màng danh lợi."

 

Trong 10 năm qua, ông đã dùng Facebook để vận động chống tham nhũng và lạm quyền, lên tiếng bảo vệ quyền dân sự và chính trị, trong đó có quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, hội họp và tôn giáo.

Ông công khai phản đối Luật An ninh mạng năm 2018.

Ông cũng ký nhiều kiến nghị ủng hộ dân chủ, trong đó có Kiến nghị 72 được công bố tháng 1/2013, kêu gọi thay đổi Hiến pháp để cho phép bầu cử đa đảng.

 

Việt Báo tổng hợp

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
Thời đại tin học hiện đại giúp con người nhiều phương tiện truyền thông tiện lợi, đồng thời cũng tạo ra những cuộc chiến trên thế giới ảo mà có khả năng tác hại kinh hoàng trong đời thực, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa có đủ sức để đương đầu với cuộc chiến ảo này, mà cụ thể là trong năm 2021 nước này đã có tới 30 vụ bí mật nhà nước bị lộ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 12 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.