Hôm nay,  

Sài Gòn: Nguy Cơ Dính Bệnh Từ Đồ Nhà Bếp Giá Rẻ

12/11/201200:00:00(Xem: 14965)
SAIGON (VB) -- Lâu nay, nhiều vật dụng nhà bếp bằng kim loại giá từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng, tức thượng vàng hạ cám bán tràn lan khắp các chợ, vỉa hè nhưng “chất lượng” thì chỉ có nhà sản xuất mới biết, còn bị hỏi thì người bán cũng nói đại cho qua.

Đầu tiên các loại xoong, chảo bằng gang, sắt, nhôm làm thủ công với kích cỡ khá lớn, được bày bán ở các cửa hàng đồ gia dụng xung quanh khu vực chợ Kim Biên, dọc các đường Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Trịnh Hoài Đức (quận 5 Sài Gòn)….

Theo một bài viết trên phunuonline, người mua rất dễ nhận thấy bề mặt của nhiều món trong số xoong, chảo sắt, nhôm, gang này đã bị sét gỉ và có nhiều vết lồi lõm.

Một nhân viên cửa hàng Hiệp Thành (đường Phan Văn Khỏe, P.13, quận 5), đã chỉ vào chiếc chảo lớn, không tem nhãn (đường kính khoảng 50cm) mà tư vấn: “Chị mua về nấu để ăn hay để bán? Đây là chảo sắt, nếu dùng để nấu đồ ăn ở nhà thì không nên mua loại này vì chỉ cần ngưng dùng một vài ngày là bị gỉ liền. Thường những người bán quán cơm, hủ tiếu xào nấu liên tục mới dùng loại chảo này”.

Anh cho biết những sản phẩm này được đặt làm ở các lò đúc tư nhân. Giá chảo sắt đường kính từ 40 - 60cm, là từ 140,000 - 200,000đ. Giữa lòng chảo ghi các con số bằng sơn đỏ để phân biệt kích cỡ, ngoài ra không có thêm bất kỳ thông tin nào khác. Một chiếc chảo gang nặng từ 5-8kg, đường kính 50cm, giá từ 160,000-180,000đ./cái. Trong khi đó, ở chợ Bình Tây, các loại chảo nhôm có xuất xứ rõ ràng, đường kính chỉ 20-25cm, giá đã từ 200.000-400.000đ. /cái.
vb_do_nha_bep_cho_kim_bien
Xoong, nồi bằng kim loại đủ hạng, đủ cỡ bày bán trong chợ Bình Tây.(Photo VB)
Ngay đầu đường Kim Biên, các loại xoong inox lớn, chiều cao khoảng 0,5m, chỉ có vỏn vẹn vài chữ Trung Quốc dập bên hông, không có tên lẫn địa chỉ cơ sở sản xuất và người bán luôn miệng khẳng định “hàng Đài Loan chính hãng”.

Và mặc dù là hàng mới nhưng bên ngoài xoong đã xuất hiện những vết gỉ, xước. Về một bộ nồi inox (3 cái), giá trọn bộ chỉ có 180,000đ. thì theo người bán, đây là hàng nhập từ Đức.


Quan sát kỹ thì ngoài dòng chữ “Germany”, trên các sản phẩm không có bất kỳ thông tin nào khác, tuy cả mặt trong lẫn mặt ngoài đều được đánh bóng loáng.

Trong khi đó, nếu tìm mua ở chợ Bình Tây, một bộ nồi inox cùng kích cỡ của những công ty có uy tín trên thị trường, có giá dao động từ 400,000 -550,000đ/bộ; hay một bộ nồi hợp kim nhôm giá phải từ 600,000 – 800,000đ/bộ.

Nhiều người tiêu dùng khi mua sắm các vật dụng chế biến, nấu nướng thực phẩm thường không quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng món hàng. có độ bóng sáng, phẳng mịn, họ sẵn sàng mua mà không biết mối nguy hại sức khỏe tiềm ẩn từ những vật dụng này do kim loại tái chế, pha lẫn tạp chất…

Như bài báo đã ghi nhận ý kiến của ThS Trương Văn Trường, Khoa Công nghệ vật liệu, Trường ĐH Bách khoa TP Sài Gòn, như sau: “Tùy theo hàm lượng cácbon, crôm, niken, gia dụng bằng thép không rỉ sử dụng tốt nhất là thép inox 304, tuy nhiên do giá thành cao nên người ta dùng thép inox 201 (thép có hàm lương niken thấp hơn). Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm làm từ inox 201 là khi gặp các tạp chất như muối hay axit có thể bị hoen gỉ. Sản phẩm loại này không phù hợp để chế biến thực phẩm”.

Cũng theo ThS Trường, đồ gia dụng tốt nhất là được chế tạo bằng nhôm dẻo, được anốt hóa bề mặt. Nếu nhôm không được anốt hóa thì chiều dày oxit nhôm rất mỏng (chỉ 2-3 micro), không bảo vệ được sự ăn mòn do muối, hóa chất…

Các chất chứa trên bề mặt nồi nhôm này có thể gây độc cho người. Những sản phẩm nhôm, inox kém chất lượng, sử dụng để nấu nướng, đựng thực phẩm lâu ngày sẽ gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, có thể gây ung thư.

Còn BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, cho biết là các vật dụng nhà bếp dùng để chế biến, nấu nướng thức ăn không rõ nguồn gốc, có thể được làm từ kim loại tái chế, pha lẫn tạp chất, các kim loại nặng, nguy cơ thôi nhiễm thực phẩm rất cao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.