Hôm nay,  

Liên Âu: VN Tái Phạm Vệ Sinh Sẽ Bị Cấm Cửa Rau Quả Từ VN

12/03/201200:00:00(Xem: 11150)
Xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản: Vì đâu nên nỗi?
Đó là câu hỏi của báo TBKTSG. Nan đề hiện nay là vệ sinh an toàn. Đặc biệt, Liên Âu đe dọa sẽ cấm rau quả VN nếu có thêm vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Báo này ghi nhận, “Vừa qua, hàng loạt thị trường nhập khẩu hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đều lên tiếng cảnh báo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đạt tiêu chuẩn. Rõ ràng đang có sự lơi lỏng trong quản lý và kiểm tra chất lượng đối với nguồn hàng xuất khẩu quan trọng này của đất nước” và kêu gọi là đừng để “nước đến chân...”
Năm 2011, xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh với tổng kim ngạch đến 25 tỉ đô la Mỹ, thặng dư thương mại toàn ngành đạt 9,2 tỉ đô la Mỹ. Trước những con số ấn tượng này, ngành nông nghiệp đã đề ra mục tiêu cao hơn nữa là đạt kim ngạch xuất khẩu 25,5-26 tỉ đô la Mỹ trong năm 2012.
Tuy nhiên, chỉ trong tháng 1-2012, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chỉ đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ. Sản lượng sụt giảm đã đáng lưu ý, điều quan trọng hơn là hàng loạt thị trường nhập khẩu trọng yếu đều đưa ra lời cảnh báo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập từ Việt Nam.
Báo TBKTSG cũng ghi lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng của Ủy ban châu Âu (EC) còn đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng rằng, nếu phát hiện thêm năm trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật (tính từ ngày 15-1-2012), EU sẽ cấm nhập khẩu rau, quả từ Việt Nam.
Không chỉ rau, quả bị cảnh báo, trong năm 2011, các lô hàng cá tra phi lê và tôm đông lạnh cũng bị EU, Mỹ và Nhật Bản - ba thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam - lên tiếng cảnh báo tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh. Nhật Bản và Mỹ đều yêu cầu kiểm tra 100% chất Enrofloxacin của các lô hàng tôm xuất khẩu sang nước họ. Gần đây nhất, 600 tấn mật ong của Việt Nam cũng bị Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trả lại do nhiễm chất Carbenzamin (thuốc trừ nấm).

Vì đâu nên nỗi?
Để đạt kim ngạch xuất khẩu 25,5-26 tỉ đô la Mỹ năm 2012, trong bối cảnh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang bị “báo động đỏ”, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra sản phẩm trước khi xuất đi. Song song đó, đẩy mạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch và an toàn nhằm bảo đảm việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác về chất lượng.
Tại cuộc hợp “Tổng kết tình hình nuôi tôm nước lợ 2011 và bàn giải pháp kế hoạch sản xuất năm 2012” vừa được tổ chức tại Cà Mau vào đầu tháng 2, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nhận định: “Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam còn mang tính tự phát, không được tổ chức theo hình thức nuôi với quy mô công nghiệp; không được quản lý chặt chẽ bằng quy trình nuôi an toàn; người nuôi tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong xử lý ao nuôi và phòng trừ bệnh cho thủy sản; thời gian ngưng sử dụng thuốc kháng sinh để thu hoạch cũng không bảo đảm...”, là những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thủy sản của Việt Nam còn kém.
Báo này cũng ghi nhận về một lý do khác, theo lời ông Trần Văn Của, Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, Cà Mau, cho biết chính cách mua bán của các doanh nghiệp thu mua chế biến và xuất khẩu thủy sản đã góp phần dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. Ông Của nói: “Tôm nguyên liệu của những hộ sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn được các doanh nghiệp chế biến mua đồng giá với những hộ nuôi bình thường. Vậy người nông dân nuôi tôm theo tiêu chuẩn an toàn để làm chi? Sản phẩm tôm xuất khẩu bị cảnh báo là phải rồi”.
Đặc biệt, báo TBKTSG cũng ghi về một lý do mà ông Trương Văn Cho, Trưởng phòng trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang), gọi là “để nông dân tự sản xuất, tự sử dụng phân thuốc, chất kích thích... thì đó cũng là nguyên nhân làm chất lượng trái cây của Việt Nam thấp”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.