Hôm nay,  

Can Thiệp Của Nhà Nước TQ: Đẩy Lùi Cải Tổ, Hại Lãnh Vực Tư

27/08/201200:00:00(Xem: 7552)
BẮC KINH - Kinh tế trì trệ toàn cầu buộc Trung Quốc, nhà xuất cảng lớn nhất thế giới, đối đầu nan đề tái lập thăng bằng, mà trung tâm là thăng bằng hợp lý giữa nhà nước và thị trường.

Ngân hàng quốc doanh vẫn chế ngự thị trường tài chính và giữ khả năng sinh lợi bằng cách trải rộng tín dụng và tiền ký thác với lãi suất mà chính quyền định đoạt. Dân tiết kiệm bị thiệt hại trong khi các ngân hàng đuợc thưởng.

Quyết định mới đây của ngân hàng trung ương về lãi suất linh động là biện pháp đuợc hoan nghênh. Hồi Tháng 6, ngân hàng nhà nước loan báo: các ngân hàng đuợc phép cho vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất căn bản 20%, và đuợc toàn quyền trả lãi cho dân tiết kiệm cao hơn 10% so với lãi suất "trần".

Với lạm phát 2%, lãi suất thật của trương mục tiết kiệm nay là số dương.

Tại ngân hàng UBS Hongkong, kinh tế gia Wang Tao nhận xét : cải tổ lãi suất ký thác như thế là chưa từng thấy và là dấu ấn của "giải phóng lãi suất".

Ảnh hưởng của nhà nước trong việc kiểm soát giá cả, đặc biệt là lãi suất, hối suất, giá xăng, dầu, nhà nước chính trị hoá các quyết định đầu tư, kích thích tăng trưởng giả tạo bằng xuất cảng, ưu đãi kỹ nghệ chế xuất. Nên thách thức với chính quyền Bắc Kinh là mở rộng các lãnh vực tư, dùng giá cả cạnh tranh để xử dụng tài nguyên có hiệu quả. Khi giá cả hợp lý, định hướng tăng trưởng có thể tái cân bằng theo hướng tập trung vào nhu cầu tiêu thụ trong nước.


Năm 2008, Trung Quốc kích cầu bằng 4000 tỉ nguyên (hay 586 tỉ MK) để ứng phó với khủng hoảng toàn cầu.

Các biện pháp tiền tệ và hạ tầng cơ sở duy trì đuợc tốc độ tăng trưởng 9% năm 2009 và trên 10% trong năm kế tiếp.

Nhưng, kinh tế gia Huang Yasheng của truờng kỹ thuật Michigan (MIT) tin rằng can thiệp của nhà nước đã đẩy lùi cải tổ và làm hại lãnh vực tư, đặc biệt là vì nhiều tín dụng đuợc cấp cho doanh nghiệp quốc doanh.

Theo học giả hàng đầu về Trung Quốc, ông Nicholas R, Lardy, nhóm lãnh đạo hiện tại không làm nhiều cho việc giải phóng kinh tế trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình - các cải tổ là khiêm tốn, không đủ để giải phóng lãi suất và giá cả. Nghĩa là nhóm lãnh đạo mới sắp thay thế cần những buớc can đảm hơn để mở rộng thịnh vượng trong xã hội. Ông Lardy và 1 số chuyên gia tin rằng 1 cách để phát triển sức tiêu thụ trong nước là mở rộng hệ thống an toàn xã hội với dân nông thôn, là thành phần phải trả mọi chi phí về giáo dục, y tế và hưu dưỡng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.