Hôm nay,  

Chuyện Vui Cao Niên Hải Ngoại: Không Ăn Thì Lỗ Còn Ăn Thì Lại Khổ

27/12/201200:00:00(Xem: 13279)
Xuân đến, Xuân đi, Xuân lại về…
Chúng ta hiện đang bước dần vào mùa lễ lộc... Thôi thì tiệc tùng lu bù liên miên, ăn uống mệt nghỉ!

Tiệc cuối năm trong cơ quan, trong sở, trong hãng; tiệc khao mừng xếp lớn xếp nhỏ; tiệc gây quỹ của hội đoàn; tiệc ái hữu, tiệc từ thiện, tiệc cứu trợ; thêm tiệc họp mặt bạn bè ta hát ta nghe ta vỗ tay hay tiệc gia đình, v.v...

Nhưng cũng còn đỡ hơn ngày xưa, mỗi năm bị mời đi 2-3 cái đám cưới ứ hự, giá bạn bè thân thích là 200$ cho cả hai vợ chồng coi mới được. Cho 100$ cũng được nhưng có vẻ hơi kẹo kéo quá xá. Thà từ chối quách đi cho rồi thì còn hay hơn.

Lúc rày không còn thấy đám cưới đâu hết, cũng đỡ, chỉ còn thỉnh thoảng phải đi viếng đám tang bạn bè mà thôi nên…ít tốn tiền hơn xưa.

Tiệc tùng là dịp để chúng ta gặp gỡ bạn bè, đấu láo, thăm hỏi đẩy đưa những câu đầu môi chót lưỡi, toàn chuyện huề vốn thí dụ như lúc rày có khỏe mạnh không? có bệnh hoạn gì không? có về Việt Nam chơi không? con cái lúc nầy ra sao? có cháu nội ngoại gì chưa? có tính đi du lịch đâu không? có đi Trung Quốc hay có đi cruise gì chưa?

Hoặc chuyện thằng cha nầy con mẹ nọ, vân vân và vân vân.

Hỏi tới tấp chẳng khác gì công an bên nhà hỏi…tội.

Toàn là chuyện hỉ nộ ái ố hoặc chuyện trên trời dưới đất không hà!

Tiệc tùng là dịp để chúng ta cùng nhau nhậu nhẹt, cụng ly ngất ngư con tàu đi, rồi sẵn đó còn bàn tính chuyện kinh bang tế thế thí dụ như chuyện làm từ thiện bên nhà, chuyện TT. Obama thắng cử, chuyện xã hội Hoa Kỳ không hiểu nỗi với những vụ nổ súng bừa bãi vào trẻ em vô tội, vân vân; chuyện tập thiền hay tập tài chi hoặc tập dưỡng sinh; chuyện sex của người già yamaha; chuyện ước nguyện sau khi chết thí dụ như chết nên chôn hay đốt, nếu chôn thì chôn ở đâu, còn đốt thì tro để chỗ nào, trong chùa hay rãi sông biển, vân vân.
cao_nien_nl_ntc
Hai vợ chồng cao niên Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan. (Photo NTC Dec 09/2012)
Chỉ riêng chuyện cát bụi ta trở về với cát bụi không thôi mà cũng gây ra nhiều tranh cãi mất thì giờ nhiều nhất. Chuyện tro hỏa táng đưa vô chùa hoặc vô từ lăng columbarium cất giữ là chuyện xưa rồi diễm, tốn kém từ 500$ đến 2000$ vô ích, uổng tiền quá...Theo nhà văn Song Thao cho biết, hiện nay cái mode đem rải tro trên núi hay ngoài biển rất thịnh hành, vừa tiết kiệm được tiền lại vừa hợp vệ sinh và môi sinh. Không thể đem tro về nhà vì ghê quá. Vậy cho nên sau khi chết hổng biết tro hỏa thiêu của mình đem lên núi Mont Royal (Montréal) để dưới gốc cây cho nó theo gió bay đi làm phân bón cỏ cây, hay nên đem thả xuống sông St-Laurent cho linh hồn được mát mẻ…Lo quá!

Các nhà quàn bây giờ đều có cả dịch vụ bao trọn gói về vấn đề nầy.

Các bạn có thấy toàn là chuyện tào lao hay không?

Hỏi cho vui, cho đã cái miệng móm mém, cho xả bớt cái xú bắp đang đầy ắp, vậy thôi!

Và câu trả trả lời hợp tình hợp cảnh là “anh sao tui vậy” cho nó huề vốn và cho vui vẻ cả làng! Còn trả lời lạng quạng theo kiểu kên-xì-po mốc họng hay kiểu hách-xì-xằng thì chẳng những bị thiên hạ ghét, mà còn chửi là già rồi mà còn làm phách, chết tới nơi mà hổng lo (chả hiểu lo cái gì?).

Cũng dễ hiểu và cũng nên thông cảm cho bọn senior chúng tôi. Ở nhà hổng có dịp bàn luận mấy cái chuyện bá vơ tào lao nầy với bà xã được vì sẽ bị mấy bả nẹt liền, hết hứng.

Nói thiệt với các bạn, nếu được ngồi chung một bàn toàn dân đực rựa không thì đã biết mấy.Tự do, tha hồ mà đấu láo bất cứ chuyện gì cũng được mà hổng sợ bị mấy bả kiểm duyệt bắt lỗi bắt phải nầy nọ khó chịu lắm...

Cũng có mấy cha hay mấy mẹ mắc phải bệnh than mãn tính. Bệnh nầy hay lây lắm. Ngồi gần mà phải nghe than suốt cả buổi làm mình cũng phát chán đời theo luôn. Bộ trên đời nầy chỉ có một mình mình độc quyền có problem nầy nọ hay sao vậy kìa?

Tiệc tùng cũng là cơ hội để các bà chị có dịp ăn diện thời trang, áo dài thật đẹp, thật à la mode hết xẩy, toàn là đồ xịn may bên VN không hà. Đi tới đi lui, xề qua bàn nầy, xẹt qua bàn nọ, làm điệu làm dáng, ẹo qua ẹo lại, ỏn a ỏn ẻn, tưởng mình còn như là con gái đôi mươi nhân ba hay bốn gì đó, cho bà con thiên hạ nhìn ngắm cho đã con mắt, cho đã thèm, ai tức ráng chịu, ai biểu dòm!

Mà đẹp thiệt, nhờ son phấn, nhờ chích botox, nhờ đội thêm tóc giả, nhuộm hoe hoe như đầm thứ thiệt nên thấy có bà nhìn cũng còn mướt con mắt lắm chớ chẳng phải chơi đâu. Có bà mới đi làm tóc, đầu còn mới tinh cứng ngắt chẳng khác gì đầu cô dâu trong buổi tiệc cưới!

Nghe thiên hạ nói có nhiều bà chị nhân chuyến về VN thăm nhà và làm từ thiện, sẵn dịp tân trang lại nhan sắc mùa thu lá bay hay mùa đông băng giá gì đó, mục đích làm cho ông xã đã xệ của mình lé con mắt để có thể tìm lại cảm xúc tưởng chừng như đã tắt lịm tự bao giờ...Nghe nói bên đó có lắm bác sĩ tài ba khéo tay lắm mà lại tính hô nô re rẻ rề!
cao_nien_ntc_nl
Ra cửa sông Saint Laurent – Québec, mặc sức mà rải tro (photo NTC 2012). Ca sĩ nghiệp dư-Cao niên Ngọc Lan đang trổ tài. (photo NTC 2006)
Còn các ông thì gọi nhau ơi ới, rượu vào lời ra, dô dô tới tấp, múa tay múa chân, mặt mày đỏ gay như trái gấc, thường hay thích kể chuyện tiếu lâm, chuyện miệt dưới càng mặn càng tốt, rồi nhe răng giả trắng hếu cười hô hố, nghe rần rần như cái chợ cá Trần Quốc Toản Sài Gòn năm xưa vậy đó.

Đồng ke! Các bà cũng ráng lắng tai nghe, nhưng sau đó nếu thấm ý thì chửi là thứ đồ mắc dịch, mắc toi, già dịch, hay già hổng nên nết (có nết gì đâu mà nên), đồ tầm xàm bá láp gì đâu không

hà... Làm mấy cha cụt hứng, tiu nghỉu, bị đứt dây xìu hết!

Ai muốn hát thì cứ việc lên hát, ai muốn nói chuyện thì cứ nói, hổng ai phiền ai gì ráo trọi!

Không khí quá ư là…tự do ồn ào, y như là cái chợ cá không sai! Vui lắm các bạn ơi!

Có ông anh ngồi thừ ra, nét mặt trầm tư mặc tưởng. Chắc có lẽ mới bị bà chị…đì!

Ông khác thì có vẻ như ngủ gà ngủ gật, lim dim mơ màng trên bàn tiệc như đang thiền vào cõi nào đâu, giao khoán hết mọi việc cho bà nhà muốn nói gì hay làm gì thì cứ tự tiện...

Ờ, còn chuyện nầy nữa. Bạn có khi nào để ý hầu như trong những buổi tiệc ở nhà hàng Tàu mấy bà hay có cái lệ hay bảo phổ-ky đem thêm cho mấy cặp dao nĩa nữa, không biết để lấy đồ ăn cho dễ hay để ăn cho nó có vẻ lịch sự noble như đầm?

Ăn riết tại mấy cái tiệm Tàu thì cũng có bấy nhiêu món đó mà thôi, thí dụ như tổ chim đồ biển, mực xào nấm đông cô, thịt bò xào gai lan, vân vân, khó gắp bằng đũa thấy mẹ, và toàn là mỡ là dầu là bột ngọt, thấy mà phát ngán phát sợ luôn!

Có bàn ăn không hết, nhà hàng đem hộp ra cho ai muốn đem thức ăn dư về nhà thì cứ tự nhiên, đừng có ngại ngùng, đừng có mắc cỡ gì hết...Tiền đã trả rồi, thời buổi khó khăn, gạo châu củi quế, bỏ phí uổng lắm và cũng tội chết đi!

Mà có phải rẻ gì đâu. Cách nay 5 năm, tại Montréal, trung bình vừa ăn, vừa nghe ca sĩ cây nhà lá vườn hát, vừa vợ ai nấy ôm nhảy nhót loạn xạ, ban tổ chức chỉ lấy tượng trưng thôi, nhưng từ vài năm nay giá vé đã nhảy vọt lên lối gấp đôi gấp ba. Rồi còn vé ủng hộ, vé VIP, vé mạnh thường quân nữa...Hình như bên Mỹ người ta tính rẻ hơn.

Đó là chưa kể chuyện ủng hộ ngoài lề (mua vé số, bỏ thêm chút đỉnh vô bao thơ để giúp từ thiện, bán đấu giá mấy bức tranh, ép mua báo xuân, v.v...).

Kẹt một nỗi là phần đông chúng ta đều lớn tuổi cả rồi. Đến dự để gặp gỡ bạn bè cho vui vậy thôi chớ còn ăn uống thì có bao nhiêu đâu, vì phải kiêng cữ nầy nọ đủ thứ.

Tiền hưu, tiền già cũng hạn chế, nên mỗi lần đi cũng đắn đo, cũng hao tài lắm chớ bộ!

Ngoài ra, ai nấy cũng đều có ít nhiều vấn đề sức khỏe nầy nọ!

Đầu óc thì khi nhớ khi quên, thứ mình cần xài thì lần lần mất đi. Còn những thứ khác cần nó giảm đi thì nó lại tăng lên hoài chẳng hạn như đường cao, máu cao, đau lưng nhức mỏi kinh niên.

Mắt mũi thì lèm nhèm, hay lãng tai, quên trước nhớ sau, hay nói đi nói lại hoài nên đôi khi làm con cháu bực mình bực mẫy quá trời quá đất, sinh ra đổ quạu!

Hỏi thăm nhau, người nào người nấy cũng ít nhiều đều giống nhau hết!

Trăm cái khổ của tuổi già nên ăn uống cũng phải cẩn thận tốp tốp bớt lại, kiêng cái nầy, cữ cái kia, rất phiền phức chớ không được thoải mái tự nhiên như hồi còn trẻ đâu.

Đôi khi nhìn thực đơn, thấy ngon, thích ngó bằng mắt hơn là thích ăn bằng miệng!

Mấy năm trước, trong bàn tiệc, vợ chồng tác giả thấy có vài cụ niên trưởng lúc ăn đến món thịt, rút cây kéo nhỏ thủ sẵn ra, cắt xơ xơ rồi mới ăn được, ăn uống đổ tháo tùm lum. Sao mà thê thảm quá vậy. Nay thì phần đông các cụ nầy đã quy Tiên ráo trọi rồi!

Bây giờ là lớp của người gõ tấn lên thế dần vào lớp bô lão đó. Kẻ trước người sau mà thôi!

Cười người hôm trước, hôm sau người cười! Đúng quá xá!

Thiệt khổ cho cái thân già mà còn đèo bồng. Ai biểu già mà ham làm chi!

Không ăn thì lỗ, còn ăn thì lại khổ!

Nhưng, thôi thì thà chịu khổ, vì một năm chỉ gặp lại bạn bè đôi ba lần cũng là một điều hữu ích cho sức khỏe…tâm thần của chúng ta vậy!

Đọc thêm;

- Nguyễn Thượng Chánh

Chết tốn bao nhiêu tiền?
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-14401_5-50_6-1_17-162_14-1_15-1/

- Dispositions relatives à la destination des cendres après la crémation
http://agora.qc.ca/thematiques/mort/dossiers/dispositions_relatives_a_la_destination_des_cendres_apres_la_cremation

Montréal, Dec 26, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.