Hôm nay,  

Ðọc Báo Y Khoa: Ung Thư Ruột Già, Thiếu Máu

02/04/201100:00:00(Xem: 11437)
Ðọc Báo Y Khoa: Ung Thư Ruột Già, Thiếu Máu
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Di thể LGR5 với nguy cơ ung thư ruột già và hậu môn. Thử nghiệm trước đây cho biết LGR5 là một dấu ấn sinh học trong ruột của chuột. Trong báo Anticancer Research, November 2011, Kayoko Takeda và các cộng sự viên đã thử nghiệm ruột bệnh nhân khuyến cáo di thể LGR5 dương tính trong các tế bào tuyến nang thấp (lower crypts), đóng vai trò quan trọng trong việc bành trướng diễn biến ung thư ruột già và hậu môn. Di thể LGR5 được viết tắt bởi những chữ Leucine-rich repeat-containing G-protein coupled receptor 5. Trước đây, LGR5 đã được thấy trong các nang lông chuột có tiềm ẩn tái phát mọc lông chuột. Dấu ấn sinh học LGR5 cũng thấy trong tế bào nội mô ruột. Trong một bài nghiên cứu khác do Van ES JH và các đồng nghiệp đăng trong báo Nature, 449: 1003, 2007, cũng cho biết đã nhận diên được tế bào gốc trong ruột già và ruột non bằng dấu ấn di thể LGR5. Trước đây di thể LGR5 còn có tên là G protein-coupled receptor 49.
Ung thư ruột già và hậu môn phần lớn thuộc loại adenocarcinomas. Khoảng 50% ung thư ruôt già nằm phía bên trái ruột già và vùng trực tràng-sigma. Phần lớn ung thư ruột già khởi đầu từ diễn biến u tuyến (adenoma). Khi u bướu tuyến lớn khoảng 1 phân (cm), có nhung mao (villus), hay u bướu biến thành dysplasia (dị sản), tăng cao nguy cơ ung thư. Khoảng 85% ung thư ruột già và ruột sigmoid, bị mất chức năng của một hay nhiều di thể (tumor suppression genes) như p53, APC, hay DCC. Khoảng 15% ung thư ruột già và sigmoid bị tình trạng trật so nghiệm di thể đôi DNA (Mismatch repair genes) (Current Medical Diagnosis & treatment, 2010).
Dấu Ấn Sinh Học ALDH1B1 và Ung Thư Ruột Già. Giáo sư Tiến sĩ Vasilis Vasiliou thuộc Trung Tâm Ung Thư Ðại Học Colorado vừa xuất bản trong báo Biochemical and Biophysical Research Communications, ngày 7 tháng January, 2011, tường trình tìm hiểu phân hoá tố (enzymes) đặc biệt ALDH1B1, thuộc loại Aldehyde dehydrogenases, đóng vai trò quan trọng biến dưỡng thuốc men, bệnh biến dưỡng (metabolic diseases), tế bào ung thư, hoặc những tế bào gốc. Bài này cũng vừa được trình bày tại Hội Nghị Human Genome, tuần qua tháng 3, 2011. Thử nghiệm 40 bệnh nhân ung thư ruột già cho thấy 39 bệnh nhân có phân hoá tố ALDH1B1. Theo Gs Valisou thì nhóm nghiên cứu của ông muốn tìm hiểu xem phân hoá tố ALDH1B1 có tạo ra được những độc tố có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Người Già Thiếu Máu. Ăn uống thiếu thốn gây bệnh thiếu máu khi phụ nữ hết kinh. Ts Cynthia A.Thompson và các cộng sự viên tường trình kết quả nghiên cứu phổ biến trong báo Journal of the American Dietetic Association tháng Tư 2011. Theo các tác giả thì ăn uống thiếu thốn có thể là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu khi phụ nữ về già mất đường kinh. Mặc dù có uống những chất bổ xung như kim loại hay sinh tố cũng khó thay đổi tỉ lê phụ nữ thiếu máu khi về già. Cần biết thêm tỉ lệ tử vong liên hệ bệnh thiếu máu, đặc biệt thiếu chất sắt, liên hệ khả năng hoạt động, té ngã hay phải nằm bệnh viên, khi về già. Kết quả dựa theo nghiên cứu hơn 82 ngàn phụ nữ. Theo các tác giả thì bài này lưu ý phụ nữ thiếu máu trong thời điểm hết đường kinh, khi về già, nên đặc biệt lưu ý dinh dưỡng ăn uống đầy đủ những đồ ăn chứa chất sắt, sinh tố B12, và folic acid. Theo tài liệu từ National Anemia Action thì thiếu máu tùy thuộc tuổi tác, đàn ông hay đàn bà, và tình trạng sức khỏe tổng quát. Khoảng 10-11% người già trên 65 tuổi bị thiếu máu. Khoảng 50% người già nằm trong viện dưỡng lão cũng bị thiếu máu.
Người lớn tuổi thiếu máu có nhiều lý do: Trước hết, người già thiếu máu vì thiếu chất sắt do cơ thể bị mất máu. Thường do lở loét bao tử, mạch máu bất bình thường, hay ung thư ruột già. Trong trường hợp hiếm thấy hơn do cơ thể không hấp thụ được chất sắt đầy đủ. Người già thiếu máu có thể do bị bệnh viêm kinh niên, bị nhiễm trùng kinh niên hay bệnh thận. Thí dụ như bệnh phong thấp rhreumatoid, ung thư, hay bệnh thận kinh niên. Khoảng 20-36% người già bị thiếu máu nhưng không rõ nguyên nhân vì sao, đó là loại bệnh người già thiếu máu, không thể giải thích được.
Người già thiếu máu không chữa sẽ bị đi đứng mất thăng bằng, không thể đi bộ xa được, dễ bị té ngã, bị bệnh tim, ưu trầm, mất trí nhớ, và không tập trung trí óc được. Người già thiếu máu có đời sống ngắn ngủi hơn, và nếu bị thêm bệnh thận, tiểu đường, hay suy thận, sẽ có tỉ lệ tử vong cao hơn. Nếu muốn biết có bị bệnh thiếu máu thì phải gặp bác sĩ của mình để đo lượng hemoglobin hay hematocrit. Khi người bệnh bị thiếu máu trung bình hay trầm trọng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, da xanh xao, đau ngực, chóng mặt, mình mẩy bứt rứt, lạnh chân tay, khó thở, tim đâp nhanh, và nhức đầu. Có người tưởng nhầm rằng khi về già bị thiếu máu là chuyện thường, nhưng không đúng. Cần phải uống thuốc điều trị nguyên nhân thiếu máu. Trong trường hợp bệnh nặng phải chuyền máu. Chữa thiếu máu do thận suy hay ung thư. Tăng sản xuất hồng huyết cầu trong tủy xương bằng erythropoietin. Vậy, nói chung, cần gặp bác sĩ để chẩn bệnh và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.