Hôm nay,  

Muốn Dân Chủ, Phải Khai Dân Trí: Sự Khác Nhau Giữa Uỷ Ban, Uỷ Hội và Nhóm Ở Quốc Hội Hoa Kỳ

09/07/201400:00:00(Xem: 5472)

Quốc Hội Hoa Kỳ làm việc có quy củ và được tổ chức với cấu trúc rõ ràng. Muốn hiệu quả khi vận động Quốc Hội, chúng ta cần hiểu rõ cấu trúc ấy.

Hạ Viện và Thượng Viện đều có các uỷ ban (committee) với những lĩnh vực trách nhiệm rõ rệt. Đây là những cơ cấu chính thức với nhiệm vụ và thẩm quyền lập pháp, nghĩa là làm luật để ấn định chính sách quốc gia. Mỗi uỷ ban có nhiều tiểu ban (subcommittee) chuyên trách những lĩnh vực đặc thù hơn. Sơ đồ tổ chức của các uỷ ban được phác họa ở trang mạng chính thức của Quốc Hội:

Hạ Viện:
http://www.house.gov/committees/

Thượng Viện:
http://www.senate.gov/pagelayout/committees/d_three_sections_with_teasers/committees_home.htm

Bên cạnh các uỷ ban, Quốc Hội còn chính thức thành lập các uỷ hội (commission) với nhiệm vụ nghiên cứu và cố vấn cho các thành viên trong Quốc Hội khi làm chính sách trong những vấn đề chuyên biệt. Các uỷ hội này chỉ cố vấn chứ không có thẩm quyền lập pháp. Hai uỷ hội mà chúng ta thường nghe đến là Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos (trực thuộc Quốc Hội) và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (đặt bên ngoài Quốc Hội).

Ngoài ra trong Quốc Hội còn có những tập hợp của những vị dân biểu hay thượng nghị sĩ cùng quan tâm đến một vấn đề nào đó. Các tập hợp không chính thức này được gọi là nhóm (caucus). Các nhóm này không có vai trò lập pháp hay cố vấn mà chỉ là môi trường cho những vị dân cử cùng nhau thúc đẩy cho một vấn đề nào. (Chẳng hạn, xem giải thích về "nhóm" tại: http://www.hoeven.senate.gov/public/index.cfm/caucus-membership)


Gần đây có một số tổ chức nói về việc đưa người ở trong nước đến vận động với Uỷ Ban TPP ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Ở Quốc Hội Hoa Kỳ không có tiểu ban này. Điều này có thể dễ dàng phối kiểm trên trang mạng chính thức của Quốc Hội Hoa Kỳ như cung cấp ở trên. Có chăng là một nhóm gồm 4 dân biểu cùng ủng hộ chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và họ tự lấy tên là Friends of the TPP (Bạn của TPP) rồi ra mắt vào cuối tháng 10 năm 2013. Tên của nhóm tự nó cho thấy tính cách hoàn toàn không chính thức. (Xem http://www.mcclatchydc.com/2013/10/29/206781/congress-creates-a-new-trade-caucus.html)

Một nhóm các dân biểu không chính thức như vậy không có quyền lập pháp, không có vai trò cố vấn và không được quyền tổ chức điều trần. Như vậy thì không thể nào nhầm lẫn mà gọi nhóm Bạn Của TPP thành ra Uỷ Ban TPP. Đây là kiến thức tối thiểu về cơ cấu tổ chức của Quốc Hội Hoa Kỳ. Nếu không biết thì không thể nào vận động Quốc Hội hiệu quả được.

Còn như biết nhưng cố tình nói sai để đánh lừa cộng đồng ở hải ngoại, đồng bào trong nước và nhất là số người ở trong nước chấp nhận hiểm nguy để đến Hoa Kỳ vận động thì đó là làm giảm dân trí. Vì dân trí là yếu tố cần thiết cho dân chủ, điều này đẩy lùi triển vọng dân chủ cho đất nước.

Muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, chúng ta phải khởi đầu bằng sự hiểu biết và giúp nhau nâng tầm hiểu biết ấy lên mỗi ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.