Hôm nay,  

60 Năm, Đêm Giã Từ Hà Nội Bao Nhiêu Lần Quốc Hận

07/06/201400:00:00(Xem: 6951)
Tháng tư vừa qua, chúng tôi có triển lãm hình ảnh quốc hận 1975 tại Việt Museum, cậu sinh viên Mỹ đến hỏi chuyện. Hỏi rằng như vậy Việt Nam có bao nhiêu ngày quốc hận. Anh em ta trả lời rằng sử Việt Nam cận đại ghi lại hai ngày quốc hận. Quốc hận 30 tháng tư năm 1975 bỏ nước ra đi thì người Việt hải ngoại ai cũng ghi nhớ. Sáu mươi năm trước còn có ngày quốc hận 20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Genève chia đôi đất nước trên sông Bến Hải. Bây giờ nghĩ lại còn nhớ thêm con sông Gianh cũng chia đôi đất nước thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Cùng một ý nghĩa đau thương chia cắt trong cuộc chiến tương tàn, đó cũng là ngày quốc hận. Thi sĩ Đằng Phương, Nguyễn Ngọc Huy đã viết bài thơ Hận sông Gianh với những lời thơ bất hủ: Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ. Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam... Đây dòng sông nơi cốt nhục tương tàn... Lần xem trang sử cũ, chợt thấy chuyện Đằng Trong và Đằng Ngoài ghi lại 7 cuộc chiến giữa hai dòng họ. Sau cùng hai bên thỏa hiệp ngừng chiến vào năm 1673 lấy con sông Gianh làm biên giới phân chia Nam Bắc..Hơn 100 năm sau đến khi nhà Nguyễn Tây Sơn nổi lên mới thống nhất giang sơn. Cho đến thế kỷ 18 bà huyện Thanh Quan trên con đường từ Bắc vào Nam đã đi qua đèo Ngang vào một buổi chiều. Bước đến đèo Ngang bóng xế tà...Đèo Ngang nằm trong khu vực núi Hoành Sơn thuộc tỉnh Quảng Bình. Qua khỏi đường đèo là du khách suôi Nam gặp con sông Gianh của một thời đất nước chia đôi. Phải chăng con sông oan trái này là nơi ghi dấu lần quốc hận thứ nhất. Đi thêm xuống phía Nam, trên con đường cái quan, ta sẽ gặp quận Vĩnh Linh thuộc đất Quảng Trị rồi đến con sông Bến Hải. Năm 1954, một lần nữa đất nước chia đôi. Quận Vĩnh Linh thuộc Quảng Trị nhưng ở bờ bắc cầu Hiền Lương nên trở thành đất cộng sản. Phía Nam sông Bến Hải là đất Quảng Trị của Việt Nam Tự Do với những địa danh vang dậy một thời chinh chiến, Cam Lộ Đông Hà. Năm nay ngày 20 tháng 7-2014 ghi dấu đúng 60 năm hiệp định Genève chia đôi đất nước, chúng tôi có chương trình họp mặt đặc biệt. Xin gửi thư mời thân hữu vùng San Jose tham dự và thông báo các bạn phương xa để cùng ghi nhớ những biến cố lịch sừ của dân tộc.

blank
Những hình ảnh di cư 54 rất tiêu biểu.

Sáu mươi năm, đêm giã từ Hà Nội.

Kính gửi ông bà và quý anh chị vùng San Jose, và thông báo các bạn ở xa Chúng tôi sẽ tổ chức một buổi họp mặt hết sức đặc biệt với chủ đề: Sáu mươi năm, đêm giã từ Hà Nội. Địa điểm là nhà hàng Ta 90 S. Abel St. Milpitas CA 95035 vào lúc 6 giờ chiều chủ nhật ngày 20 tháng 7-2014. Đúng vào ngày ký hiệp định Genève 60 năm về trước. Đây là một biến cố lịch sử của cả dân tộc. Đặc biệt đây cũng là một chương trình hết sức ý nghĩa đối với những gia đình di cư từ Bắc vào Nam. Lịch sử ghi lại rằng đất nước phân chia thời Trịnh Nguyễn trên con sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình. Năm 1954 lại chia đôi tại sông Bến Hải thuộc Quảng Trị. Hai miền Nam Bắc vì vậy không phải là xa cách từ Hà Nội vào Sài Gòn. Quận Vĩnh Linh thuộc Quảng trị nhưng ở bên kia sông Bến Hải đã trở thành miền Bắc. Bước qua bên này cầu là miền Nam. Nếu các bạn đã trưởng thành khi vào Nam 1954 hay còn là thanh thiếu niên thì ngày tháng này cũng rất cần ghi dấu của đổi đời lần thứ nhất. Từ cuộc di cư nầy, chúng ta có được hơn 20 năm sống dưới 2 nền cộng hòa miền Nam cho đến cuộc đổi đời lần thứ hai vào năm 1975. Với sự thận trọng và luôn luôn muốn buổi họp mặt có giá trị, chúng tôi sẽ đem hết nỗ lực và sáng kiến để có đuợc buổi dạ tiệc xuất sắc trong tình thân hữu. Quí ông bà và anh chị là thân hữu và ân nhân của chúng tôi trong nhiều năm qua. Xin vui lòng nhận lời tham dự ngay từ hôm nay. Chúng tôi sẽ gửi thiệp mời đến quý vị. Xin giúp ban tổ chức đơn giản công việc bằng cách tiếp tay nhận cho công việc phối hợp một bàn tiệc với giá căn bản là $50 một người. Xin lưu ý dạ tiệc đặc biệt tại nhà hàng Ta với giá biểu chỉ vừa đủ chi phí cho việc tổ chức 60 năm, đêm giã từ Hà Nội. Chúng tôi cũng dành một số bàn với giá $100 để gây quỹ cho Việt Museum. Sẽ chỉ mời 280 quan khách hết sức chọn lọc và thân mật. Tuy gọi là Đêm giã từ Hà Nội nhưng thực tế là đêm họp mặt tất cả quý vị đã từng cư ngụ phía Bắc sông Bến Hải. Năm 1954 di cư sang phía Nam xây dựng lại cuôc sống từ Quảng Trị đến Cà Mâu. Chúng tôi hết sức hoan nghênh thân hữu Sài Gòn tham dự trong tinh thần Tình Bắc duyên Nam. Tất cả đồng bào di cư 1954 đã được miền Nam mở vòng tay chào đón trở thành một đại gia đình. Chúng tôi kêu gọi quý vị nhận cho từng bàn cho con cháu và bạn bè. Đây chính là dịp dành cho các thế hệ tương lai trong từng gia đình hiểu biết các biến cố lịch sử thay đổi cuộc đời chúng ta. Đây chính là ngày lịch sử 60 năm 20 tháng 7 từ 1954 đến 2014 mà không thể chờ đợi dịp nào khác. Về phần nội dung hết sức phong phú, ý nghĩa, xây dựng, tình cảm và hấp dẫn mà quý vị chưa từng thấy. Khác lạ và lôi cuốn ngay từ nghi lễ khai mạc cho đến khi chia tay. Những em nhỏ thế hệ thứ tư của Hà Nội Sài Gòn góp phần văn nghệ tuyệt vời cùng với các chiến binh Hoa Kỳ gốc Việt thế hệ thứ hai, thứ ba hiện diện. Và các tiết mục văn nghệ hết sức đơn giản nhưng các chương trình với danh ca tốn kém từ xa đến cũng không thể so sánh được. Số chỗ thực sự giới hạn, xin ghi danh thật sớm. Ưu tiên các nhóm dành một bàn. Xin cảm tạ. Quý độc giả và thính giả quen biết của chúng tôi xin liên lạc Kiều Trang để ghi danh (408) 646 4445 hoặc (408) 316 8393.

Email:

giaochi12@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.