Hôm nay,  

Ra Khỏi Bóng Rợp Kinh Tế Của Trung Quốc

29/05/201400:00:00(Xem: 5510)

...Trung Quốc đầu tư vào con người, vào những người đang lãnh đạo. Cho nên nội lực Việt Nam bị triệt từ trên đầu xuống,...

Ba tuần sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam, tình hình vẫn căng thẳng qua nhiều vụ va chạm và chiều Thứ Hai 26 một ngư thuyền Việt Nam bị tầu cá của Trung Quốc đâm chìm ở cách giàn khoan 17 hải lý. Song song, nhiều người Việt cũng bất mãn về việc kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc Trung Quốc nên sợ là có thể bị họ bắt chẹt. Trong nỗ lực bảo vệ độc lập và chủ quyền, làm sao Việt Nam ra khỏi bóng rợp kinh tế Trung Quốc? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây:

Vũ Hoàng: Kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn căng thẳng sau ba tuần đầy biến động khiến cả thế giới chú ý vì hai quốc gia này gắn bó về ý thức hệ lẫn ngoại giao và kinh tế. Khi quan hệ suy đồi hơn thì người ta cũng thấy kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc như chúng ta có dịp phân tích cách nay hai tuần. Trong chương trình kỳ này, xin được hỏi ông với tư cách một chuyên gia kinh tế và đã theo dõi tình hình Trung Quốc từ lâu, ông nghĩ Việt Nam có thể làm gì để thoát dần khỏi sự lệ thuộc đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Theo thông lệ thì tôi nghĩ là ta cần nhìn bối cảnh từ rộng tới hẹp và tìm hiểu về những việc cần làm ngay đặt trong viễn cảnh trường kỳ. Nói về từ rộng tới hẹp thì trước tiên ta cần đánh giá lại Trung Quốc để thấy ra ưu nhược điểm của xứ này mà đừng quá sợ. Và nói từ gần đến xa thì mình mới nghĩ đến các biện pháp kinh tế căn cứ trên sự đánh giá đó.

- So với Việt Nam thì quả là Trung Quốc có sức mạnh kinh tế và quân sự đáng kể và trong mọi tình huống thì dĩ nhiên Việt Nam nên tránh chiến tranh với xứ này. Nên tránh chứ không hẳn là vì sợ mà thúc thủ. Và khi đã phải đối đầu thì cũng lượng định nhược điểm và rủi ro của họ.

Vũ Hoàng: Ông đang dẫn vào bối cảnh, thưa ông những nhược điểm ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc mới phục hưng từ 30 năm sau gần 200 năm nhục nhã. Trên đà phục hưng, giới lãnh đạo và trí thức của họ không nhớ lại vì sao lại lầm than lụn bại mà chỉ nói đến mối nhục phải rửa. Từ đó mới có thái độ kiêu căng và gây khó chịu cho thế giới. Chuyện thứ hai, mặc cảm của Trung Quốc tập trung vào cái nước giàu mạnh nhất hiện nay là Hoa Kỳ, với chủ đích không là gây chiến mà chỉ dọa già nhằm làm Mỹ e dè mà nhường cho họ không gian hùng cứ là khu vực Á Châu. Tức là họ theo chủ nghĩa bá quyền nước lớn, y như cách họ đả kích Hoa Kỳ. Thứ ba, chưa thấy Hoa Kỳ tỏ thái độ rõ rệt thì Trung Quốc đã thực tế gây hấn với các lân bang như Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước Á Châu khác. Nói tóm lại, Trung Quốc có nhiều bạn hàng mà thật ra rất ít bạn nếu so với các cường quốc như Mỹ, Nhật hay Âu Châu. Đó là về cái vỏ cứng, bên trong là cái ruột mềm.

Vũ Hoàng: Hãy tìm hiểu về cái ruột mềm đó, phải chăng là những nhược điểm nội bộ của họ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu Trung Quốc có đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 30 năm thì họ cũng hủy hoại môi trường sinh sống của họ với tốc độ tự sát. Không xứ nào bị ô nhiễm môi sinh nặng như Trung Quốc. Lãnh đạo có thể bất cần tới phản ứng quốc tế chứ người dân lại cực kỳ bất mãn vì môi trường đó là không gian sinh tồn, là khí trời và nước uống, của các thế hệ về sau.

- Thứ hai, người dân còn bất mãn hơn nữa vì nạn bất công xã hội, cửa quyền và sự phè phỡn của thiểu số có chức có quyền và thân tộc của họ ở trên. Lãnh đạo có thể ru ngủ người dân rằng rồi đây ai cũng sẽ là trung lưu khá giả, nhưng dân chúng chỉ thấy đám thượng lưu ăn trên ngồi chốc. Chiến dịch diệt trừ tham nhũng không đẩy lui sự căm phẫn của quần chúng mà còn cho thấy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cũng có thể là trùm tham ô, với tay chân hay bí thư nay vào Trung ương đảng và thành đại gia, tài phiệt.

- Thứ ba, sức ép các sắc tộc thiểu số đã gây sức bật, là phản ứng bạo động của dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo khiến an ninh của Trung Quốc gặp hai vấn đề. Với ngân sách quốc an còn cao hơn ngân sách quốc phòng để nuôi bộ máy Cảnh sát Võ trang đông đảo, lãnh đạo xứ này vẫn phải đưa quân đội vào bảo vệ an ninh tại các thành phố lớn sau hàng loạt những vụ khủng bố của dân Duy Ngô Nhĩ. Vấn đề thứ hai là họ mở cửa cho các lực lượng khủng bố Hồi giáo xưng danh Tháng Chiến như kiểu al-Qaeda sẽ nhập cuộc để hỗ trợ dân Hồi giáo bên trong.

- Chuyện thứ tư mới là kinh tế. Thật ra Trung Quốc căng phồng như trái bóng sắp bể với một núi nợ xấu sẽ sụp. Chúng ta đã đề cập tới vụ này từ nhiều năm nay, có lẽ tuần tới sẽ tập trung vào chuyện này. Trong khi đó và đây là điều có liên hệ đến Việt Nam, xã hội Trung Quốc sớm bị lão hóa, người dân chưa giàu đã già. Xứ này mất dần ưu điểm nhân công nhiều và hết là hãng xưởng ráp chế toàn cầu nên giới đầu tư quốc tế đang tìm nơi có lợi hơn. Khi động loạn xã hội bùng nổ bên trong thì họ chạy còn nhanh hơn nữa. Điều này, chúng ta đã nói từ năm ngoái và sẽ còn phải nói lại vì mở ra một cơ hội cho Việt Nam.

Vũ Hoàng: Như ông vừa tóm lược thì Trung Quốc có đến bảy tám rủi ro vì các nhược điểm trầm trọng bên trong. Đó là tình trạng mà ông ví von là "vỏ cứng ruột mềm". Nhưng điều ấy có lợi gì cho Việt Nam trong tương quan hiện nay?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thuần về kinh doanh hay kinh tế thì chẳng ai sợ Việt Nam mà xứ nào cũng ngại khi làm ăn với Trung Quốc. Vì mối lợi hiển nhiên là có thì họ vẫn tính đến rủi ro bất ngờ, trong đó có rủi ro tráo trở của Trung Quốc. Một cách cụ thể thì đến Tháng Tám này, Bắc Kinh chưa hút lên một giọt dầu nào nhưng đã mặc nhiên làm chủ và cai thầu khai thác tài nguyên ngoài Đông hải. Có mấy ai muốn hợp tác với một chế độ ngang ngược như vậy? Và nếu có, thì thiên hạ cũng thủ kỹ, đòi hỏi điều kiện cao để tránh nạn ăn cắp vặt và ăn cướp sống như công ty IBM đang thấy ngày nay.


- Nhìn cách khác, khi đối chiếu thì ta thấy Việt Nam phải làm nổi bật ưu điểm của mình là không có những chứng tật của Trung Quốc. Tức là nên ráo riết cải cách hạ tầng cơ sở luật lệ lẫn vật chất để có môi trường kinh doanh và sinh sống lành mạnh hơn. Song song, nên tạo ra hình ảnh của một dân tộc cần cù và đáng tin. Chúng ta đang tiến dần vào trọng tâm kinh tế của đề tài này.

Vũ Hoàng: Từ mấy tuần qua, thế giới đã có dịp so sánh. Thưa ông, liệu rằng nạn bạo động vừa xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp ngoại quốc tại Việt Nam bị thiệt hại có khiến cho các nước xa lánh hay rút khỏi thị trường Việt Nam không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đây là một câu hỏi rất hay vì có hai khía cạnh trong ngoài.

- Với bên trong, người theo dõi vụ việc ở tại chỗ thì cho rằng vụ bạo động là kết quả của một âm mưu khiêu khích nhằm gây thiệt hại cho Việt Nam vì mất bạn và có lợi cho Trung Quốc vì kẻ cướp lại thành nạn nhân. Người dân có thể đoán ra mà cần biết là những ai trong lớp lãnh đạo đã cho tiến hành việc đó? Đây là dịp minh chứng giá trị lời nói của những người trên thượng tầng. Nếu không, toàn bộ vụ giàn khoan chỉ là sự dàn dựng giữa Bắc Kinh và tay sai ở tại Việt Nam.

- Với bên ngoài, các nước chưa quên phản ứng thô bạo của dân Trung Quốc với doanh nghiệp Nhật Bản vào cuối năm kia do vụ tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Các nước cho là dân Việt Nam cũng phản ứng như vậy mà chỉ có một ngày, vì thế tôi không nghĩ là giới đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy. Đấy là về mặt tiêu cực, chứ về mặt tích cực thì phải nghĩ xa hơn thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Bước qua phần đó, ông cho là Việt Nam nên làm gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là ba tháng nữa thì mọi chuyện sẽ như ba tháng trước, tức là Bắc Kinh kéo giàn khoan đi nơi khác sau khi khẳng định được cái quyền phi pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dù mọi việc sẽ có vẻ như đã dịu, Việt Nam nên khẩn cấp rút tỉa bài học mà thi hành việc thoát hiểm.

Vũ Hoàng: Thưa ông, việc đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, trong hạn một tuần, các cơ quan hữu trách lập tức kiểm tra số tồn kho nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để xem khả năng xoay trở của doanh nghiệp Việt Nam là bao nhiêu và bao lâu nếu mâu thuẫn kéo dài. Phải khởi đi từ kịch bản tồi tệ là Bắc Kinh cấm vận để gây sức ép, và đừng tưởng rằng họ không dám vì mất một thị trường 90 triệu dân. Thực tế thì họ mua vào một lại bán ra hơn hai chục lần cho Việt Nam nên sẽ gây áp lực.

- Rồi từ việc kiểm tra đó, nội hai tuần phải tính đến các giải pháp thay thế để chuẩn bị, dù là có gặp bất lợi. Và nên công khai hóa chuyện lợi hại ấy, với lệnh nghiêm cấm đầu cơ tích trữ vì làm vậy là tiếp tay Trung Quốc xiết cổ dân ta. Chế độ thừa công an làm việc đó, nếu họ không toa rập với ngoại bang để trục lợi. Nhiều người cứ lãng mạn hỏi theo ca khúc của Lưu Hữu Phước, rằng "Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến?" Nhưng khi nói đến chữ "hy sinh" – dù mới chỉ là quyền lợi kinh tế nhỏ nhoi - thì mấy ai dám? Tôi nghĩ rằng đây là lúc thật sự nguy biến rồi!

- Song song, giới hữu trách ở trung ương phải rà lại toàn bộ chuỗi cung ứng hay "supply chain" của Việt Nam, là mua gì ở đâu, về cho ai làm ra sản phẩm gì, bán cho xứ nào? Mục đích là để xác định vị trí của sản phẩm Trung Quốc trong chuỗi mua bán và chế biến đó. Nếu không có hàng Trung Quốc thì Việt Nam xoay trở thế nào, có sản phẩm nào khả dĩ thay thế sau này? Từ việc rà lại chu trình cung cấp, Việt Nam nên chuẩn bị giải pháp thay thế từ năm tới.

- Việt Nam đang yêu cầu Nhật Bản cung cấp cho tầu tuần tra, là điều chỉ có trong vài năm. Nhưng Việt Nam nên xin Nhật viện trợ kỹ thuật để xem là sau vụ thiên tai hồi Tháng Ba năm 2011 khi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật bị đứt đoạn bất ngờ, họ giải quyết ra sao? Mình có thể học được nhiều lắm từ đó để làm cơ sở cho chính sách đầu tư và sản xuất sau này.

Vũ Hoàng: Ông đi từ chuyện cấp bách đến ngắn hạn, trong trường kỳ thì sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là về trường kỳ, phải chặt cái neo đã giàng kinh tế Việt Nam như cái phao của Bắc Kinh để bung lên cao hơn. Giới đầu tư đều đang tìm thị trường khả dĩ thay thế thị trường Hoa lục vì có tay nghề mà lương thấp hơn. Việt Nam là loại thị trường đó, còn khá hơn Bangladesh hay Miên, Lào. Nếu có năng suất cho những ngành đòi hỏi mức công nghệ cao như thấy được qua các dự án lớn của Intel and Samsung, thì Việt Nam vẫn thừa khả năng vươn lên trong trung hạn. Miễn là lãnh đạo kinh tế phải thấy ra điều đó mà sớm tiến hành.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, phải chăng vấn đề là giải phóng nội lực?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hình như có vị nào đó trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Hà Nội cũng nói đến việc "tăng cường nội lực" khi bị Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế. Tôi xin đề nghị một cách nhìn khác: đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không nhiều bằng của Nam Hàn, Đài Loan hay Nhật Bản vậy mà sao họ vẫn chi phối được kinh tế Việt Nam? Lý do là vì không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp, Trung Quốc đầu tư vào con người, vào những người đang lãnh đạo. Cho nên nội lực Việt Nam bị triệt từ trên đầu xuống, làm sao mà tăng cường?

- Tổng hợp lại, Trung Quốc là vấn đề của thế giới thì thế giới phải lo. Nhưng Trung Quốc cũng là vấn đề của Việt Nam thì dân Việt phải lo. Vấn đề ấy là đảng cầm quyền lại tiếp tay cho Bắc Kinh. Cho nên người Việt phải giải quyết vấn đề chính trị ấy thì mới ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.