Hôm nay,  

Chọn Thái Độ Nào Khi Trung Quốc Gây Chiến Tranh?

27/05/201421:38:00(Xem: 4921)

Chọn thái độ nào khi Trung Quốc gây chiến tranh?

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)

Với chủ trương gây hấn mỗi ngày một thêm nghiêm trọng của Trung Quốc, yếu tố dẫn đến chiến tranh đã hiện rõ hơn mỗi ngày. Dù cường độ mâu thuẫn chưa đủ mạnh để có thể biến thành một cuộc tranh chấp quân sự qui mô, song việc chuẩn bị tinh thần và thái độ cần có cho một cuộc xung đột lớn là điều cần thiết.

Nếu chiến tranh không tránh khỏi được, Việt Nam bắt buộc phải chiến đấu bằng tất cả những gì đang có để không thực sự mất nước hoàn toàn. Ai cũng hiểu rằng nhà nước Việt Nam sẽ không thể có đủ sức chống lại cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra, nếu như không có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của thế giới và nhân dân. Do vậy, những người lãnh đạo đương quyền không có sự chọn lựa nào khác hơn là phải cố gắng bằng mọi cách để vận động sự hậu thuẫn của các quốc gia có quan hệ quyền lợi chiến lược, và toàn thể nhân dân.

Đáng tiếc là trong thực tế, phản ứng của các nước liên hệ chưa đủ mạnh để đưa đến một liên minh chặt chẽ có thể buộc Trung Cộng phải nhượng bộ ngay. Đối với nhân dân Việt Nam, sai lầm cố hữu của đảng CSVN vẫn là cố gắng dành lấy riêng quyền chủ động giải quyết vấn đề biến động biển Đông. Vì vậy, họ chưa vận dụng được toàn bộ sức mạnh của dân tộc một cách hữu hiệu.

Đối với các tổ chức chính trị đối lập với đảng cầm quyền hiện nay, cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ đặt từng đoàn thể trước một sự chọn lựa tế nhị về thái độ phải có. Nếu chiến tranh xảy ra, các tổ chức đối lập, đối kháng có nên cùng đứng chung với đảng CSVN chống giặc xâm lăng để bảo vệ đất nước và đồng bào hay không? Mặt khác, với vị trí hậu thuẫn nào thì sự đoàn kết chống xâm lăng là hợp lý và hiệu quả? Quan trọng không kém là làm sao để việc hợp sức chống Tàu không phải là hành động vô tình giúp chế độ CSVN tiếp tục kéo dài tình trạng độc tài toàn trị ở sau đó.

Lịch sử dân tộc ta ghi nhận rằng Việt Nam chưa bao giờ tự ý gây chiến với Trung Quốc nhưng khi đã bị xâm lăng thật sự, dân tộc Việt luôn đoàn kết để bảo vệ bờ cõi một cách thành công. Trong tinh thần đó, nếu cuộc chiến tranh Việt- Trung xảy ra lần nữa, sự thống nhất ý chí và hành động của các thành phần dân tộc sẽ là điều tất nhiên. Các tổ chức đối lập sẽ không thể đứng nhìn diễn biến đất nước bị Trung Cộng xâm lăng bằng chiến tranh một cách bàng quan. Tuy nhiên, việc hậu thuẫn chính trị chỉ xảy ra khi nhà nước đương quyền đứng lên chống giặc với một tinh thần chiến đấu rõ ràng, và đã thực sự đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết.

Có thể nói, nếu đất nước đã lâm cảnh chiến tranh và nguy cơ mất nước đã trở thành hiển nhiên, thì vấn đề lớn nhất và đầu tiên là phải làm sao để đánh đuổi xâm lăng. Trong hoàn cảnh đó, để có thể hóa giải những mâu thuẫn đang có và tạo điều kiện đoàn kết dân tộc để cùng chống xâm lăng, nhà nước Việt Nam phải chấm dứt ngay mọi chủ trương, hành động đàn áp đối lập; đồng thời trả tự do ngay cho những người yêu nước bị giam giữ vì có hành động chống Trung Quốc xâm lấn trong thời gian qua. Nói rõ hơn, chúng ta không thể chấp nhận việc nhà nước Việt Nam tiếp tục nhân danh "Tổ Quốc" để đàn áp, bắt giam những người yêu nước. Để thể hiện thiện chí hòa giải thực sự, nhà nước đương quyền cũng cần phải hủy án tù cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam tù vì các nỗ lực giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.

Cùng lúc đó, nhà nước Việt Nam phải thực thi đúng nghĩa và đúng mức quyền tự do ngôn luận, lắng nghe ý kiến đóng góp của các tầng lớp trí thức, nhân sĩ và những người đối lập ôn hòa. Chỉ có sự tôn trọng và với một thiện chí hòa giải thực sự thì việc đoàn kết quốc dân chống xâm lăng mới có đủ điểu kiện để trở thành hiện thực.

Đối với nỗ lực bảo vệ lãnh hải và vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự ủng hộ tinh thần cho lực lượng Hải quân, Kiểm Ngư, Cảnh sát Biển là điều tất nhiên. Cùng lúc đó, việc đòi hỏi các lực lượng quân đội cố gắng đóng đúng vai trò quốc phòng; và trong trường hợp cần phải có quyết định đặt quyền lợi của đất nước, đồng bào lên trên hết, sẽ sẵn sàng quên đảng để bảo vệ Tổ Quốc.

Tóm lại, dù đất nước phải còn thì mới có cơ hội dân chủ hóa và phát triển quốc gia song nhận thức đó không thể tách rời khỏi nhu cầu chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công. Quan trọng không kém, khuynh hướng tìm kiếm sự bảo hộ của một siêu cường nào đó để hy vọng thoát khỏi sự đe dọa của một siêu cường khác… cũng không hẳn là một lựa chọn sáng suốt. Việt Nam cần phải vận dụng nhu cầu chiến lược của các nước để làm điều kiện giữ nền độc lập cho nước mình. Sự độc lập của một quốc gia phải được đặt trên nền tảng của tinh thần tự quyết. Bình tĩnh để có một thái độ đúng đắn và một quyết định khôn ngoan là một đòi hỏi trước mắt của mỗi người Việt Nam, dù là ở đâu và đang làm gì.

Nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, nhu cầu cứu nước trước nạn xâm lăng cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để đất nước thoát khỏi nạn độc tài. Trong bối cảnh đó, đảng CSVN sẽ không thể tiếp tục lệ thuộc Bắc phương và phải chấp nhận trả lại quyền lãnh đạo cho toàn dân, hoặc sẽ bị đào thải tức khắc.

Mặt khác, nếu dân tộc ta có cơ hội hòa đồng và đoàn kết thực sự, cuộc chiến tranh sắp tới, nếu có, sẽ là một bài học khó quên cho Trung Quốc. Và người dạy họ đừng nên ỷ nước lớn lấn hiếp nước nhỏ sẽ là dân tộc Việt Nam! Tất cả là do ở nhận thức, ý chí và quyết tâm của mỗi người Việt.

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)

Nguồn: www.dangvidan.net


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.