Hôm nay,  

Nắn Giò Bát Tiên

31/01/201400:00:00(Xem: 10184)
Đầu năm giải phẫu ngược một truyền thuyết vui...

Trong một số Tết thì bình luận những gì mà vẫn ra vẻ "ôn cố tri tân" và nói gì về truyền thống mà vẫn cứ là giải ảo về thời sự trong tinh thần mua vui cũng được một vài bát thang?

Xin nói về sự tích "bát tiên" mà mọi người Việt nghĩ rằng mình có văn hóa đều biết.

Đấy là tám nhân vật bất tử theo tín ngưỡng Lão giáo của văn hóa Trung Hoa, có thể là tổ tiên của những ông Công ông Táo mà bà con ta vẫn o bế trong ngày Tết...

Họ có thể là nhân vật lịch sử. Tức là dù mơ hồ thì cũng có thật, như trường hợp Lã Động Tân, Hán Chung Li và Trương Quả Lão. Hay hoàn toàn hư cấu như năm người kia. Họ có thể là quan to như Tào Quốc Cữu, tướng giỏi như Hán Chung Li, thuật sĩ giang hồ như Trương Quả Lão hay văn nhân tú sĩ như Lã Động Tân hoặc ngát tiếng cầm ca như Hàn Tương Tử. Họ có thể là mỹ nhân diễm tuyệt như Hà Tiên Cô hay là tay anh chị - vừa anh vừa chị vì... ái nam ái nữ tùy cái hứng vẻ vời của đời sau - như cô/cậu Lam Thái Hoà. Lam Thái Hòa quả là nhân vật hiện đại!

Nhân vật kiệt xuất và "ấn tượng" nhất – xin mượn chữ ấn tượng vô nghĩa của người Hà Nội – chính là Lý Thiết Quải.

Trong tám người, đấy là người đầu tiên đã tu lên hàng trường sinh bất tử vì là môn đồ chân truyền của vị thủy tổ ở tận đầu nguồn, là Lão Tử.

* * *

Luận về văn học sử Trung Hoa thì truyền thuyết về một số nhân vật phi phàm đã lác đác xuất hiện từ thời Hán Đường, ứng vào thời Bắc thuộc của nước Nam. Rồi cô đọng dần và hệ thống hóa vào đời Tống, khi nước Nam ta giành lại nền độc lập. Bát tiên chỉ bắt đầu hiển lộ từ thời Kim vào đầu thế kỷ 12, rồi nói có sách mách có chứng về tích "quá hải" là từ thời Nguyên Mông - khi Hán tộc rơi vào ách cai trị Mông Cổ từ thế kỷ 13.... Qua đời Minh về sau thì hình ảnh bát tiên đã tràn ngập sân khấu và nghệ thuật rồi xuất hiện ở từng nhà. Kể cả nhà Nam của chúng ta.

Luận về văn hóa chính trị, hình ảnh rạng rỡ nhất của bát tiên khởi sự xuất hiện vào đời Tống.

Đời Tống cũng là khi văn hóa Trung Hoa tỏa sáng với rất nhiều phát minh kỹ thuật và khi cuộc sống người dân lại có vẻ dễ thở nhất nhờ sự suy yếu của triều đình trung ương. Yếu nhất trong cả ngàn năm lịch sử gần đây của Trung Quốc. Mà yếu quá thì gẫy! Kể từ đó Trung Quốc mới bị các dị tộc họ coi là man rợ ở chung quanh khuất phục, sau Liêu, Kim, Tây Hạ, Tây Tạng thì có Mông Cổ và Mãn Thanh cho đến năm 1911...

Khi nhớ lại xuất xứ bát tiên và Bồng Lai cảnh thì ta cũng nghĩ đến một tiền lệ là Trúc Lâm Thất hiền vào đời Tấn (năm 263) của con cháu Tư Mã Ý sau thời Tam Quốc.

Đời Tấn là khi ách độc tài lên tới đỉnh hắc ám nhất và một số trí thức bèn trốn vào rừng trúc. Thất hiền là tiêu biểu cho nền văn hóa ở ẩn mà thật ra là lánh nạn khi triều đình Khổng Nho được tái lập. Thế rồi trước sau, họ đều phải bỏ áo Lão khoác áo Khổng ra hợp tác với chính quyền cách mạng. Chỉ còn Kê Khang là chết thảm, một phần cũng vì tay các đồng chí đồng đạo cũ trong vườn Trúc Lâm. Đừng vội chê những kẻ như Sơn Đào, họ hòa giải hòa hợp với chế độ tham tàn để góp phần xây dựng đất nước!

Một ngàn năm sau, khi đất nước Trung Hoa đã mất chủ quyền sau đời Tống thì bậc đại trí nghĩ xa hơn vườn trúc mà dựng nên đảo Bồng Lai và cõi bất tử, với tám người đã thành tiên. Trong số này, người bất tử đầu tiên và đúng là số một, không phải là Lã Động Tân mà là Lý Thiết Quải.


Nôm na là Lý Nạng Sắt...

* * *

Mỗi thời lại có một truyền thuyết về nhân vật này, nhưng tựu trung về bi kịch thì chỉ vì một tên đệ tử... có hiếu.

Chẳng biết là sinh vào đời Chu hay thời Tiên Tần, hoặc đời Tống, nhân vật Lý Huyền hay Lý Ngưng Dương, Lý Hồng Thủy, Lý Nguyên Trung, có tên lúc nhỏ khá tiền định là Quải Nhi và có tự là Lý Khổng Mục. Chỉ biết rằng ông học đạo với chính Lão Đam, hay hóa thân của vị sư tổ này là Thái Thượng Lão Quân, và lên tới bậc phi phàm. Ông coi chuyện hình tướng là vô dụng, tiền tài là dép rách. Hơi có mùi thiên đường xã hội chủ nghĩa...

Một ngày kia, Lý Huyền xuất hồn lên trời gặp thầy và dặn đệ tử là canh cái xác phàm của mình trong một tuần bảy ngày thì sẽ về. Đến ngày thứ sáu thì tên đệ tử nóng ruột vì có bà mẹ vừa mất. Chữ hiếu là quan trọng nhất. Quay về cư tang là chuyện phải đạo. Nhưng sợ cái xác phàm của thầy bị phạm nên trước khi đi lại đốt cháy thành than.

Cho nên khi hồn vía Lý Huyền trở về thì mất hộ khẩu.

Lang thang mãi nên đành gia nhập hàng ngũ quần chúng nhân dân lao động, là mượn cái xác của một người hành khất vừa chết. Quyết định sáng suốt mà thê thảm.

Người ăn mày chỉ có một chân, cái đầu gớm ghiếc, bộ mặt ghê hồn và tóc tai bù xù dơ bẩn. Ổ trên kia, t Thầy Lão Tử thương người đệ tử không may mà phóng xuống một vòng vàng để cuốn tóc cho gọn, và một cái nạng bằng sắt để di chuyển cho nhanh. Từ đó Lý Huyền mới có dáng dị nhân và cái tên là Lý Nạng Sắt...

Việc đầu tiên của Lý Thiết Quải là thi triển thần thông. Trút thuốc trong bầu hồ lô cứu sống bà mẹ của tên đệ tử hiếu đễ mà lơ đãng này, rồi đi hành hiệp khắp bốn phương để cứu giúp người nghèo khổ, những kẻ bị áp bức.

Ông xứng đáng là khuôn mặt của Trung Quốc... thời cách mạng.

* * *

Ngày nay, nếu ai có sợ dáng vẻ dị hợm của Trung Quốc thì đã có người nói đến từ tâm của Lý Thiết Quải. Truyền thuyết phổ biến là họ Lý này hơi nóng nẩy thô bạo nhưng thật ra thì Trung Quốc cũng biết thương người. Với hình tượng của kẻ bần cùng nhất, đến độ phải đi ăn mày, Trung Quốc vẫn kết một cái kiềng vàng rực rỡ trên đầu. Có nghĩ đến cái vòng kim cô trên đầu kẻ sĩ làm quan hay đảng viên cao cấp thì cũng chẳng sai.

Và dù có cụt chân thì khi nổi giận nạng sắt đã thừa sức phang tới Đông hải...

Phép phân tâm học đời nay có thể nhìn ra nhiều ý nghĩa tiềm ẩn như vậy trong một nếp văn hóa tập thể. Sau mấy trăm năm lầm than nơi Bồng Lai không hề có, Trung Quốc ngày đang mơ ngày hái quả. Họ gọi đó là quá hải....

* * *

Chuyện cận đại "bát tiên quá hải" -và hai lần đụng quân Nhật- có được kể rõ trong báo xuân Việt Báo năm nay. Nhân đây, người viết thay mặt các tác giả góp phần cho báo xuân, xin có lời cám ơn chung tới quí vị bạn đọc. Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, với chủ đề "60 Năm Di Cư Di Tản - Gốc Việt và Nước Mỹ Di Dân- Thế Hệ Thiên Niên Kỷ", 320 trang, bán lẻ 9 Mỹ kim, dù không kèm bất cứ quà tặng nào, vẫn được bạn đọc khắp nơi nồng nhiệt hưởng ứng. Cho tới cuối tuần qua, số lượng báo xuân dành cho các đại lý, tiệm sách hiện đã bán ra hết và không thể tiếp tục cung cấp thêm. Trân trọng cáo lỗi. Báo xuân Việt Báo hiện chỉ còn số lượng giới hạn tại toà báo dành cho chợ Tết khai mạc cuối tuần này. Hẹn gặp quí vị trong chợ Tết.

Kính chúc Năm Giáp Ngọ Thái Hoà.

Nguyễn Xuân Nghĩa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.