Hôm nay,  

Bỏ Hoàng Sa - Nhưng Sao Muốn Bỏ Cả Biển Đông?

28/01/201400:00:00(Xem: 6928)
Trong Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ, từ ngày 22/1 đến 25/1/2014, ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ Tuớng, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN trả lời câu hỏi của chủ tọa cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh thổ trong vùng, về việc Trung Quốc muốn đàm phán song phương với nước có tranh chấp thay vì đàm phán với khối ASEAN, ông PBMinh nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”

Về đa phương hay dùng khối ASEAN để đàm phán với Trung Quốc ông nói “...tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối".

Điều này có nghĩa là Hoàng Sa, Vịnh Bắc Bộ, các vùng biển Việt Nam trong phạm vi đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài thì Việt Nam sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc, còn Trường Sa thì đàm phán qua ASEAN và ông hy vọng một ASEAN mạnh và đoàn kết, hai yếu tố gần như không thể có của ASEAN.

Có lẽ vì theo chính sách "Song-Không, Đa-Chờ" về Biển Đông, tức song phương thì không dám đặt thành vấn đề với Trung Quốc, và đa phương thì chờ khối ASEAN mạnh và đoàn kết, cho nên khi Tư Lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc, tướng Tưởng Vĩ Liệt, một tuần truớc cuối tháng Giêng 2014 đi tuần tra Biển Đông đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét "tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trú" ở Hoàng Sa và Trường Sa, đặt chân lên đảo Gạc Ma mà họ chiếm năm 1988 và chính quyền CSVN hoàn toàn im lặng.

Ông PBMinh thay vì dùng cụm từ Biển Đông - như một số lãnh đạo đã dùng tại các hội nghị và diễn đàn quốc tế - thì ông đã dùng cụm từ Biển Nam Trung Hoa khi nói về tranh chấp lãnh thổ tại Trường Sa.

Có hai điểm đáng nói trong việc trả lời của ông PBMinh:

1.
Ông nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”

Điều này có nghĩa là CSVN hoàn toàn từ bỏ Hoàng Sa để nhượng cho Trung Quốc, vì đơn giản là Trung Quốc không cho Hoàng Sa vào bàn hội nghị hay bất cứ nghị trình nào khi thảo luận song phương về biển đảo với Việt Nam. Hoàng Sa đã mất, đã mất rồi và Đảng CSVN sẵn sàng cho mất luôn nên chọn giải pháp đàm phán song phương. Họ đã gạt ra ngoài hai giải pháp còn lại là vũ lực và pháp lý.

2.
Ông dùng cụm từ Biển Nam Trung Hoa trên diễn đàn quốc tế, có mặt khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và trên 2,500 các nhà ngoại giao cao cấp và các chuyên gia thế giới, thay vì Biển Đông như trước đây.


Điều này cho thấy một sự thụt lùi thua thiệt hơn nữa trước sự bành trướng có tính cách xâm lược của Trung Quốc để thực hiện chủ quyền đường chín nút. Chính quyền CSVN với 16 chữ vàng và 4 tốt sẽ đưa một quốc gia biển đến chổ chỉ còn lại bờ.

Hôm 22/1/2014, trong cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng cam kết đôi bên đồng ý giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết song phương và thảo luận hữu nghị để duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông, không lâu sau khi các qui định mới của Bắc Kinh về nghề cá ở nơi này được công bố ngày 3/12/2013.

Hôm 3/1/2014, trên báo chí lề phải đăng tuờng trình của Bộ Ngoại Giao về “kết qủa hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ vọng cho ngành ngoại giao trong năm mới”. Ông PBMinh nói “Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam.” Trong khi cùng ngày đó, một tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn đã bị lính Trung Quốc tấn công dã man và cướp phá tài sản. Suốt năm 2013 luôn luôn có những vụ tấn công và hút chìm tàu ngư dân, sao ông Minh nỡ lòng nào quay lưng với ngư dân như vậy?

Ông Phạm Bình Minh là con của ông cố Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương) mà trong Đại Hội VII năm 1991 đã bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị và mất chức Bộ Trưởng Ngoại Giao do hậu quả của Hội Nghị Thành Đô 1990 mà đảng ta xin làm chư hầu Trung Quốc.

Ông Nguyễn Cơ Thạch tuy mất chức mất quyền nhưng đã để lại vết son trong lịch sử là một nhà ái quốc, lo cho quyền lợi quốc gia dân tộc. Ai có đọc hồi ký của ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ thì sẽ vừa cảm thấy đau lòng về Hội Nghị Thành Đô vừa cảm thấy thương cho ông Nguyễn Cơ Thạch.

Vì danh lợi và quyền hành mà ông Phạm Bình Minh đã trở thành người con bất hiếu. Nhà văn Vũ Thư Hiên đã phải than rằng linh hồn ông Nguyễn Cơ Thạch nếu thấy được cách hành xữ của ông PBMinh thì sẽ phải thốt lên rằng "Thằng này không phải con tao!"

Con thua cha cả nhà vô phước
Đảng theo Tàu đất nước tan hoang


Lê Minh Nguyên
(xin tham khảo: http://m.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140126_pham_binh_minh_asean_davos)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.