Hôm nay,  

Tàu Chiến Hiện Đại Của Nga Mua Sắt Vụn

21/01/201400:00:00(Xem: 8555)
Hình chụp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từ trong lòng khoang han rỉ của một chiếc tàu ngầm làm xôn xao dư luận mạng, khiến người ta nhớ đến bản tin ngày 18-04-2014 về cơ xưởng hải quân Nga Zvyozdochka mua lại một cái neo cũ rít với giá 34000 USD rồi bán lại 135000 USD cho trang bị trên tàu sân bay Admiral Kuznetsov duy nhất của hạm đội [1].

Dù không thể vội vã kết luận chỉ với một bức ảnh, nhưng phải thành thật nhìn nhận rằng cơ quan tuyên truyền của nhà nước đã phạm sai lầm thảm hại khi cho công bố hình chụp nói trên.

Dù vậy một khía cạnh tích cực nảy sinh khi ý thức của quần chúng được nâng cao về nhu cầu giám sát các chi tiêu quốc phòng ngày càng lớn của Việt Nam để không bị mất mát và phung phí trong tham nhũng hối mại.

Không ai phủ nhận đất nước cần tân trang quân đội để bảo vệ biển đảo. Tin tức cuối năm cho thấy Việt Nam sẽ đứng hạng thứ 3 trong số các nước mua vũ khí của Nga với trị giá giao dịch lên đến hàng chục tỷ USD trong thời gian sắp tới [2].

Nhu cầu về một cơ quan độc lập để giám sát các chi tiêu quốc phòng không bị thất thoát phải được đặt ra vì đã có quá nhiều bài học xấu trong quá khứ:

1. Những công ty quốc doanh như Vinashin do nhà nước quản lý đã tham nhũng hối mại để mua tàu cũ kĩ với giá cực kỳ mắc, đến khi bị phanh phui đã làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trong công quỹ.

2. Đối tác chính là nước Nga cũng đầy tệ nạn trong ngành quốc phòng: tháng 11/2012 Tổng Thống Putin đã cách chức cả Bộ Trưởng Quốc Phòng lẩn Tổng Tham Mưu Trưởng vì dính líu đến nhiều vụ làm ăn bê bối [3], rồi tháng 12/2013 vừa qua lại đuổi thêm tướng lãnh bộ binh do tội tham nhủng [4].
tau-ngam-ri-set
Nhìn kỹ, tàu ngầm loang lổ rỉ sét nơi nắp tàu, khi Ông Nguyễn Tấn Dũng chui xuống.

Một vấn đề đáng nói khác là Việt Nam không hề có kinh nghiệm tác chiến biển, nay bỏ tiền mua hàng loạt các trang bị đắt giá của Nga và nhiều nước nữa nhưng không hề thấy có những nghiên cứu thảo luận nghiêm chỉnh về chiến lược và chiến thuật khi xử dụng. Trái lại, một bài viết mới đây đã phê bình rất chính xác rằng Tập San Quân Đội Nhân Dân mang đầy các hình ảnh khiêu gợi nhảm nhí cùng nhiều bài tuyên truyền cho những huyền thoại cũ rít về chiến tranh du kích trên đất liền [5].

Một nước nhỏ không đủ khả năng tự vạch định chiến lược trên không và biển cần phải tham gia thực tập với quân đội các nước lớn như Mỹ, Nhật, Úc, Ấn để trao đổi kinh nghiệm. Ngay trong thời kỳ chiến tranh miền Bắc đã nhờ cố vấn Nga-Hoa sang huấn luyện hay trực tiếp xử dụng vũ khí tối tân như máy bay chiến đấu MIG. Nay Việt Nam chọn không hợp tác quân sự với những quốc gia nói trên (mà chỉ dừng lại ở các thăm viếng ngoại giao) thì sẽ học từ đâu, hay các khí cụ đắt tiền chỉ để tuyên truyền phô trương mà không có giá trị thực tiển?

Cuối cùng, những chuyến công du đi mua vũ khí phải được giám sát để không bị phung phí thành chuyện xa hoa du hí. Người viết nêu lên vấn đề này khi đọc bản tin rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga mong muốn sớm được chính phủ Việt Nam chấp thuận cho đầu tư xây dựng với vốn từ nước ngoài một khu nghỉ dưỡng 5 sao dành cho quân nhân tại khu vực Cam Ranh [6]! Kỳ lạ nơi chổ tại sao việc du lịch lại được nêu lên trong buổi họp quân đội cấp cao nhất giữa hai nước? Việt Nam là khách mua đứng hàng thứ 3 thì Nga phải đặt trọng tâm bàn giao bảo trì công nghệ quốc phòng chứ lẻ nào lại có chuyện dị thường đòi xây khu du lịch riêng cho quân đội để hưởng thụ? Tại sao Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh không trả lời dứt khoát rằng việc này do Bộ Du Lịch quyết định, bằng không quân đội tướng tá hai nước có lợi lộc gì trong đó mà lại nêu lên trong buổi họp quốc phòng thì không khỏi tránh thắc mắc dị nghị - người Mỹ gọi đây là conflict of interests tức điều cấm kỵ xen lẩn tư lợi vào chuyện công. Ngay cả Hoa Kỳ với ngân sách quân sự khổng lồ cũng phải tự xây căn cứ cho lính tráng – cho dù tiện nghi nhưng không thể nào so sánh với khách sạn 5 sao!

* * *

[1] Russia's only aircraft carrier buys rusty anchor
http://www.expatica.com/fr/news/french-news/russia-s-only-aircraft-carrier-buys-rusty-anchor_222147.html

[2] Mua vũ khí Nga: Việt Nam sẽ vượt Trung Quốc
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131222-mua-vu-khi-nga-viet-nam-se-vuot-trung-quoc

[3] Putin fires Russian military chief
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/191f9afa-2a74-11e2-99bb-00144feabdc0.html#axzz2q7NS7400

[4] Putin Fires Military Commander Over Bribe Charges
http://www.themoscowtimes.com/news/article/putin-fires-military-commander-over-bribe-charges/491883.html

[5] Nghĩ về một tập san quân đội
http://boxitvn.blogspot.com/2013/12/nghi-ve-mot-tap-san-quan-oi.html

[6] Nga đề xuất xây khu nghỉ dưỡng 5 sao ở Cam Ranh
http://news.zing.vn/Nga-de-xuat-xay-khu-nghi-duong-5-sao-o-Cam-Ranh-post306061.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.