Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Quảng Nam

28/11/201300:00:00(Xem: 4444)
TỈNH QUẢNG NAM

Tỉnh Quảng Nam, diện tích 10.450 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.484.000 người, mật độ 137 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xơ Đăng... Gồm có: 2 Thành phố Tam Kỳ và Hội An và 16 huyện: Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Điện bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Phú Ninh, Nông Sơn. Tỉnh lỵ ở thành phố Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Nam phía bắc giáp Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, tây giáp nước Lào, nam giáp Quảng Ngãi, đông giáp biển Đông. Nhiệt độ trung bình là 28 độ C. Các sông lớn của Quảng Nam là sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Vu Gia.

Lịch sử tỉnh Quảng Nam: Năm 1306, vua Chế Mân dâng 2 châu: Châu Ô tức Châu Thuận (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí (Lý) tức Châu Hóa làm sính lễ, để cưới Công chúa Trần Huyền Trân. Năm 1471, Lê Thánh Tông lấy đất phía Nam Thuận Hóa lập Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Năm 1806, vua Gia Long chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh, có Quảng Nam doanh. Năm 1831, vua Minh Mệnh đổi trấn và doanh thành tỉnh, Quảng Nam doanh thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1888, thời vua Thành Thái, Thành phố Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của Pháp. Năm 1956, VNCH chia Quảng Nam thành hai tỉnh: Quảng Nam ở phía bắc có 9 quận và 6 quận phía nam sông Rù Rì thuộc tỉnh Quảng Tín.

Sau khi chiếm miền Nam, chính quyền CHXHCNVN, sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách ra thành tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng.

Phố cổ Hội An ở Quảng Nam là một thương cảng khi xưa sầm uất, vào thế kỷ 16, 17 giao lưu với các nước ngoài như: Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Italy... Tháng 12 năm 1999, tổ chức UNESCO đã công nhận phố cổ Hội An là di sản của thế giới.

Quảng Nam kinh tế tiến triển; giao thông, buôn bán nhộn nhịp. Lâm, nông, thuỷ sản đều có đầy đủ. Đặc sản ở đây có tiếng: chè Phú Thượng, quế Trà My, đường mía Điện Bàn.

Quảng Nam có nhiều chùa và tháp nổi tiếng: chùa Phước Lâm ở thành phố Hội An xây thế kỷ 17. Chùa Chúc Thánh ở thành phố Hội An là nơi sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế.

Tháp Khương Mỹ với các hình tượng và phù điêu được xem là khu đền thờ thần Vishnu của dân tộc Chăm. Tháp Bằng An, tháp Chiên Đàn, còn lưu giữ nhiều hình tượng, phù điêu của người Chăm. Quảng Nam có mộ Hoàng Diệu ở huyện Điện Bàn, nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng ở huyện Tiên Phước.

Cù Lao Chàm gồm có 7 đảo: Hòn Lao (Hòn Ông) rộng lớn và đông dân nhất, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Lá, Hòn Mồ. Nơi đây có chùa chiền, trường học riêng biệt. Khu di sản Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, là thánh địa của vương quốc Chiêm Thành, rất cường thịnh vào thế kỷ thứ 4, vua Bhadravarman xây dựng ngôi đền để dâng cúng thần Siva-Bhadresvara. Di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Di tích Trà Kiệu ở huyện Duy Xuyên, từ thế kỷ thứ IV đến đầu thế kỷ XI là trung tâm chính trị quan trọng của Vương quốc Chăm, nay điêu tàn. Nhà thờ Trà Kiệu ở trong khu cổ thành Trà Kiệu, xây năm 1865, mặc dù đã cũ kỹ nhưng trông đồ sộ.

Bãi Rạng là một bãi tắm xinh xắn, có bãi cát dài, trắng mịn màng, bên nước trong trẻo, cạnh rừng dương liễu thơ mộng.

Suối Tiên thuộc huyện Quế Sơn, phong cảnh mỹ miều, có tới 13 thác nước đổ liên hoàn, luôn chảy rí rách giữa vùng núi non hùng vĩ. Hồ Phú Ninh thuộc thành phố Tam Kỳ, có độ sâu trung bình 32m, diện tích mặt hồ 3.433 ha, trên tổng diện tích 23.400 ha. Xung quanh hồ là cây cối của núi rừng tươi tốt, nhiều cây gỗ thẳng băng, cây dược thảo sởn sơ, nhiều chim thú lạ.

Sông Thu Bồn đã được nhắc nhở nhiều trong thi ca, sông bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh cao chót vót (2.598m), chảy qua nhiều thắng cảnh. Cảnh Hòn Kẽm, Đá Dừng là khu vực núi đá ở hai bên bờ sông, thuộc địa phận xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, nhiều đá mọc lô nhô, trông rất đẹp, cuối cùng đổ ra Cửa Đại.

Quảng Nam có nhiều nghề nổi tiếng: Làng Mộc ở Kim Bồng thuộc thị xã Hội An, chạm, điêu khắc gỗ, các sản phẩm là: bàn thờ, tủ... rất sắc sảo. Làng gốm sứ ở Thanh Hà, với bàn tay khéo léo của nghệ nhân, đã tạo ra nhiều sản phẩm gia dụng đẹp bền. Làng đúc đồng ở Phước Kiều, người thợ đã tỉ mỉ tạo ra: Chuông đồng, lư hương, nhạc cụ bền đẹp.

Quảng Nam hùng vĩ núi sông
Danh nhân lừng lẫy, biển đồng thênh thang
.
Cảm tác: Non Nước Quảng Nam

Quảng Nam, tây giáp nước Ai Lao
Đông cận biển Đông, sóng dạt dào
Quảng Ngãi phía nam, thân thiện mãi
Phố phường sang sửa, đẹp làm sao!
.
Cù Lao Chàm, thăm thẳm ngoài khơi
Trường học, chùa chiền biệt một nơi
Lễ hội rộn ràng, người nhộn nhịp
Ngày thường lặng lẽ, đảo chơi vơi
.
Mỹ Sơn xinh xắn, nay tiêu điều
Thánh địa xa xưa, gió hắt hiu
Ngày tháng phôi pha, đường thủy mặc
Thời gian huỷ hoại, nét phù điêu
.
Kinh thành Trà Kiệu, trước đền vua
Tàn tạ dần dà, bởi gió mưa
Thành quách xác xơ, tường mái đổ
Nhà thờ lanh lảnh, tiếng chuông khua
.
Sông Thu Bồn nước lững lờ trông
Phố Cổ Hội An, vương vấn lòng
Hòn Kẽm, lô nhô, san sát nước
Đá Dừng, chơm chởm, lửng lơ dòng
.
Cần cù làng mộc ở Kim Bồng
Khéo léo Phước Kiều, thợ đúc đồng
Gốm sứ Thanh Hà, xinh xắn kiểu
Quảng Nam non nước, thiết tha lòng.


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.