Hôm nay,  

Hướng Nhìn Khác Về Chính Sách Chuyển Trục Của Hoa Kỳ

26/11/201300:00:00(Xem: 5875)
Đặt trọng tâm sang Thái Bình Dương thông thường được hiểu như Hoa Kỳ khai triển không hải lực để đối đầu với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhưng trong một tập tài liệu dài 40 trang do cơ quan CNAS ấn hành trên mạng vào tháng 10-2013 [1] tác giả Ely Ratner (Phụ Tá Giám Đốc của Chương Trình An Ninh Châu Á – Thái Bình Dương) lập luận rằng Mỹ cần phải uyển chuyển để thu phục hậu thuẩn của các nước trong vùng thì mới có thể duy trì sự hiện diện lâu dài trong khu vực.

Nhận xét đầu tiên là dù cần Hoa Kỳ để cân bằng lực lượng nhưng không một nước nào muốn bị xem như liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc bởi những quyền lợi kinh tế ngày càng lớn. Cạnh đó sự hiện diện của lính Mỹ còn gặp nhiều chống đối trong dân chúng địa phương (như tại Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tân) cùng mối e ngại dè dặt của các chính quyền trong khu vực (như Việt Nam). Cuối cùng vẫn là nổi nghi nghờ liệu Hoa Kỳ có đủ năng lực và bền bỉ để duy trì hiện diện, trước hết vì bài học quá khứ khi Mỹ quay lưng đối với khu vực cùng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại.

Để giải tỏa phần nào các chướng ngại này Hoa Kỳ phải thực hiện nhiều chương trình có lợi cho những nước trong vùng: phòng chống và cứu trợ thiên tai (như sau trận bão Hải Yến); hợp tác chống khủng bố (như với Phi và Nam Dương); giúp đỡ để nâng cấp quân đội (như đối với Phi); hổ trợ tham gia vào Lực Lượng Bảo Vệ Hoà Bình của Liên Hiệp Quốc (đối với Việt Nam). Các động thái này sẽ cho thấy sự hiện diện của lính Mỹ không nhằm để chống Trung Quốc đồng thời giúp gây dựng cảm tình trong dân chúng địa phương.


Riêng tại những nước mà Hoa Kỳ muốn đặt căn cứ như Phi Luật Tân thì Mỹ cần nhấn mạnh rằng các kế hoạch nói trên chỉ cho đến khi quốc gia sở tại đủ năng lực tự bảo vệ chính mình. Như vậy để giúp cho chính quyền tránh bớt những chống đối trong quần chúng đồng thời phù hợp với nguyện vọng của từng quốc gia.

Nói chung tác giả Ely Ratner khai triển khía cạnh của “củ cà rốt” trong chính sách chuyển trục. Đây là một quan điểm đáng chú ý bên cạnh “cây gậy” vốn là những thể hiện của sức mạnh không hải lực cùng các căn cứ quân sự để đối phó lâu dài với các tiến bộ nhảy vọt của Trung Quốc. Tuy nhiên trong phạm vi 40 trang nên có những vấn đề trong quyền lực mềm chưa được đề cập đến chẳng hạn như:

1.Làm thế nào để Hoa Kỳ không bị lôi kéo mà lại còn giúp giải quyết được những tranh chấp giữa các đồng minh như giữa Nhật - Nam Hàn – Đài Loan, hay Indonesia – Úc.

2.Cân bằng giữa nhu cầu địa chính trị và chính sách về nhân quyền, nhất là đối với các quốc gia còn tồn động nhiều mâu thuẩn sâu sắc giữa nhà cầm quyền và dân chúng.

* * *

[1] Resident Power: Building a Politically Sustainable U.S. Military Presence in Southeast Asia and Australia – Nov 13, 2013 by Ely Ratner

http://www.cnas.org/southeast-asia-force-posture#.Uo-XxsRDuY8

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.