Hôm nay,  

Thủy Triều Rút

29/08/201300:00:00(Xem: 11080)
Từ các nước tân hưng, tư bản chảy về thị trường Âu-Mỹ...

Chỉ năm năm sau vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm xuất phát từ Hoa Kỳ và Âu Châu, hình như người ta đang chứng kiến một sự đảo lộn và nhiều biến động tài chánh trên thế giới.

Năm năm trước, hai khối công nghiệp hàng đầu là Âu Châu và Mỹ bị khủng hoảng tài chánh và trôi vào suy trầm kinh tế tương tự như Nhật trước đó. Khi ấy, hàng loạt biện pháp kích thích của Âu-Mỹ như hạ lãi suất, tăng chi và bơm tiền khiến đồng bạc mất giá, đi cùng hy vọng khả quan hơn tại các thị trường gọi là "đang lên" khiến dòng tư bản tài chánh "chảy về Đông", là từ khối Tây phương tiền chảy qua các nước đang phát triển. Trong số này có bốn nước gọi tắt là B.R.I.C, là Brésil ở Nam Mỹ, và Liên bang Nga cùng Ấn Độ và Trung Quốc.

Thế rồi từ đầu năm nay, đà tăng trưởng của Brézil chỉ còn 2% một năm sau khi sụt tới 1% vào năm ngoái. Kinh tế Nga chỉ tăng 2% một năm dù có lợi thế là giá dầu thô đã vượt 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì có tốc độ tăng trưởng cao là hơn 11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 mà năm ngoái chỉ còn 4%, trong khi lại sợ lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã hết đà 10% của mấy chục năm và đang ngại một vụ hạ cánh nặng nề trước khi bước vào thập niên suy sụp. Mà không chỉ có mấy xứ đó, nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong mấy năm qua đều bị suy giảm nặng, kể cả Mexico, Indonésia, Mã Lai hay Việt Nam, v.v....

Trong khi ấy, khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ đã đụng đáy và bật dậy, dù chưa mạnh thì cũng hết bị khó khăn triền miên và riêng Nhật Bản thì từ đầu năm nay đã thi hành một kế hoạch cải cách khá táo bạo mới nhiều dấu hiệu khả quan. Khả quan nhất trong số này là Hoa Kỳ nên từ Tháng Năm Chủ tịch hệ thống ngân hàng trung ương thông báo là tới lúc điều chỉnh lại chính sách bơm tiền ào ạt với lưu lượng là mỗi tháng 85 tỷ đô la. Dự tính ấy khiến phân lời trái phiếu tại Mỹ bắt đầu tăng và dẫn tới hậu quả bất ngờ là dòng tư bản lại từ các nước đang phát triển chảy ngược về Mỹ và Âu Châu, là nơi có lời hơn, khiến hối suất đồng bạc các nước đang phát triển đều sụt.

Trung Quốc không mấy hài lòng

Chủ trương của Mỹ đã làm cho Bắc Kinh phiền lòng. Vào hôm nay, 27/08, hai lãnh đạo cao cấp ngành tài chánh Trung Quốc lên tiếng lưu ý Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là nên xem xét kỹ lưỡng thời điểm và mức độ giảm mua lại tài sản của mình sao cho các nền kinh tế mới nổi khỏi bị thiệt hại. Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao) và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Dịch Cương (Yi Gang) đã cảnh báo như trên vào lúc nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng vốn nước ngoài đang tháo chạy ồ ạt do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ. Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh G20 vào hai ngày 04 và 05/09 sắp tới tại Nga, ông Chu Quang Diệu hoan nghênh các dấu hiệu cho thấy là nền kinh tế Mỹ đang hồi phục dần dần, nhưng cho rằng: «Hoa Kỳ - nước phát hành đồng tiền chính của thế giới - phải chú ý đến các tác động phụ của chính sách tiền tệ của mình…».

Tuần này, Tạp chí Kinh tế RFI tìm hiểu hiện tượng đảo chiều phức tạp đó qua cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.

RFI: Xin chào anh Nghĩa. Thưa anh, hơn một năm trước, vào đầu Tháng Tư năm ngoái, RFI được phỏng vấn về dự án thành lập một Ngân hàng Phát triển Quốc tế của nhóm BRICS gồm có Brésil, Nga, Tầu, Ấn Độ và Nam Phi, anh có nêu ra sáu bảy lý do bất khả về cả kinh tế lẫn chính trị của dự án này. Nhân đó, anh còn nói nhóm kinh tế này lẫn các nền kinh tế gọi là "đang lên" thật ra không mạnh như cứ được ca tụng và sẽ có triệu chứng suy trầm.

Quả nhiên là tình hình năm nay thiếu khả quan, với hậu quả đang làm chấn động các thị trường tài chính vì dòng tiền nóng đang triệt thoái khỏi các nền kinh tế đó và trở về khối kinh tế Âu-Mỹ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân lẫn hậu quả, cụ thể là liệu sẽ có một vụ tư bản thiệt thoái và khủng hoảng như tại Đông Á vào năm 1997-1998 hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra tình hình còn quá sớm mà cũng lại khác thời trước để chúng ta đoán là các nền kinh tế đang lên có bị một vụ khủng hoảng như 16 năm trước hay không. Tôi xin bắt đầu bằng một cách nhìn đơn giản để hiểu ra sự vận hành phức tạp của quy luật kinh tế giữa các nước, trong đó có luồng vận chuyển của tư bản mà chúng ta đang quan tâm.

- Thứ nhất, khi đa số quốc gia đều áp dụng quy luật thị trường và quyền tự do giao dịch để tạo ra của cải, thì luồng tư bản của các nước cố tìm ra nơi đầu tư có lợi nhất và tránh nơi ít lời hoặc lắm rủi ro. Luồng tư bản đó là tiền đầu tư của doanh nghiệp, của giới đầu tư tài chính nhận tiền tiết kiệm từ công chúng để đặt vào nơi sinh lời và an toàn. Khi đó, các nhà đầu tư này có thể trở thành chủ nợ nếu cho xứ khác vay tiền. Một con số đáng lưu ý là từ khi các nước đang phát triển bắt đầu chuyển hướng hơn 30 năm trước, họ tiếp nhận được một lượng tư bản rất lớn của các nước giàu, cụ thể là từ khoảng 25 tỷ đô la vào năm 1980 lên tới 1.200 tỷ vào năm ngoái.

- Thứ hai, trong đầu tư, ta có loại trực tiếp là đem tiền vào xứ khác lập doanh nghiệp để sản xuất các mặt hàng có lời nhất. Loại đầu tư trực tiếp này phải mất nhiều năm thực hiện mới có kết quả nên không dễ tháo gỡ để triệt thoái. Một thí dụ ta cần sớm nhìn ra là khi Trung Quốc hết tăng trưởng như xưa và lại mất dần lợi thế nhân công rẻ thì xứ này hết là "công xưởng toàn cầu" như trong mấy chục năm qua. Khi đó, giới đầu tư trực tiếp cần tìm nơi khác, nhưng sự xoay chuyển ấy sẽ chậm rãi chứ không đột ngột như loại đầu tư gián tiếp, là loại đang làm chúng ta quan tâm.

RFI: Anh dẫn từng bước là để nói đến loại đầu tư đang gây quan ngại trên các thị trường. Thưa anh loại hình đầu tư gián tiếp đó gồm có những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Loại gián tiếp có thể gọi là đầu tư tài chính và chủ yếu nhắm vào ba thứ khí cụ tài chánh, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ.

- Đầu tư vào cổ phiếu có thể đem lại mức lời cao nhờ cổ tức hay tiền lời kinh doanh và nhờ sai biệt giữa giá bán ra cao hơn giá mua vào, mà lại bị rủi ro cao. Đầu tư vào trái phiếu là đem tiền cho vay từ ngắn đến dài hạn, với lợi tức gọi là cố định vì là phân lời, "rendement" hoặc "yield", được trả cho trái chủ, là chủ nợ. Quy tắc nên nhớ là trị giá trái phiếu hay giấy nợ xoay ngược với phân lời: khi nghe nói giá trái phiếu tăng thì cũng có nghĩa là phân lời giảm, và trái lại.


- Khí cụ thứ ba là ngoại tệ, sở trưởng khai thác của các ngân hàng lớn, với trị giá tương đương hơn ngàn tỷ đô la được trao đổi một ngày 24 tiếng trên toàn cầu. Loại hình đầu tư này là mua vào một ngoại tệ và thanh toán bằng một ngoại tệ khác nên nó liên hệ đến đồng bạc của hai nước. Loại đầu tư này có độ thanh khoản cao, tức là có thể đổi ra tiền mặt rất nhanh, nên gây biến động lớn, là trường hợp xảy ra hiện nay với một số quốc gia.

- Yếu tố đáng chú ý kia của việc đầu tư vào ngoại tệ là người ta có thể vay tiền ở xứ có lãi suất rẻ để mua ngoại tệ cho vay ở xứ có lãi suất cao hơn và kiếm lời nhờ sự sai biệt này. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "carry trade", mà ta có thể tạm dịch là "giao dịch lợi sai". Bây giờ, mình trở lại nội dung đích thực của vấn đề, là khác biệt về triển vọng sinh lời ở từng nơi.

RFI: Sau khi anh trình bày quy tắc căn bản như vậy, chúng ta trở lại thực tế của các thị trường. Đó là Hoa Kỳ đã tạm hồi phục và sẽ đảo ngược hoặc ít ra tiết giảm dần biện pháp bơm tiền nên phân lời trái phiếu trên thị trường Mỹ đã tăng vọt khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo việc sẽ chuyển hướng, nhất là qua biên bản của kỳ họp lần trước của họ vừa được công bố hôm 21. Trong khi ấy, tình hình kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển lại có triệu chứng suy giảm và triển vọng sinh lời của giới đầu tư hết còn sáng sủa như trước nên họ mới rời bỏ các thị trường này và đưa tiền qua Mỹ, hoặc về Mỹ. Đấy có phải là một lý do chính hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta đi dần vào chuyện rắc rối hơn.

- Cả ba loại khí cụ đầu tư nói trên, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ, thật ra đều có liên hệ với nhau vì tùy vào tình hình kinh tế, kỳ vọng kiếm lời và kết tinh vào mức lãi suất. Bây giờ, mỗi xứ lại bị chấn động nặng nhẹ khác nhau vì hoàn cảnh kinh tế tài chánh của từng nước. Thí dụ như năm năm trước, các nước Á Châu đều đầy ứ tư bản tài chánh khi Mỹ-Âu ào ạt bơm tiền và hạ lãi suất, nhờ vậy cổ phiếu và các ngoại tệ Châu Á đều lên giá. Bây giờ thì như thủy triều rút ngược vì cổ phiếu nói chung mất giá kể từ Tháng Năm. Một số nước còn bị trầm trọng hơn về ngoại hối nếu đã bị nhập siêu và khiếm hụt cán cân vãng lai, như Ấn Độ, Indonésie, và Thổ Nhĩ Kỳ.

- Khi đồng bạc mất giá so với ngoại tệ khác mà mình lại thiếu ngoại tệ vì bị nhập siêu và hụt cân chi phó thì càng khó bán ngoại tệ để vực giá đồng bạc. Khi kinh tế sa sút, như trường hợp Brésil hay Ấn Độ, thì chẳng xứ nào dám nâng lãi suất để giữ khách vì lãi suất cao lại cản trở sản xuất. Hoặc nếu bị lạm phát cao, cũng là trường hợp của Brésil và Ấn Độ, thì chẳng ai dám phá giá đồng bạc để kích thích kinh tế hay đẩy mạnh xuất cảng. Nghĩa là xứ nào mà có nhược điểm riêng như con bệnh đang yếu sẵn thì cơn chấn động này có thể là dịch bệnh nguy ngập.

- Mà hoàn cảnh Á Châu nay cũng khác, do sự thoái trào của Trung Quốc và suy trầm của nhiều xứ Châu Á khiến nguyên nhiên vật liệu mất giá và các nước bán nguyên liệu bị tai họa hối đoái, như Mã Lai Á, Thái Lan và Việt Nam. Vì thế, cơn chấn động lần này có khi lây qua xứ khác chứ không chỉ là vấn đề của các nước đã nhận quá nhiều tư bản nóng để đắp vào thiếu hụt kinh niên của họ nay bị suy sụp nặng khi luồng tư bản đó lại từ Đông mà chảy về Tây.

RFI: Khi anh trình bày qua từng bước từ đơn giản đến phức tạp mà lại nói rằng cơn chấn động hiện nay có thể lây lan qua xứ khác thì liệu chúng ta có thấy tái diễn một vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997 và dội qua nước Nga rồi chuyển ngược vào Hoa Kỳ năm 1998 hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì mỗi thời mỗi khác nên tôi xin đơn cử vài thí dụ để ta suy đoán thêm.

- Như năm 1991, Nhật bị suy trầm và hạ lãi suất tới sàn khiến tư bản chạy ra ngoài kiếm lời theo kiểu "carry trade". Rồi cơn động đất Kobe năm 1995 khiến tư bản Nhật giải kết ở ngoài để rút tiền về tái thiết, nhưng lần đó, cơn chấn động không kéo dài. Năm 1997 thì tình hình nguy kịch hơn cho Đông Á vì sự lạc quan hồ hởi của các nước tân hưng, rồi sau cơn khủng hoảng, các nước bị nạn đều rút kinh nghiệm và cải cách, nhất là Nam Hàn, nên có nền móng tương đối khá hơn. Chi tiết đáng lo cho thời nay là dầu thô hiện đã quá trăm đồng một thùng chứ không chỉ ở quãng vài chục đô la như trong vụ khủng hoảng 97-98 nên hậu quả nhập siêu quả là rất đáng ngại.

- Thí dụ thứ ba là năm 2007, khi vụ khủng hoảng tín dụng gia cư loại thứ cấp tại Mỹ bắt đầu, lãi suất Mỹ giảm mạnh làm Nhật bị chấn động vì dồn tiền từ nơi chỉ có lãi suất là 0,50% vào Hoa Kỳ để hưởng lãi suất hơn 5%. Khi Mỹ đảo ngược chính sách tiền tệ và hạ lãi suất, nghiệp vụ carry trade của Nhật bị thiệt hại lớn và đồng Yen lên giá sau đó càng gây thêm khó khăn cho kinh tế Nhật cho tới năm ngoái. Sau cùng, cũng mới năm ngoái thôi, người ta cứ than là khối Âu-Mỹ cố hạ giá đồng bạc và gây ra cuộc chiến về ngoại tệ để chiếm lợi thế xuất cảng, bây giờ thì thiên hạ lại sợ tiền Mỹ lên giá làm các nền kinh tế đang lên sẽ lại sụp vì những khó khăn của họ!

RFI: Hình như là các thí dụ vừa rồi của anh cho thấy hai ba điều. Thứ nhất là luồng tư bản có thể chảy ngược; thứ hai, khi điều ấy xảy ra, nền kinh tế nào mà có vấn đề ở bên trong thì sẽ bị hiệu ứng nặng nhất; và nếu nhiều nền kinh tế lại bị cùng một lúc thì chúng ta dễ bị một vụ khủng hoảng lan rộng. Mấy kinh nghiệm đó có giúp ích gì cho các nước bị nạn lần này không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ chuyện đảo điên hay tái lập lại thất quân bình là hiện tượng thường trực và tất nhiên của kinh tế. Khi tư bản chảy khỏi các nền kinh tế có đà tăng trưởng thấp tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì cũng tạo cơ hội cho các nền kinh tế đang lên trong mấy năm liền. Nếu họ không nhân cơ hội để vừa phát triển vừa cải tiến cơ chế mà cứ tưởng sẽ mãi mãi có tiền từ xứ khác vào thì dễ bị khủng hoảng. Bây giờ, với nạn suy trầm, lương bổng và hối suất sút giảm, nước nào có thể nhân chuyện này mà chấn chỉnh lại cơ cấu và nâng sức cạnh tranh thì dễ ra khỏi khó khăn với nền móng lành mạnh hơn. Ăn thua là lãnh đạo đừng gây thêm hốt hoảng và tránh nổi động loạn bên trong. Có lẽ các nước đang phát triển mà có dân chủ thì dễ thoát hiểm nhất.

RFI: Xin cám ơn chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.