Hôm nay,  

Nước Mỹ Thay Đổi Hay Thoái Hóa?

27/08/201300:00:00(Xem: 15959)
...da đen làm chuyện xấu, da trắng là nạn nhân, Obama không biết, không lên tiếng...

Khi đọc bài diễn văn để đời nhận sự đề cử của Đại Hội đảng Dân Chủ năm 2008, ứng viên Barack Obama đình đám tuyên bố ngày hôm đó là ngày đổi đời, ngày mà thủy triểu sẽ được hạ và mọi vết thương của địa cầu sẽ được hàn gắn. Không cần tìm hiểu ý nghiã lời tuyên bố làm gì cho mệt thân xác, chỉ cần biết ngày hôm đó là ngày đổi đời thật. Ngày của Thay Đổi Mà Chúng Ta Có Thể Tin Được.

Mà quả đúng như vậy, nước Mỹ đã và đang thay đổi, mà thay đổi rất nhiều, rất mạnh.

Nếu ta chịu khó đọc báo hàng ngày, từ những tin chính trị “cao cấp” đến những tin xe cán chó, ta sẽ thấy nước Mỹ mỗi ngày đều biến chuyển, mỗi ngày đều thấy những chuyện mới lạ, nhiều khi oám ăm khó hiểu, nhất là cho đám dân tỵ nạn chậm tiến và chậm tiêu, trong đó có kẻ viết này.

Hàng triệu người khi bầu cho một người da đen làm tổng thống đã tin như đinh đóng cột là nước Mỹ đã thoát ra khỏi cái xiềng xích kỳ thị da đen da trắng. Dân Mỹ đã chứng minh được là họ đủ cởi mở để bầu một người da đen làm lãnh đạo tối cao, mà không cần dòm ngó đến kinh nghiệm hay khả năng gì của ông ta. Cái chuyện phá xích kỳ thị quan trọng hơn tất cả mọi yếu tố khác. Chỉ cần phá cái xích đó là nước Mỹ sẽ có đại đoàn kết toàn dân, đầy đủ điều kiện để phát huy những tinh hoa của trí tuệ Mỹ, tiếp tục duy trì thế lãnh đạo nhân loại của Mỹ, bảo vệ cái mà họ gọi là đặc trưng Mỹ - American exceptionalism.

Điều oái ăm lộ liễu nhất là tính mâu thuẫn vĩ đại trong lập luận bầu một người da đen sẽ xoá được nạn kỳ thị màu da. Nếu quyết định bỏ phiếu được thúc đẩy bởi màu da của ứng viên, thì tự nó đã là quyết định mang màu sắc kỳ thị rồi, làm sao có thể nói quyết định đó sẽ loại bỏ được chuyện phân biệt màu da? Bình tâm mà suy nghĩ, một quyết định như vậy chỉ có thể làm trầm trọng hơn việc phân biệt màu da thôi. Đó là lập luận của kẻ viết này từ năm năm trước.

Mà quả nhiên, những biến chuyển từ ngay sau ngày bầu bán năm 2008 cho đến nay đã chứng minh rất rõ rệt việc kỳ thị không hề suy giảm trong xã hội Mỹ, mà trái lại đã tăng cường độ rất nhiều. Dĩ nhiên ở đây ta nói về chuyện kỳ thị trong quần chúng, chứ trong chính sách chính thức của Nhà Nước Obama thì hiển nhiên các thái độ, tuyên cáo, luật lệ, có vẻ ngày càng tiến đến đồng đều màu da. Nhưng trên đời này, luật lệ là một chuyện, thực tế ngoài đời luôn là chuyện khác.

Chính sách xã hội cấp tiến cực đoan của Nhà Nước Obama ngày càng thiên về khối “người nghèo”, trong đó dân da màu –da đen, da nâu, da vàng- chiếm tuyệt đại đa số. Cũng tốt thôi. Nhưng vô hình chung, lại tạo ra một thái độ tự kiêu của giới “nghèo”, cho rằng đây chỉ là Nhà Nước đáp ứng cái “quyền” đòi hỏi được chu cấp đương nhiên của họ, trong khi lại cũng tạo ra cái bất mãn của khối trung lưu, tuyệt đại đa số là da trắng, cảm thấy mình phải cong lưng đi cầy, để đóng thuế nuôi người khác, đặc biệt là những người mà TT Reagan đã gọi là “welfare queen”, là những bà không chồng, không job, mà năm nào cũng sản xuất tý nhau, sống như bà hoàng với đủ loại trợ cấp xã hội như medicaid, foodstamps, tiền thất nghiệp, trợ cấp nuôi con,...

Nhìn vào yếu tố màu da trong hai thành phần đó, với tình trạng dân da trắng bị đóng thuế nuôi dân da màu, hay dân da màu được vinh danh và biệt đãi, trong khi dân da trắng bị sỉ vả vì trốn thuế không chịu đóng tiền cho Nhà Nước nuôi dân nghèo, hay suốt ngày bị đe dọa tăng thuế, thì ta sẽ mau mắn hiểu ngay là ngoài hệ quả xã hội, hệ quả tất yếu khác của chính sách xã hội của TT Obama là đào sâu thêm hố cách biệt màu da.

Ngay cả thái độ của người lãnh đạo cũng mang nhiều hệ quả. TT Obama đã không có một thái độ đáng gọi là ôn hoà hay trung lập gì. Khi một giáo sư da đen làm mất chià khoá nhà, phải cậy cửa vào nhà, bị một cảnh sát da trắng bắt, TT Obama chưa biết đầu đuôi câu chuyện ra sao, đã chửi ngay cảnh sát Mỹ là “ngu xuẩn”. Không phải chỉ cái anh cảnh sát đã dám xúc phạm vào “bạn” của TT Obama, mà tất cả ngành cảnh sát. Khi một thanh niên da đen bị một thanh niên da trắng gốc Nam Mỹ bắn chết, TT Obama đã mau mắn tuyên bố nếu ông có con trai, ông ước mong con trai đó sẽ như cái anh da đen bị bắn chết, dù chưa biết đầu đuôi câu chuyện ra sao, chưa biết quá khứ anh thanh niên da đen như thế nào. Đó phải gọi là những hành động đổ dầu vào lửa của một người có thiên kiến? Hay là những lời khuyên can, trấn an của một vị quốc trưởng, lãnh đạo toàn dân, trắng cũng như đen?

Trong bối cảnh đó, nạn kỳ thị chỉ có thể ngày càng mạnh.

Theo tin báo chí, mới đây có ba thanh niên, hai da đen và một lai đen, chưa anh nào đến 18 tuổi, thấy một thanh niên da trắng đang chạy ngoài đường -jogging-, vội mang súng, nhẩy lên xe hơi, đuổi theo và bắn vào lưng anh da trắng này, khiến anh chết tại chỗ. Bị hỏi tại sao, anh thủ phạm da đen trả lời tỉnh bơ “vì buồn chán –bored- không có chuyện gì làm, nên bắn cho vui –for fun-“. Cả nước rúng động. Cả nước Úc là quê hương của anh sinh viên da trắng, chấn động. Báo chí Úc kêu gọi tẩy chay Mỹ.

TT Obama nghĩ sao? Ông có ước muốn có con trai như anh sinh viên Úc không? Được hỏi TT Obama nghĩ gì mà sao không thấy mau mắn lên tiếng như các trường hợp da đen là nạn nhân, phát ngôn viên Toà Bạch Ốc trả lời TT Obama không biết gì về chuyện này nên chưa có ý kiến. Cả thế giới bị chấn động mà tổng thống Mỹ vẫn chưa hay biết gì? Nghe có tin được không? Hay là tại vì TT Obama đi nghỉ hè thật sự, không biết gì về những chuyện gì đang xẩy ra nữa?

Tin anh sinh viên Úc chưa ráo mực, lại có tin một ông già 89 tuổi bị hai thanh niên da đen vô cớ sấn đến đánh đến chết trong khu đậu xe khi ông từ tiệm đánh bi-da đi ra. Cả tuần sau cũng vẫn không nghe TT Obama lên tiếng, có lẽ vì cũng không đọc báo hay coi mạng nên không biết gì chăng?

Tình trạng bạo lực điên rồ chẳng phải chỉ hoành hành trong giới thanh niên da đen. Tuần trước, một thanh niên da trắng vác AK-47 cùng với 500 viên đạn vào một trường tiểu học ở Georgia, dự tính bắn người chẳng biết vì lý do gì. Nhưng gặp một cô nhân viên hành chánh của trường cực kỳ can đảm, đã tìm cách nói chuyện phải quấy với anh ta, và thuyết phục anh này bỏ súng đầu hàng yên ổn, không ai thiệt mạng. Một ngày sau, TT Obama đích thân điện thoại với cô nhân viên này để khen ngợi cô. Cô nhân viên đó là da đen. TT Obama trong trường hợp này biết tin rất mau lẹ và có hành động ngay.

Nói cách khác, dân da đen làm chuyện tốt, TT Obama biết ngay và ca tụng ngay. Dân da đen làm chuyện xấu, dân da trắng là nạn nhân, TT Obama không biết, không lên tiếng. Im lặng là vàng. Dân da trắng làm chuyện xấu, dân da đen là nạn nhân, TT Obama cũng biết ngay và mau lẹ lên tiếng bênh vực dân da đen và kết tội dân da trắng. Đó có phải là cách cư xử của một quốc trưởng lãnh đạo cả nước một cách anh minh và công bằng không?

Nước Mỹ vẫn bị vấn nạn kỳ thị màu da và bạo lực, trong khi tổng thống chẳng những không giúp giải quyết vấn đề, mà dường như còn đứng hẳn về một phía.

Nước Mỹ cũng dường như đang suy thoái nặng trên phương diện luân lý.

Nền tảng gia đình bị lung lay mạnh khi hôn nhân được định nghiã lại như là một sự kết hợp của hai người, cùng giống hay khác giống không có khác biệt gì. Không phải là đàn ông lấy đàn bà nữa, mà đàn ông lấy đàn ông hay đàn bà lấy đàn bà cũng được cả. Sự kết hợp của hai người trưởng thành này nghĩ cho cùng, cũng chẳng sao. Xứ tự do mà. Thế nhưng kết hợp qua một định chế là nền tảng của xã hội loài người từ cả ngàn năm trước thì quả là chuyện... đáng nói.

Và những hệ quả khác thì sao? Hai người cùng giống lấy nhau, thành vợ chồng, tuy chẳng ai biết ai là chồng ai là vợ, lại cũng được phép... có con nuôi. Thế thì đứa trẻ gọi ai là bố ai là mẹ? Hay là gọi cả hai là bố hay cả hai là mẹ? Nếu là bố cả hai thì mẹ đâu? Nếu là mẹ cả hai thì bố đâu? Đứa trẻ từ đâu ra? Giải thích như thế nào cho nó?

Có tin vài tiểu bang sẽ chính thức nhìn nhận trên các giấy tờ hành chánh con người ta có ba giống, nam (male), nữ (female), và giống... thứ ba, gọi là third sex, để chỉ những người vừa là đàn ông vừa là đàn bà.

Tiểu bang Cali vừa ra luật trong các trường học, học sinh nửa nạc nửa mỡ, gọi là transgender, có thể sử dụng nhà cầu dành cho con gái hay con trai đều được. Cali không hổ là tiểu bang “cấp tiến”, “tiến bộ” nhất nước. Vấn đề là làm sao biết ai là ai? Thế nào là transgender? Ví dụ như một anh học trò tinh nghịch hay bệnh hoạn, muốn vào nhà cầu con gái thì sao? Có gì cản? Chẳng lẽ mỗi trường phải có người canh gác cửa nhà cầu để kiểm tra xem những người đi vào có vào đúng chỗ hay không sao? Kiểm tra cách nào?

Ta thử nhìn vào cuộc chạy đua làm thị trưởng Nữu Ước hiện đang diễn ra. Có bốn ứng viên đáng kể. Một trong bốn người là cựu dân biểu Anthony Weiner. Ông này trước đây là dân biểu, nhưng phải từ chức vì dính vào xì-căng-đan. Ông tự chụp hình mình ở truồng rồi gửi qua điện thoại di động và máy điện toán cho mấy bà, có người là tình nhân, có người chỉ là chỗ quen biết. Một người bệnh hoạn như vậy dù đã phải từ chức dân biểu, mà vẫn ra tranh cử thị trưởng thành phố lớn nhất thế giới, vẫn được hậu thuẫn của cả triệu người. Ông đứng đầu về hậu thuẫn, cho đến khi báo chí khui ra chuyện sau khi từ chức, ông này lại chứng nào tật nấy, vẫn tiếp tục gửi hình khoả thân của mình cho thiên hạ. Bị chỉ trích, ông lôi bà vợ ra để bênh ông. Bà vợ nhìn nhận ông chồng “hơi có vấn đề”, nhưng bà đã tha thứ vì thông cảm ông và tin chắc ông sẽ là một thị trưởng xuất sắc.

Một ứng cử viên khác, hiện đang dẫn đầu trong tỷ lệ hậu thuẫn sau khi ông Weiner rớt đài, là bà Christine Quinn. Bà bị một bà khác, đối thủ, tố cáo bà không thể hiểu được phụ nữ và chuyện con cái và gia đình, vì bà Quinn “không có gia đình, không có con”, vì bà Quinn là người đồng tính, sống với một bà khác. Bị tố cáo, bà Quinn chẳng chút nao núng, trái lại khai thác lời tố cáo của bà đối thủ, công khai tuyên bố bà và “vợ của bà” (bà gọi là “my wife”) là một gia đình rất hạnh phúc. Truyền thông cấp tiến của Nữu Ước đã nhất loạt đứng về phe bà Quinn, sỉ vả bà đối thủ chậm tiến ngay.

Nôm na ra, một bà đồng tính sống chung với một “bà vợ” xứng đáng được hoan hô hơn một bà bình thường với tư tưởng hủ lậu, lấy một người đàn ông làm chồng?

Không biết có phải kẻ viết này già lẩm cẩm, nên không theo kịp đà tiến hoá của các xứ văn minh hay không, nhưng quả là những chuyện rối rắm khó hiểu.

Nói chuyện chính khách lem nhem không thể không nhắc đến thị trưởng San Diego. Ông Dân Chủ Bob Filner, bị một loạt mấy bà từng làm việc với ông tố cáo có hành vi xúc phạm tình dục, kể cả một bà ngoại tuổi ngoài sáu mươi, bị ông miệng thì hôn ẩu, tay thì quờ quạng chỗ không được đụng tới. Cả thành phố đòi ông từ chức dĩ nhiên. Nhưng ông này tỉnh bơ, không chịu từ chức, những sẵn sàng “điều đình” với hội đồng thành phố về điều kiện để ông từ chức, đòi thành phố phải trả tiền luật sư cho ông trong vụ mấy bà đang lôi ông ra tòa thì ông mới từ chức. Nghe tréo cẳng ngỗng. Xã hội Mỹ ngày một oái ăm? Và chuyện oái ăm hơn nữa là câu chuyện này đã thành sự thật. Ông Filner đã từ chức và thành phố San Diego sẽ trả chi phí luật sư cho ông.

Báo chí đăng tin anh binh nhì Bradley Manning bị kêu án 35 năm tù. Anh này bị tội xì cả trăm ngàn mẫu tin emails cho Wikileak tung lên mạng, bật mí hàng loạt bí mật quân sự của Mỹ. Cũng như câu chuyện anh Edward Snowden xì tin NSA theo dõi dân Mỹ qua mạng và điện thoại đã khiến cho hệ thống anh ninh của Mỹ bị lung lay tận rễ.

Vấn đề là hệ thống an ninh tình báo của Mỹ thực sự đã trở thành trò cười. Một anh binh nhì mà đã có thể tung ra hàng trăm ngàn tài liệu bí mật quốc phòng, hay một chuyên viên điện toán vớ vẩn mà có thể khui ra hết bí mật an ninh quốc gia trọng đại nhất.

Tinh thần kỷ luật hay tinh thần yêu nước cũng chẳng còn ý nghiã gì nữa. Dĩ nhiên, cả hai anh đều nhân danh tính yêu nước, tôn trọng dân chủ và pháp trị, cảm thấy có nhu cầu phải phanh phui những hành vi sai trái của chính quyền, để tái lập lại kỷ cương, tinh thần tôn trọng luật pháp của chính quyền. Nói cách khác, cả hai anh đều trắng trợn vi phạm luật pháp để ép chính quyền tuân thủ luật pháp. Cả hai đều tự cho cá nhân mình cái khả năng nhận định thế nào là yêu nước, thế nào là tôn trọng luật pháp, và tự cho là mình đúng, phải hành động, bất kể những thiệt hại nặng nề cho đất nước.

Khối cấp tiến bối rối, nhưng lại ca tụng hành động “can trường”, thổi còi báo động của hai anh này, phanh phui những tội tầy trời của chính quyền bất chấp những tai hại và nguy hiểm cho cá nhân mình.

Tóm lại, kẻ viết này cũng bị rối rắm, không còn biết rõ thế nào là yêu nước, thế nào là tôn trọng luật pháp nữa.

Trong vụ án Bradley Manning, lại còn một chuyện bên lề thật lạ lùng. Anh Manning, sau khi bị toà tuyên án, tỉnh bơ, không thắc mắc gì về cái án 35 năm nằm nhà lao. Ưu tư của anh binh nhì này là... chuyện đổi giống. Anh tuyên bố tự đổi tên thành Chelsea Manning, là tên con gái, và yêu cầu mọi người kể từ bây giờ, phải coi anh như là con gái vì đó là ý muốn của anh. Anh cũng lên tiếng đòi hỏi Nhà Nước Obama sau khi nhốt anh, sẽ phải lo trả tiền giúp anh đi mổ thay giống. Với tư tưởng cấp tiến hạng nặng, có nhiều hy vọng Nhà Nước Obama sẽ đáp ứng yêu cầu của anh,... xin lỗi, bây giờ phải gọi là chị Manning mới đúng, nhân danh tôn trọng nhân quyền của chị. Và chúng ta sẽ có dịp đóng góp tiền thuế để chi trả cho chị, để ý muốn (nhân quyền) của chị được tôn trọng và thoả mãn.

Nước Mỹ quả là đang thay đổi rất nhiều, rất nhanh, cho dù thủy triều vẫn chưa hạ. Vấn đề là những thay đổi đó có phải là những thay đổi mà ứng viên Barack Obama đã hứa hay không. (25-08-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.