Hôm nay,  

Những Câu Hỏi Bức Thiết

11/07/201300:00:00(Xem: 6630)
Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện quan trọng ký kết giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 21 tháng 6 năm 2013 đang được bàn luận rộng rãi trong nước và ngoài nước.

Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, chưa từng có một loạt văn kiện nào có nội dung rộng khắp, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tương lai của đất nước và dân tộc đến như thế.

Những văn kiện này xác định những phương châm chỉ đạo cho quan hệ hợp tác giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa láng giềng do 2 đảng CS lãnh đạo, có truyền thống gắn bó lâu đời, nay cũng chung ý nguyện hợp tác bền chặt lâu dài về mọi mặt - chính trị, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, kinh tế thương mại, giao thông, môi trường, giáo dục, văn hóa, du lịch, hữu nghị nhân dân.

Phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà nhân dân ta đã bác bỏ triệt để, coi đó là xiềng xích khống chế của Bắc Kinh, vẫn được nhắc đi nhắc lại một cách vô duyên.

Mối quan hệ giữa 2 đảng CS, 2 nhà nước xã hội chủ nghĩa, 2 chính phủ, 2 quân đội, 2 Bộ Quốc phòng, 2 Bộ Ngoại giao, 2 Ban Tuyên gíáo, 2 Ban Đối ngoại Trung ương, 2 Ban Lý luận của 2 đảng cũng được xác định một cách chi tiết.Mối quan hệ hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh biên giới Trung Quốc: Vân Nam, Quảng tây, Quảng Đông, Hải Nam – cùng với việc hợp tác trong lĩnh vực đánh cá biển giữa 2 nước - cũng được xác định rõ. Hoạt động khai thác chung về du lịch thác Bản Giốc cũng được ghi nhận.

Hai bên cũng tuyên bố thỏa thuận cùng nhau tiến hành việc thăm dò dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên còn cam kết ủng hộ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế đa phương, từ Liên Hiệp p Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hợp tác Á – Âu, Asean…

Phía Trung Quốc cũng hứa hẹn yểm trợ và cung cấp tín dụng cho một số công trình công nghiệp, hóa chất, năng lượng ở Việt Nam và tăng nhanh khối lượng trao đổi ngoại thương giữa 2 nước.

Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện nêu trên đang đặt ra cho những người Việt Nam yêu nước hàng loạt câu hỏi bức thiết.

- Tại sao Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện có ý nghĩa trọng đại lâu dài như một hiệp ước lịch sử đã được ký kết chóng vánh, hầu như không có thảo luận, tranh luận? Có phải ông Trương Tấn Sang bị Bắc Kinh gọi sang để bắt buộc phải ký vào các văn kiện đã được một phía thảo sẵn? Bọn trùm bành trướng đã dùng những áp lực gì? Mua bằng tiền? Đe dọa bằng bộ máy an ninh, tình báo?

- Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có biết gì trước chuyện này hay không? Có uỷ nhiệm chính thức cho ông Trương Tấn Sang thay mặt cho phía Việt Nam hạ bút ký một loạt hàng chục văn kiện ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ trên 13 lĩnh vực của quốc gia như vậy hay không?

- Tại sao trong các văn kiện không hề nói đến chủ quyền của nước ta trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị chiếm bằng vũ lực, các vùng đất bị lấn chiếm như ở thác Bản Giốc, vùng Thất Sơn (Hà Giang), vụ bản đồ lưỡi bò bất hợp pháp, những vụ ngăn cản, bắt bớ, sát hại ngư dân ta trong vùng biển quốc gia…?

- Các văn kiện một chiều như thế có tầm quan trọng như một hiệp ước lớn, không được thông báo cho quốc hội, không được quốc hội thảo luận và thông qua, có được coi là những văn kiện hợp hiến và hợp pháp hay không? Đó phải chăng là một loạt xiềng xích mới choàng vào cổ nhân dân ta mà nhóm lãnh đạo CS đã cam chịu chấp nhận để được hưởng những đặc quyền đặc lợi phi pháp?

Nhân có sự kiện hệ trọng trên đây, một số vấn đề quan trọng khác nữa rất nên được đặt ra để tìm hiểu cho sáng tỏ.

- Phải chăng cứ mỗi lần bị quan thầy mắng mỏ, bè lũ tay sai lại quay sang trừng phạt, đàn áp anh chị em ta dám đứng dậy chống bành trướng xâm lược để xoa dịu cơn giận dữ của quan thấy của họ? Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị án tù nặng chỉ vì ông vạch mặt chỉ tên bọn bành trướng TQ mang tai họa khai thác bauxite tròng vào cổ dân ta và dám phát đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hành động qua mặt của Quốc hội. Nữ sinh Nguyễn Phương Uyên bị tù và bị công an hành hung chỉ vì cô viết bằng máu mình lên án bọn Tàu khựa, cô bị trả thù để xoa dịu sự nổi giận của Bắc Kinh. Lẽ ra khi Tổ quốc lâm nguy, những con người yêu nước cần được quý trọng, thì trái lại ở nước ta họ lại bị đàn áp tàn bạo nhất. Đây là một sự nhẫn tâm có tính chất phản phúc, vô đạo, phi pháp, toàn xã hội cần biểu thị thái độ lên án mạnh mẽ và đòi tự do ngay lập tức cho các chiến sỹ yêu nước.

Vừa qua do có quá nhiều diễn biến thời sự nóng bỏng lôi cuốn sự chú ý của mọi người - như cuộc tuyệt thực dài hạn của luật sư Cù Huy Hà Vũ trong tù, việc bắt bớ các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Từ Anh Tú, việc chuẩn bị xét xử ông Lê Quốc Quân, chuyến đi thăm Indonesia của ông Trương Tấn Sang - nên sự phản bội kinh khủng này của Bộ Chính trị chưa được đánh giá kịp thời và đúng mức. Với nội dung rộng lớn, Bản Tuyên bố chung và các văn kiện liên hệ nghiêm trọng gấp trăm lần bức thư của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải phi pháp của Trung Quốc hơn nửa thế kỷ trước.

Một tuyên bố của trí thức và công dân yêu nước, cùng với đông đảo sỹ quan và binh sỹ của lực lượng Quân đội, Công an cũng như của tập thể các cựu chiến binh, cùng lao động, nông dân cả nước rất nên xuất hiện để tố cáo sự câu kết rộng lớn giữa kẻ bành trướng và bọn chư hầu cũng như nêu rõ tính chất vô giá trị của 13 nội dung hợp tác và 10 văn kiện ký kết ngày 21/6/2013 vừa qua.

Đây là việc cấp bách nhất hiện nay, khi nhóm lãnh đạo trong nước ta đang lúng túng vì bị chia rẽ sâu sắc trong nội bộ và bế tắc trong việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như bế tắc trong việc sửa đổi Luật Đất đai.

Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.