Hôm nay,  

Mỹ Xếp Hạng Buôn Người: Nga 3, Việt Nam 2

22/06/201300:00:00(Xem: 5806)
Hôm qua (ngày 19/6/2013) Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry công bố bản phúc trình năm 2013 về nạn buôn người trên thế giới, qua đó Việt Nam tiếp tục được xếp ở Hạng 2 trong khi Nga bị đưa xuống Hạng 3.

Hạng 2 dành cho những quốc gia nào chứng tỏ quyết tâm chống buôn người nhưng chưa đạt tiêu chuẩn trong hành động cụ thể. Hạng 3 dành cho những quốc gia thiếu quyết tâm phòng và chống buôn người và có thể phải chịu một số biện pháp chế tài bởi Hoa Kỳ. Danh Sách Theo Dõi dành cho các quốc gia mấp mé Hạng 3, như một lời cảnh cáo.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết rằng việc Nga bị đưa vào Hạng 3, nghĩa là hạng chót về buôn người, không đáng ngạc nhiện: “Theo luật do Quốc Hội ban hành, Nga tự động rơi xuống Hạng 3 do không chứng minh được sự cải thiện về nạn buôn người.”

Theo luật hiện hành, Bộ Ngoại Giao không thể giữa một quốc gia bị đặt trong Danh Sách Theo Dõi, nghĩa là mấp mé Hạng 3, quá 4 năm.

“Qua năm thứ 5, Bộ Ngoại Giao phải nâng quốc gia ấy lên Hạng 2 hay đẩy xuống Hạng 3”, Ông giải thích.

Ngày 18 tháng 4, Dân Biểu Christopher Smith triệu tập buổi điều trần về 6 quốc gia ở trong tình trạng này, trong đó có Nga và Tàu. Ts. Thắng, trong tư cách đồng sáng lập viên Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA), trình bày về tệ trạng buôn người từ Việt Nam sang Nga tại buổi điều trần này.

Sau khi dẫn chứng một số vụ buôn người điển hình mà Liên Minh CAMSA đã can thiệp, Ông kết luận: “Tệ trạng buôn người ở Nga không hề cải thiện. Tôi không thấy làm sao Nga có thể lên được Hạng 2.”

Liên Minh CAMSA hàng năm đều đóng góp thông tin chi tiết cho bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao. Năm nay, Liên Minh CAMSA chú trọng đến tình trạng buôn người ở Đài Loan, Mã Lai, Nga và Việt Nam.

Kế sách của Liên Minh CAMSA là chặt đứt đường dây buôn người ở cả hai đầu: Việt Nam là quốc gia xuất phát và ba quốc gia kia là các quốc gia tiếp nhận.

“Chúng tôi tập trung vào một số quốc gia có đông người Việt lao động vì nơi ấy thường có nhiều nạn nhân”, Ts. Thắng giải thích.

BPSOS bắt đầu đến Đài Loan hoạt động vào cuối năm 2005. Năm 2006 Đài Loan bị đưa vào Danh Sách Theo Dõi. BPSOS đã làm việc chặt chẽ và góp ý cho chính phủ Đài Loan về những biện pháp cải thiện. Năm 2010 Đài Loan được xếp Hạng 1 và ở vững tại vị trí này cho đến nay. Ghi nhận những đóng góp này, năm 2011 Tổng Thống và Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan đã trao giải thưởng Dân Chủ và Nhân Quyền Á Châu cho BPSOS. Hiện nay Đài Loan phối hợp rất chặt chẽ với Liên Minh CAMSA để chặn đứng đường dây buôn người từ Việt Nam.


BPSOS cũng đến Mã Lai vào cuối năm 2005. Năm 2007 rồi 2009, Mã Lai bị xếp Hạng 3. Từ 2010 đến giờ quốc gia này nằm trong Danh Sách Theo Dõi. Nếu không cải thiện thì Mã Lai cũng sẽ tự động rơi xuống Hạng 3 vào tháng 6 năm sau.

“Đây là yếu tố sẽ thôi thúc chính phủ Mã Lai gia tăng hoạt động chống buôn người trong 12 tháng tới”, Ts. Thắng nói.

Ông bày tỏ mối thất vọng về việc Việt Nam được xếp ở Hạng 2: “Dựa trên rất nhiều hồ sơ mà chúng tôi đã giải cứu, chính quyền Việt Nam hứa hẹn thì nhiều nhưng làm thì chẳng bao nhiêu, nếu không muốn nói là có sự bao che cho các công ty xuất khẩu lao động dính líu đến đường dây buôn người.”

Ngay bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao cũng thừa nhận rằng luật chống buôn người mà Việt Nam ban hành năm 2011 đến nay vẫn chưa được chấp hành về phần truy tố và trừng phạt thủ phạm.

“Tựu chung Việt Nam chỉ truy tố các vụ buôn tình dục phụ nữ và trẻ em mà thủ phạm là các cá nhân,” Ts. Thắng nói. “Ngược lại, họ bao che các đường dây buôn người lớn trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước.”
buon_nguoi_john_kerry__1
Ngoại Trưởng John Kerry tại buổi công bố bản phúc trình, ngày 19/06/2013. (ảnh BPSOS)
Bởi vậy, CAMSA chủ trương khởi đầu ở quốc gia tiếp nhận, như Nga, Mã Lai và Đài Loan, vì ở đó có nạn nhân và chứng cớ của việc buôn người, rồi truy dần đến tận gốc là Việt Nam.

“Một khi các quốc gia tiếp nhận, do áp lực từ Hoa Kỳ, thừa nhận các trường hợp buôn người xuất phát từ Việt Nam, sẽ thật khó để chính quyền Việt Nam phủ nhận”, Ts.Thắng giải thích.

Có mặt tại buổi công bố bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao, Ts. Thắng bắt liên lạc với các tổ chức chống buôn người ở một số quốc gia có đông người lao động Việt Nam.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.