Hôm nay,  

Một Ngày Không Như Mọi Ngày

31/05/201300:00:00(Xem: 16342)
Nghe một giai điệu hay cũng như có một người bạn tình tuyệt vời mơn man thịt da. Và nếu ca từ của giai điệu đẹp ngời thì như có thêm một người bạn đời tri kỷ để tâm sự. Những ca khúc theo đuổi đời mình suốt năm tháng bồng bềnh ắt phải là người vợ. Những dan díu thủy chung chia sẻ với nhau lắm đoạn trường.

Hiếm khi chúng ta có trong đời cả người tình, người bạn tri kỷ và người vợ. Bởi khi khoát lên nhau tấm áo choàng chồng vợ là sở hữu đời nhau những đổ vỡ ngầm ngấm bất toàn. Và mình hay số phận phải chọn một trong ba người ấy. Những lựa chọn đôi khi rủi may và hiu hắt ngày sau…

Bởi vậy nên lòng an phận chỉ xin chọn một người, một người bạn tri âm để lan man. Để thênh thang với em một giai điệu hay và một lời ca đẹp. Đó là bài What A Difference A Day Made.

What a difference a day made, twenty four little hours
Brought the sun and the flowers where there use to be rain
My yesterday was blue dear
Today I'm a part of you dear
My lonely nights are through dear
Since you said you were mine
Ôi một ngày đổi thay kỳ diệu, hai mươi bốn giờ ngắn ngủi. Đem mặt trời và những cánh hoa đến những miền đất nhiều mưa. Ngày hôm qua của anh thật buồn, nhưng hôm nay anh là một phần của đời em. Đêm đơn độc đã qua từ khi em nói yêu anh.
Oh, what a difference a day made
There's a rainbow before me
Skies above can't be stormy since that moment of bliss
That thrilling kiss
It's heaven when you find romance on your menu
What a difference a day made
And the difference is you, is you

Ôi! một ngày làm nên điều khác biệt. Một chiếc cầu vồng trước mặt và bầu trời không bão giông kể từ giây phút hạnh phúc ấy, nụ hôn choáng ngợp nọ. Hạnh phúc như thiên đường vì có chút lãng mạn trong sinh hoạt ngày thường. Một ngày khác biệt diệu kỳ. Và điều kỳ diệu đó là em. Một ngày không như mọi ngày.

Bài hát nguyên thủy bằng tiếng Tây Ban Nha của Maria Grever "Cuando Vuelva A Tu Lado" (When I Come To Your Side) viết vào năm 1934. Được Stanley Adams chuyển lời anh ngữ, qua tiếng hát tuyệt vời của Dinah Washington đã đem ca khúc lên đỉnh cao với giải thưởng Grammy cao qúy. Như mọi giai điệu bolero quyến rũ dặt dìu nhịp 3/4 đem đến lòng người những miên man như sóng vổ. Rung động như bước chân người yêu song hành trên đồi cát, những bước lảng du qua sa mạc ái tình. Những nhẹ nhàng tay trong tay, xoay tròn trong khúc rumba nhịp nhàng bước trước bước sau của mùa tình đầy.

Vâng em! Anh đã từng có nhiều triệu ngày như một ngày trong đời của kẻ khờ. A day in the life of a fool mà anh đã viết. Mình luôn ngoái lại để nghe mất mát những ngày sau, hụt hẩng những ngày sắp tới và mộng mị với những ngày hiện tại. Một ngày với 24 giờ nhiều khi lê thê. Lắm khi dài hơn tiếng thở dài và chậm rải hơn cánh thời gian mệt mỏi thôi vỗ bay trên miền năm tháng.


Cũng một ngày 24 giờ không đổi. Khi có em ngày bổng ngắn vô cùng. Đêm chợt dài như lòng nhau chờ đợi. Một ngày yêu ước hẹn trăm năm. Anh đã hết thôi còn nhìn mình trong gương để thấy em một sáng. Một buổi sáng như mọi buổi sáng đắng ngắt như ly cà phê đen. Buổi trưa đứng bóng, nhìn dáng ai qua những cổng thành từ cửa phòng làm việc đơn điệu hàng năm. Buổi chiều về có bước chân trôi dạt cuối phố, thấp thoáng chút men rượu lãng đãng. Và đêm về một bóng trong vườn khuya có tiếng chim đêm đập cánh giửa muôn trùng.
mot_ngay_khong_nhu_moi_ngay_resized
Hình ảnh một ngày không như mọi ngày.
Anh đã hết có một ngày như mọi ngày. Đơn điệu chôn chân như cơn mưa quanh chổ nằm, âm thầm trôi như đám rong, đời nhẹ như mây khói mà nặng hồn tả tơi.

Một ngày như mọi ngày,
Em trả lại đời tôi
Một ngày như mọi ngày,
Ta nhận lời tình cuối
Một ngày như mọi ngày,
Đời nhẹ như mây khói
Một ngày như mọi ngày,
Mang nặng hồn tả tơi.
(Trịnh Công Sơn)

Những ngày dài đơn điệu như giá rét mưa mùa, nóng má khô môi, đôi vai gầy, chân khiu khẳng cơm áo và nước mắt nhạt nhòa trong giấc ngủ chập chờn lo âu. Những ngày đó của chúng mình như một ngày trong đời của Ivan Denisovich. Những tháng ngày đó của chúng mình dường như không phải chỉ tròn 24 tiếng. Có thêm một giờ phút đau thương - bất nhẩn - khắc nghiệt - phủ phàng của giờ phút thứ 25. Như The 25th Hour của Constantin Virgil Gheorghiu.

Phải chăng em! bao năm rồi và bao ngàn ngày trôi mà anh vẩn quẩn quanh chờ đợi một ngày diệu kỳ. Để thân phận tình yêu của chúng mình thôi còn nổi trôi theo từng ngày đơn điệu. Đến khi nào tình mình mới lên ngôi. Trong một tình yêu lớn và có kết thúc hạnh phúc như chuyện cổ tích thần thoại.

What a difference a day made. And the difference is you. Thì xin em hảy đến. Em cứ đến và xin mang đổi thay kỳ diệu. Bởi ngày của anh sẽ khác hơn xưa. Sẽ tình tứ hơn với người tình. Sẽ sâu đậm hơn với bạn lòng tri kỹ. Sẽ gọn gàng gói chặt đời anh hơn với người vợ. Bởi một ngày hai mươi bốn giờ qua quá vội. Đến khi nào anh mới có một ngày không như mọi ngày?

Và nếu em không đến trong đời này để làm điều kỳ diệu. Thì xin em hãy để anh yên! Để yên anh lan man về một giai điệu bolero tình tứ. Để yên nghe anh kể một ca từ mặn mà gần gủi. Để yên cho anh một ngày tròn hai mươi bốn tiếng. Không hơn không kém. Một ngày giờ thường nhật với hàng triệu thay đổi trong từng sát na. Nghe Em!

SB. Austin. Một ngày thơm hoa nhài, 2013
Sean Bảo
(www.baosinh.com; www.sean-bao.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.