Hôm nay,  

Tháng Ba Ở San Jose

30/04/201300:00:00(Xem: 6306)

Giao Chỉ

Cựu chiến sĩ Hoa Kỳ hồi hương
Nếu cựu chiến sĩ Việt Nam cộng hòa còn nhớ mãi tháng 4- 1975 thì cựu chiến sĩ Hoa Kỳ cũng còn ghi nhớ tháng 3- 1973.
Trên toàn quốc nước Mỹ, các phân hội Viet Vet ghi dấu 29 tháng 3-1973 là ngày những người lính Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Thời kỳ đó, 40 năm về trước hiệp định Paris k?ý ngày 27 tháng 1-1973. Tiếp theo là 2 bên trao trả tù binh và những đơn vị Mỹ đầu tiên hồi hương.
Trên chuyến bay qua Thái bình Dương, những anh lính trẻ đã nhận được sự khuyến cáo đau thương nhất của đời lính là thay quần áo để mặc đồ dân sự khi phi cơ đáp xuống San Francisco.
Phe phản chiến có thể biểu tình nhục mạ. Trên đường về nhà hay chuyển tiếp các chuyến bay vào nội địa sẽ phải tiếp nhận những ánh mắt khinh rẻ của đồng hương. Đừng bao giờ mơ tưởng đến những vòng hoa chiến thắng choàng lên vai người anh hùng trở về trong vinh quang.
Chiến tranh Việt Nam là một sự thất bại của Hoa Kỳ ngay cả trong ngày trở về tháng 3 -1973. Hai năm sau vào tháng 3-1975 trở thành tháng 3 gẫy súng của anh chàng sĩ quan thủy quân lục chiến Cao xuân Huy. Ông Huy sau khi gẫy súng, tù đầy sau cùng được tự do để kể lại câu chuyện bi thảm tháng ba 75, nay cũng trở thành người thiên cổ.
Người cựu chiến binh Hoa kỳ và người cựu chiến binh VNCH mỗi anh đều có những niềm đau riêng.
Bức tường tưởng niệm tại San Jose.
Bốn thập niên về trước, miền bắc California là cửa ngõ của con đường đến với chiến tranh Việt Nam. Phi trường quân sự Travis và cả phi trường dân sự San Francisco hoạt động ngày đêm đưa những người lính trẻ đi vào chiến tranh.
Quân cảng Oakland hoạt động 7 ngày 24 giờ để tiếp vận quân dụng. Vịnh Cựu kim Sơn cũng là cái nôi của phản chiến. Những chàng trai 20 tuổi không có nhiều lựa chọn. Hoặc là đốt thẻ trưng binh trốn qua Canada hay là lên đường không kèn không trống.
Thành phố San Jose tuy không phải là địa bàn trực tiếp của phản chiến nhưng cũng là phần đất của Bay Area nên đã bị ảnh hưởng.
Trong chiến cuộc Việt Nam, San Jose ngày xưa là một thị trấn quê mùa nhưng cũng đã có hàng ngàn người ra đi và 142 chàng trai trẻ trở về trên hòm gỗ cài hoa. Vào thời đó các gia đình tử sĩ âm thầm nhận di hài của người thân và ôm niềm đau thương khôn nguôi.

Và niềm đau mất mát đó lại được ghi nhận sâu đậm thêm 2 năm sau khi miền Nam thất thủ 1975 để chứng tỏ dường như cái chết của con em họ chẳng đem lại điều gì chứng minh nước Mỹ thành công trong công cuộc bảo vệ tự do ở Đông Nam Á.
Sau khi chịu đựng niềm khắc khoải 40 năm, cuối tuần qua tại San Jose một bức tường tưởng niệm lần đầu tiên tại vùng Vịnh được khánh thành. Bức tường đá đen đặt cạnh vận động trường Arina mang tên hãng HP. Trên bức tường khắc tên 142 chiến binh, những đứa con trai của San Jose đã hy sinh tại Việt Nam. Tên, ngày sanh, ngày chết. Tựa đề của bức tường này là Sons of San Jose. Hơn 500 người đã đến dự lễ tưởng niệm cho một công trình hết sức ý nghĩa của 1 nhóm 5 người Mỹ làm việc suốt 5 năm qua. Khởi sự vận động quyên góp từ tháng 02-2008 và hoàn tất tháng 2-2013. Đứng đầu tổ chức xây dựng là một cựu chiến binh cùng với vợ đã có sáng kiến. Ông cũng là người tích cực thực hiện niềm ước mong làm điều gì cho chiến hữu chết tại Việt Nam. Ba thành viên còn lại cũng đều là cựu chiến binh. Không anh nào có chức tước quan trọng. Tất cả chỉ là binh sĩ và hạ sĩ quan. Sau khi ở VN về, những người lính này cùng trở lại đại học và hiện đã thành đạt, có công việc, có gia đình. Rất may mắn là họ không phải đứng đường với bảng Việt Vet homeless.
Buổi trưa thứ bảy 30 tháng 3-2013 các cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam có cơ hội nhỏ lệ muộn màng để khóc cho 142 đứa con của San Jose đã hy sinh. Trong danh sách yểm trợ cho bức tường có tên một hội đoàn và một cá nhân. Cả hai tên đều nhân danh trường võ khoa Thủ Đức. Có thể quá ít ỏi nhưng có còn hơn không. Vào buổi lễ tưởng niệm, chỉ có hơn 10 cựu sinh viên sỹ quan Thủ Đức tham dự và một vài người Việt Nam. So với hơn 100 ngàn dân Việt tại vùng San Jose, sự hưởng ứng của cộng đồng chúng ta xem chừng quá ít. Rõ ràng là chưa xứng đáng với nước Mỹ chấp nhận 1,700,000 dân Việt, chưa xứng đáng với 58,000 lính Mỹ hy sinh, và chưa xứng đáng với 142 đứa con của San Jose đã chết trong chiến tranh Việt Nam.
Có lẽ cũng cần xem lại mối duyên tình của cựu chiến binh Mỹ và đồng hương và cựu quân nhân Việt Nam tại phần đất tự do và đầy triển vọng này. Nhưng muộn còn hơn không. Xin hãy đến thăm viếng và đặt một bông hoa vàng Việt Nam dưới chân bức tường vào mỗi sáng chủ nhật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.