Hôm nay,  

Các Bà Lên Ngôi III: Nữ Quyền Trong Thời Đại Toàn Cầu

07/04/201300:00:00(Xem: 6204)
Một vòng quanh thế giới

Năm nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ được các Tổ chức Phụ nữ Pháp tổ chức tại Paris nhằm đặt trọng tâm cổ súy sự bình đẳng Nam/Nữ với sự tham dự của Ông Laurent Fabius, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp.

Tại buổi lễ, Ông Tổng trưởng nhấn mạnh về chủ trương của Chánh phủ Pháp đối với việc bảo vệ người phụ nữ “Sự tranh đấu chống lại phụ nữ bị bạo hành là một ưu tiên trong các ưu tiên của chánh sách đối ngoại của Chánh phủ Pháp”.

Pháp đặc biệt quan tâm đến sự tôn trọng và thực hiện Qui ước loại bỏ mọi hình thức kỳ thị đối với người phụ nữ. Tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đóng góp việc soạn thảo và đưa ra Nghị quyết “Phụ nữ, Hòa bình và An ninh “. Nghị quyết này kêu gọi các Quốc gia Hội viên LHQ tăng cường việc bảo vệ người phụ nữ trong chiến tranh và sự tham gia của người phụ nữ trong những cuộc đàm phán về hòa bình và an ninh. Riêng Pháp, năm 2010, đã ban hành một kế hoạch quốc gia nhằm thực hiện “Phụ nữ, Hòa bình và an ninh”.

Riêng năm nay, ở Pháp xuất hiện một Phong trào tranh đấu cho phụ nữ ”Hommes-auféminin” (phải dịch xát nghĩa là “Đàn Ông ở giống cái”). Phong trào gồm những người đàn ông thứ thiệt hoàn toàn, đầy đủ ngũ chi, thoa son môi, đánh phấn lên mặt, sơn móng tay, có người đội tóc giả,… xuống đường biểu tình Ngày Quốc tế Phụ nữ chung với các Tổ chức phụ nữ. Họ giải thích làm như vậy để nhằm đánh động dư luận ủng hộ nữ quyền, phản đối sự phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ cố hữu.

Nhơn ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, thử đi một vòng từ Âu châu qua Phi châu, rồi qua Á châu, để biết mỗi nơi tổ chức vinh danh người phụ nữ khác nhau như thế nào.

Ở Tàu, nơi có tiếng cực kỳ trọng nam khinh nữ, ngày 8/3 lại là ngày lễ chánh thức được nghỉ làm việc. Cho có vẻ tôn trọng người phụ nữ. Người cộng sản tàu cũng như cộng sản hà nội, trước khi cắt cổ người dân, họ thoa thuốc đỏ để khử trùng!

Ở Madagascar, ngày 8/3 cũng là ngày nghỉ lễ phụ nữ. Không biết mấy anh chàng xứ này xử lý thế nào với ít nhưt 4 bà vợ chánh thức để thể hiện sự công bình, tôn trọng nữ quyền nhơn ngày phụ nữ?

Ở Ý, người đàn ông có văn hóa dâng lên người phụ nữ của mình cành hoa mimosa để biểu lộ tinh thần kính trọng người phụ nữ. Nên trong ngày 8/3 hằng năm, ở Ý có tới 10 triêu cành mimosa bán cho các ông.

Ở Bulgarie, ngày 8/3, đàn ông phải biếu nữ đồng nghiệp, vợ, bồ, mẹ, mỗi người ít nhứt một bó bông, nếu không có thêm những món quà khác.

Riêng ở Arménie, ngày 8/3 kéo dài suốt tháng và quà biếu cho phụ nữ cũng kéo dài suốt tháng. Những thanh niên thất nghiệp hoặc nghèo, vừa cuối tháng 2, đã bắt đầu chạy trốn qua nước khác tỵ nạn phụ nữ cho tới tháng 4 mới dám trở về.

Thân phận người phụ nữ trên thực tế ngày nay

Lễ lộc, quà biếu, bông hoa cho ngày 8/3 chỉ nhằm xoa dịu thoáng qua nổi đau khổ triền miên của người phụ nữ. Trên thực tế, thân phận của người phụ nữ vẫn chưa thật sự được cải thiện như mong đợi.

Như ta thấy trên đây, ngày nay, người phụ nữ đông đảo đổ đạt cao, đi làm đủ nghành nghề và lương bổng cao, lo đời sống gia đình vì chồng thất nghiệp. Vậy mà, sau ngày làm việc, về nhà, người phụ nữ vẫn thàng nhiên đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ, lo cơm nước, chăm sóc con cái, giặt giủ,… Người đàn ông chẳng những không phụ giúp mà còn quyết liệt phản kháng phải làm những công việc nhà xưa nay đã đặc biệt dành riêng cho người phụ nữ.

Theo Bà Hanna Rosin mô tả thì người phụ nữ trên thế giới ngày nay, nếu có đi làm công việc có lương nuôi sống gia đình, đồng thời vẫn gánh vác vai trò truyền thống mà xã hội chờ đợi ở người phụ nữ.

Thật ra ai cũng thừa nhận địa vị phụ nữ đã thay đổi khá quan trọng trên nhiều địa hạt, từ gia đình tới ra ngoài xã hội. Tuy nhiên, đa số phụ nữ đi làm việc vẫn có mức lương thấp hơn đàn ông và chỉ có thiểu số nắm giử những chức vụ chỉ huy trong xí nghiệp hay chánh phủ. Đàn ông chẳng những chưa thật sự “biến mất” để nhường chổ cho các bà mà cái “biến mất” kia như Bà Hanna Rosin cấu tạo thành mô hình xã hội cũng chỉ có giá trị mang tính thời sự mà thôi. Vì thế, hồi tháng 10/2012, lần đầu tiên sau sự khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp nam/nữ ở Huê kỳ ngang ngửa nhau. Số đàn ông kiếm được việc làm trở lại đông hơn phụ nữ.

Người ta nhận thấy người phụ nữ không thể ôm hết tất cả vào người cùng một lúc. Có khi các bà phải chấp nhận rời công việc để tiếp tục học thêm hoặc chăm sóc con cái.

Việc nhà của người phụ nữ, nhứt là người phụ nữ việt nam trước đây, như cơm nước, chăm sóc con cái,… là một bộ phận không thể tách rời của thiên chức người phụ nữ. Một thiên chức cao quí mà người đàn ông không thể chu toàn. Chỉ có thể phụ giúp đở đầng mà thôi. Nên định chế hóa để thực hiện bình đẳng về quan hệ nam/nữ trong vai trò xã hội sẽ khó thực hiện.


Nhưng bạo hành người phụ nữ, đối xử bất công về quyền lỡi, về luật pháp đối với người phụ nữ là điều dứt khoát phải thật sự chắm dứt ngay.

Ở Tàu, ngày nay nạn gái thiếu trai thừa do chánh sách chọn nam của Bắc kinh đã gây ra thảm họa không thể giải quyết trong ngắn hạn được, chẳng những về mặt nhân xã, mà cả về mặt kinh tế quốc gia. Về mặt này, Việt nam học theo Tàu nên hiện có hằng triêu thanh niên sống trong cảnh “ế vợ”.

Đến lúc người phụ nữ phải tự chủ

Những vụ bạo hành trong gia đình không phải chỉ là những xung đột, cải vả bình thường mà là những hành động bị luật pháp xử lý. Liên Hiệp quốc và Hội Đồng Âu châu đều ngăn cấm vì đó là những vi phạm nhơn quyền. Bạo hành làm tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe của nạn nhơn phụ nữ, ảnh hưởng nặng lên tâm lý trẻ con. Cứ 1 phụ nữ trên 10 là nạn nhơn của bạo hành trong gia đình. Ở Âu châu hiện có 4 triêu phụ nữ là nạn nhơn của bạo hành gia đình.

Luật pháp không đủ khả năng bảo vệ hữu hiệu người phụ nữ chống lại bạo hành thường xuyên và ở ngay trong gia đình thì người phụ nữ vì sự an ninh bản thân và con cái, họ không có cách gì khác hơn là phải tự lo bảo vệ cho chính mình. Người phụ nữ không muốn cứ tiếp tục triền miên làm nạn nhơn nữa. Họ bắt đầu đi học nghề võ. Môn võ họ học là một môn võ tự vệ của Do thái có tên là Krav Maga, có nghĩa là “cận chiến”. Đây là môn võ giúp người phụ nữ kỷ thuật tự vệ khi bị tấn công như đánh lại địch thủ hoặc thoát chạy khi địch thủ qua hung hảng . Ở ngay Paris, có một trường dạy Krav Maga. Phụ nữ tới học ngày càng đông.

Krav Maga du nhập vào Palestine năm 1940 để huấn luyện lính Do thái, sau đó dân sự hóa, phổ biến rộng ở Âu châu và ngày nay trỏ thành một môn võ quốc tế. Phụ nữ rất thích học. Trong hơn 9 ngàn người pháp tốt nghiệp môn võ này, có 15% phụ nữ. Từ vài năm nay, số phụ nữ tăng lên từ 2%, 3%. Đó là chỉ dấu cho thấy phụ nữ quan tâm tự bảo vệ an ninh bản thân. Mặt trái nói lên tình trạng họ bị hành hung ngày thêm trầm trọng mà chánh quyền không đủ khả năng bảo vệ họ.

Cảnh sát và Quan thuế cũng có trường dạy môn Krav Maga. Lúc đầu, trường mở lớp dạy võ cho nhơn viên công quyền. Nữ nhơn viên xin học.

Trước một tình trạng bị hăm dọa và nguy hiểm, sau khi né tránh không được, thì chỉ còn phải phản ứng để tự vệ. Một phụ nữ yếu đuối, cân nặng 40 kg, vẫn có thể tự giải thoát khỏi sự bạo hành của một đối phương đàn ông lực lưởng, chỉ cần với hai ngón tay mềm mại chọc đúng vào chổ bí hiểm của đối phương. Môn Krav Maga huấn luyện phụ nữ những kỷ thuật nhuần nhuyễn nhắm đánh chính xát những tử huyệt của đối phương như mắt, yết hầu, đơn điền, điểm hạ bộ, …Những đòn đơn giản, không đòi hỏi nhiều ở sức mạnh, nhưng lại vô cùng hữu hiệu để tự vệ. Mục đích của phụ nữ nạn nhơn không phải đánh thắng đối phưong, mà chỉ nhằm tự giải thoát khỏi tình trạng bị hành hung để kịp tháo chạy. Đó là ý nghĩa thật sự của “tự vệ”.

Người phụ nữ nên học môn võ này để cảm thấy thoải mái, không phải trong gia đình mà thôi, mà còn những lúc đi đường. Như ở Paris, trong hành lang Métro.

Nhiều người học xong, khi gặp chuyện, họ chưa sử dụng sở học nhưng chính nhờ có vài ngón nghề hộ thân đã giúp họ giử được sự bình tỉnh mà trước kia họ không có.

Những chuyện phụ nữ bị bạo hành xảy ra hằng ngày, trong nhà ngoài ngỏ, đã làm cho người phụ nữ, hơn ai hết, luôn luôn sống trong tình trạng âu lo, bất an.

Một bà học viên 39 tuổi kể chuyện “Trước đây, chồng tôi cứ bắt nạt tôi mỗi khi anh ta không hài lòng chuyện gì. Lắm khi, anh ta tát tay tôi, đè tôi vào tường làm cho tôi ngộp thở. Từ hôm biết tôi đi học Krav Maga, anh chàng bắt đầu thay đổi thái độ. Thỉnh thoảng quen thói cũ, muốn đánh tôi hay áp tôi vào tường, lại vội rút lại cử chỉ và bỏ đi chỗ khác. Sau đó làm lành với tôi”.

Môn võ Krav Maga là thần dược làm dịu thần kinh thường căng thẳng của đàn ông. Trước mọi tình huống bị hăm dọa, các bà, với Krav Maga, sẳn sàng ứng xử đẹp.

Vừa rồi, Hội Luật gia Á châu ở Huê kỳ và nhiều Hiệp Hội bảo vệ phụ nữ chống bạo hành trong gia đình đã lên tiếng hoan nghênh Tổng thống Obama, ngày 7/3, 2013, ký tiếp tục ban hành luật chống bạo hành phụ nữ trong gia đình.

Đây là một niềm vui lớn đối với phụ nữ Huê Kỳ. Sau gần ba năm vận động của Trung tâm luật pháp, Quốc Hội Huê Kỳ đã thông qua dự luật mở rộng sự bảo vệ phụ nữ chống lại những bạo hành trong gia đình.

Từ nay, những phụ nữ nạn nhơn sẽ có chổ tỵ nạn dài hạn và hưởng được trợ cấp xã hội sống qua ngày chờ tái ổn định đời sống.

Người ta sanh ra không phải là phụ nữ nhưng khi trở thành phụ nữ thì hầu như:

“Tất cả đau khổ của trần gian,
Trời đã dành riêng để tặng nàng»*!
* Rất tiếc không nhớ tên tác giả

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.