Hôm nay,  

Một Thời Mong Những Trang Thư

20/03/201300:00:00(Xem: 7198)
Tôi hay viết thư. Từ ngày còn ở quê nhà tôi đã thích viết thư, vì muốn khám phá những chân trời xa lạ qua trang thư của người quen, vì muốn giữ tình thân với bạn bè. Phần nữa, tôi thích sưu tầm tem thư, nên những con tem trên phong thư là những gì tôi quí vì qua đó học được nhiều nét văn hoá, lịch sử của quê hương, của các nước.

Nghe đài nước ngoài, thấy có chương trình hay về văn hoá thế giới, giúp mở mang kiến thức, tôi viết thư khen ban biên tập hoặc có ý kiến, đề nghị và thỉnh thoảng nhận được quà tặng là những tấm bưu thiếp hình sinh hoạt đời sống, là quyển lịch nhỏ hay tập sách học tiếng Anh.

Thời đó đang tuổi hoa niên nên tôi còn đọc trang “Kết bạn thư tín” trên báo để tìm bạn bốn phương và có gửi thư làm quen vài lần nhưng đều bặt tin, như ca từ của một bài hát phổ thông trong đầu thập niên 1970: “Theo năm tháng hoài mong / Thư gửi đi mấy lần / Đợi hồi âm chưa thấy”.

Thích đùa nghịch, mấy đứa con trai bọn tôi thỉnh thoảng còn tụ nhau lại, giả làm con gái viết lời tìm bạn đăng báo để xem có anh nào cảm thấy muốn chia sẻ tâm trạng “hay buồn, yêu màu tím, thích nhạc Trịnh Công Sơn” mà muốn làm quen hay không. Nhưng cũng chỉ là những hoài mong.

Bây giờ nghĩ lại, không biết có ai qua mục kết bạn thư tín trên các báo ở Sài Gòn mà đã tìm được tình thân lâu dài hay có những cuộc tình đằm thắm, đơm hoa kết trái?

Ngày đó người đưa thư ở nơi tôi sống chạy xe Honda 50 cc với hai bao da đựng thư đeo hai bên yên sau. Mỗi ngày, vào khoảng gần trưa, đến trước địa chỉ trên phong bì, ông gọi to: “Nhà có thư”.
buivanphu_20130319_buudien_h01_daiuc
Thư từ chương trình Việt ngữ đài Úc gửi cho tác giả năm 1970. (ảnh Bùi Văn Phú)
Ngõ nhà tôi ở chỉ vài địa chỉ thường có thư, trong đó có nhà tôi và nhà đứa bạn có anh là lính hải quân đang tu nghiệp ở Hoa Kỳ. Đây là ông anh hàng xóm rất quý mến tôi vì tôi chơi thân với đứa em của anh ấy từ ngày còn nhỏ. Khi anh đi Mỹ thì người em của anh cũng vào quân đội và thường xa nhà nên anh liên lạc với tôi để có tin gia đình, để biết tình hình xóm ngõ. Anh viết thư kể chuyện nước Mỹ, thỉnh thoảng kèm hình. Có hình ngoài bãi biển với mấy cô gái tóc vàng xinh ơi là xinh, có hình ở trung tâm giải trí thơ mộng, đông người bên những trò chơi sặc sỡ mầu sắc.

Những cánh thư có thể đã bị an ninh của Việt Nam Cộng hoà mở đọc trước vì theo lời một người thân trong ngành cảnh sát cho biết tại bưu điện có một sĩ quan an ninh lo việc đọc thư, nhất là những thư gửi về từ nước ngoài.

Tháng 4-1975 tôi bị bật gốc ra khỏi quê hương, bỏ lại gia đình, bạn bè. Những ngày đầu sống ở Mỹ mong chờ thư quê nhà là niềm vui lúc đầy và dần dần là những đau khổ bất ngờ.

Những cánh thư đầu tiên tôi viết về nhà được gửi qua nước thứ ba như Nhật, Hồng Kông, Pháp, Thụy Sĩ mà không biết số phận của chúng ra sao.

Một ngày cuối năm 1975 tôi nhận được lá thư nhà đầu tiên gửi qua đường Hồng Kông. Nét chữ của cô em gái như có thoảng hương vị quê nhà đã đem đến cho tôi niềm vui là biết được gia đình bằng an sau cơn biến loạn 30-4, nhưng cũng đầy nước mắt khi hay tin nhiều người thân quen phải đi học tập, các em có đứa phải bỏ học ra đời buôn bán.

Từ đó thư nhà đến với tôi mỗi tháng. Những phong thư đã bị bóc ra rồi dán lại với lớp keo vàng lem nhem phiá sau là dấu chỉ của sự kiểm duyệt. Lúc đầu tôi mong thư vì nỗi nhớ nhà, nhớ các em. Rồi có nhiều lúc tôi sợ nhận thư vì trong những dòng chữ là nỗi lo cho gia đình vì đời sống khó khăn, vì có tin người thân vượt biển, vì những lần các em bị bắt, bị tù.
buivanphu_20130319_buudien_h02_thunha
Thư em gái viết đầu năm 1976. Những bì thư, nét chữ nay đang dần trở thành cổ vật. (ảnh Bùi Văn Phú)
Thư nhà gửi qua chỉ đóng dấu bưu phí bằng máy mà tôi không hiểu vì sao. Vẫn thích sưu tầm tem thư, một lần tôi nhắn nhà dùng tem thư để gửi thì được tin là nếu làm thế, tem thư dễ bị bóc cắp và thư sẽ thất lạc.

Trong cuộc sống mới tôi cũng chờ thư của các bạn mới quen trên đường tị nạn như những niềm vui. Lúc mới đến sống ở Berkeley, nhận thư từ San Jose, Napa gần bên nhưng thấy sao xa quá. Chưa nói đến những lá thư miền nam California hay Texas, New York, Hawaii xa vời vợi. Nhìn bản đồ mà không biết bao giờ mới có dịp đến những nơi đó.

Qua những cánh thư tôi liên lạc được với ông anh hàng xóm định cư ở Connecticut mới trải qua mùa đông lạnh như đá, với cô bạn học cũ ở Nguyễn Bá Tòng đang ở New York có chồng là sĩ quan không quân bị kẹt lại mà không biết số phận ra sao, với anh bạn du học năm 1973 hiện ở Đại học Texas A&M, với một vài người ở West Virginia nay là người thân bên gia đình chồng của cô em gái vội vàng kết hôn sau ngày 30-4 vì sợ phải lấy bộ đội.

Một cô bạn cựu sinh viên ban văn chương Đại học Sài Gòn tôi quen trong trại tị nạn Camp Pendleton là người hay viết thư nhất sau khi rời trại. Gia đình cô định cư ở miền nam California mà sau này là Little Saigon. Cứ một vài tuần chúng tôi lại nhận được thư của nhau, kể cho nhau nghe về đời sống mới, về cái Tết đầu tiên ở Mỹ thiếu hương vị Việt, về những nỗi buồn xa xứ.

Thời đó có bài hát “Mr. Postman” hay phát trên sóng FM với lời ca rất hợp hoàn cảnh trông chờ thư của tôi và của nhiều người tị nạn Việt Nam mới đặt chân đến Hoa Kỳ.

Bây giờ thỉnh thoảng đem chồng thư cũ ra đọc gợi lại nhiều kỷ niệm về gia đình, bạn bè và vẫn còn tạo xúc động.

Tôi đã viết thư về cho gia đình từ khắp nơi, nhiều nhất trong những năm đầu ở Mỹ, rồi thời gian sống ở Phi Châu, ở Á Châu hay những lúc du lịch Âu Châu, Úc Châu. Những cánh thư mà sau này nghe bố mẹ kể rằng mỗi lần nhận đều phải cho tiền người phát thư. Ngược lại tôi cũng nhận rất nhiều thư từ gia đình và bạn bè. Những lá thư theo chân tôi ở khắp năm châu, đem lại nhiều niềm vui trong lúc phiêu bạt giang hồ.
buivanphu_20130319_buudien_h03_thuban
Thư bạn trong những ngày đầu ở Mỹ. (ảnh Bùi Văn Phú)
Gần bốn mươi năm đã qua với nhiều biến đổi. Có những bạn thường liên lạc trong thời gian đầu định cư, nay mất nhau, không biết cuộc sống ổn định nơi nào hay trôi dạt về đâu.

Giữ liên lạc lâu nhất là anh bạn người Singapore. Tôi gặp anh khi con tàu đến nước này vào đầu tháng 5-1975 và anh là lính được gửi lên giữ an ninh. Chúng tôi quen nhau từ đó. Những năm làm việc ở Đông Nam Á vào cuối thập niên 1980 tôi có gặp lại anh và đến nay vẫn liên lạc thăm hỏi nhau. Không còn qua những lá thư viết tay mà bằng email.

Từ khi bùng nổ cách mạng công nghệ thông tin thì cách con người giao tiếp với nhau thay đổi nhiều.

Liên lạc với quê nhà cũng thay đổi theo. Từ ngày đường điện thoại được nối lại giữa Mỹ và Việt Nam vào năm 1991 những cánh thư từ đó bắt đầu thưa dần. Ngày nay với phát triển của Internet thì sẽ là điều hiếm hoi nếu vẫn còn nhận được những dòng thư viết tay gửi qua đường bưu điện.

Mr. Postman, người đưa thư, bây giờ mỗi ngày vẫn lái chiếc xe có mầu xanh trắng quen thuộc qua khu tôi ở, bỏ vào hòm thư trước nhà những tờ quảng cáo, tạp chí, nhưng không còn đem theo chút hương quê nhà hay tình thân của bạn bè mà tôi đã một thời mong đợi. Vào mỗi buổi chiều khi tan trường về.

© 2013 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.