Hôm nay,  

Hai Câu Chuyện 60 Năm Sau Cuộc Chiến; Chuyện Thứ Nhất: Một Cựu Binh Chiến Tranh Triều Tiên Nhận Huychương Sau 60 Năm

20/03/201300:00:00(Xem: 8376)
NASELLE, Wash. - Gần 60 năm sau khi phục vụ quân đội và những người bạn đồng đội, một cựu binh trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên cuối cùng nhận được huy chương khen thưởng, và cảm tạ cộng đồng Tây Nam Wasshington.

Chuyện kể về cựu chiến binh Bill Wuorinen, 82 tuổi ở thị trấn Naselle, ở ngôi nhà nơi ông đã sinh ra, cụ đã sống một đời sống yên tĩnh, đơn giản kể từ khi rời bỏ những vụ nổ tàn phá ở tuyến đầu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Cụ Bill cũng không chia xẻ gì nhiều về những ngày cụ là một chiến binh trong quân đội. Nhưng vào ngày 17/3/1953, chiến binh Bill thấy mình ở trung tâm cuộc tấn công của Trung Cộng trong 8 giờ.

Cụ Bill kể lại: "Chúng tôi có 160 người và chỉ có 16 người sống sót." Và nhờ có chiến binh Bill, trong số sống sót có một đại tá của Bill, là người cũng bị thương. Cụ nhớ lại có súng nặng bắn và cụ đã chạy đến nơi kéo đại tá và giấu ông trong một cái hầm. Chiến binh Bill chặn đứng sự chảy máu của thương trong nhiều giờ trong khi các chiến binh khác đánh trả các tên tấn công. Và chiến binh Bill đã làm một công tác tuyệt vời mà nhà chức trách nhầm anh là một quân y tá, có nghĩa là chiến binh Bill không đủ điều kiện được tưởng thưởng huy chương. Vị đại tá và các quân nhân khác được nhận huy chương Ngôi Sao bạc, nhưng chiền binh Bill thì không.

Người cựu binh đã nói chuyện trong một lớp học lịch sử tại một trường trung học đệ nhị cấp tại địa phương, và thầy giáo Rob Dalton nhìn vấn đề như một sư bất công. Ông đã giành được sự giúp đỡ của học sinh để giúp cho trường hợp của cựu binh Bill.

Thầy giáo Dalton nói sự kiện có vẻ giống như một điều gì sai lầm trong quá khứ, một lỗi lầm, một lỗi, và họ có cơ hội để giúp đỡ, để sửa lại.

Trong ba năm, ông giáo Dalton và học trò đã viết thư cho các nhà lập pháp, cầu xin rằng lỗi lầm lịch sử phải được sửa chữa. Cuối cùng, trong tháng Giêng, một huy chương Ngôi Sao bạc được chấp thuận thưởng cho cựu binh Bill.

Vào ngày trao huy chương, khoảng một nửa dân cư của thị trấn đã tham dự để xem cụ Bill nhận huy chương.

Cụ nói: "Khoảng 600 người đến đó. Tôi không nghĩ mọi người sẽ đến." Huy chương đến với cụ trễ 60 năm, nhưng dù sao cụ vẫn biết ơn.

"Vâng, việc được thưởng huy chương làm cho tôi cảm thấy tự hào. Huy chương không phải để tặng cho mọi người, tôi đoán thế," cụ Bill nói.

CHUYỆNTHỨ HAI: LÁ THƯ VIẾT TỪ TRẠI HUẤN LUYỆN NĂM 1953 TRẢ LẠI CHO NGƯỜI GỬI

NILES, Mich. (AP) Đó là năm 1953, và đó là binh nhì Bob Rodgres đã đến trại Fort Campbell, Ky., một trại huấn luyện căn bản của quân đội, và anh lính đã viết một lá thư cho vợ sau khi trại bị mất điện.

60 năm sau, cuối cùng lá thư được lật lên khi Sở Bưu Chính Hoa Kỳ trao lại lá thư cho cựu binh Rodgers, hiện nay đang ở vùng tây nam Michigan.

Vào ngày 13/6/1953, trong lá thư người lính trẻ 20 tuổi viết cho vợ, Jean, nói về cuộc sống thường xuyên ở trại lính. "Tất cả mọi việc là diễn hành, KP, đánh bóng giầy, đánh bóng giầy…"

Ngày 7/3, tại New Carslisle, Ind., nhân viên bưu điện Connie Tomaszewski đã tận tay trao lá thư cho cựu binh Rogres, giờ đây 79 tuổi. Bà Connie đã giao bức thư cùng ngày khi lá thư đến văn phòng của bà, theo lời bà kể với báo The South Bend Tribune.

Ông Rogers sửng sốt khi lá thư được trao lại.

"Tôi hỏi có phải họ đã thấy bộ xương con ngựa và người cưỡi và tìm thấy lá thư trong túi yên ngựa hay không," ông kể lại rồi mỉm cười.

"Bà Connie lắc đầu."

Bà nói thật khó để đoán điều gì đã xảy ra cho lá thư trên 60 năm qua. "Có hàng triệu khả năng… Nó có thể ở tại Fort Campbell," Bà Connie nói. "Điều quan trọng là lá thư đã được chuyển giao."

Mary Dando, phát ngôn viên của Quận Greater Indiana District của Bưu Chính Hoa Kỳ cho biết lá thư có thể thực sự đã được giao, sau đó đã kết thúc tại chợ trời hoặc một cửa hàng bán đồ cổ, nơi một nhà sưu tầm hiểu nó."

Trong các trường hợp này, đôi khi người ta đưa lá thư trở lại hộp thư vì nhiều lý do không được biết, bà Mary nói.

Về phần ông Rogres, ông nói ngay cả việc vợ ông không nhận được lá thư cũng không phải là một vấn đề lớn.

"Nhà tôi không thiếu nó, và tôi cũng không thiếu nó bởi vỉ tôi viết thư mỗi ngày," ông nói.

Vợ ông, bà Jean Rogres đã mất vì bị ung thư 8 năm trước đây.

Lá thư mang dấu bưu điện tại Fort Campbell ngày 15/6/1953. Lá thư dán con tem 3 xu.

Được hỏi nếu vợ ông còn sống sẽ phản ứng ra sao khi cuối cùng được nhận lá thư, ông Rogers nói, "Nhà tôi sẽ mừng lắm." (BQH)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.