Hôm nay,  

Nhà Thơ Nguyễn Lương Vỵ: Tập Thơ Tri Ân Nguyễn Trãi

19/03/201300:00:00(Xem: 7111)
Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ vừa xuất bản tập thơ mới, nhan đề “Tám Câu Lục Huyền Âm.” Và đây là tập thơ thứ bảy của ông.

Thi tập này được ghi là để “Tri ân tiền bối Nguyễn Trãi.”

Tập thơ dày 154 trang, bìa sau có chân dung tác giả do họa sĩ Trương Đình Uy6en vẽ, bìa trình bày chung với Lê Giang Trần.

Trả lời phỏng vấn của Việt Báo, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ nói rằng các bài thơ trong tập này là sáng tác từ 2010-2013, trong đó có 32 bài -- với thơ thể 6 chữ, công gọi là thơ lục ngôn, gồm 9 bài; thơ ngũ ngôn, gồm 8 bài; và rồi thơ thể 8 chữ.

Nhà thơ nóí, qua thi tập naỳ, ông muốn tìm về nguyên ủy tiếng Việt, và đặc biệt trong thể thơ mà ông gọi là “thơ lục ngôn bát cú,” ông sử dụng kỹ thuật mới về đối chữ.

Có thể thấy một điển hình của pháp đối này qua bài Dốc Trăng Cổ Xứ, do ông sáng tác tháng 12-2010, thử trích đoạn thứ ba của bài:

A ha ta về cố xứ
Dốc trăng gót lữ động tình
Tình buốt buốt vuốt ngực hú
Niềm lâng lâng đắp nắng thinh
Trăng lặn dốc mù địa phủ
Trời nhô bóng rợp thiên tinh
Một tràng kinh về đông đủ
Chiêm bao gió lú rùng mình… (trang 9)
nguyen_luong_vy_3_16_2013
Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đang ký tên vào tập thơ mới.
Người Việt thường quen với thơ bát cú thất ngôn (8 câu, 7 chữ), tuy nhiên thể thơ mới do Nguyễn Lương Vỵ thực hiện trong tập này không hoàn toàn là biến đổi từ thể cổ thi, nhưng nhóm 4 câu giữa bài đều hầu hết đã đối nghiêm chỉnh cả thanh lẫn nghĩa.

Như “niềm lâng lâng” đối với “tình buốt buốt”... Hay “trăng lặn dốc mù địa phủ” với “trời nhô bóng rợp thiên tinh.”

Tương tự, một số câu khác trong bài “Gửi Quốc Âm,” trước đó ông chụp lại một ảnh chữ Nôm từ tập Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi. Trong đoạn thứ VII của bài này, Nguyễn Lương Vỵ viết như sau:

VII.
Lá thu mưa đóa huyết thi
Đầu cây ngọn cỏ thầm thì
Chim bay về rợp võng nắng
Gió cuốn đi chớp quầng mi
Nghiêng tai nghe âm trổ nụ
Ghé mắt thấy chữ phương phi
Xoa tay nhặt năm tháng cũ
Mầm tươi vừa nhú diệu kỳ…(tr. 17)

Thấy ngay hình ảnh: “Chim bay về” và “Gió cuốn đi”... hay “Nghiêng tai nghe âm trổ nụ” đối với “Ghé mắt thấy chữ phương phi”...

Nhưng không phảỉ phép đối kiểu cổ thi làm mất bản sắc Nguyễn Lương Vỵ. Vì tho của ông vẫn có một sắc màu rất riêng: chữ cổ kính, nhưng câu rất mới; khổ thơ vuông vắn, kỷ cương nhưng nghĩa vẫn đau thương, trầm uất một kiểu rất riêng tư.

Chữ cổ kính như: dốc trăng cố xứ, dốc trăng khuyết đĩa dầu hao, chào cố xứ, phong dao mài thanh kiếm sắc, thủy cầm, mái đình tợ cổ cầm, giấc thạch cầm...

Nhưng biến thành những câu rất mới như:

Nhớ quá dốc trăng cố xứ
Hít một hơi ứ thiên cao... (tr. 7)
Hay, cũng rất mới là các câu:
Nếp trán vết hằn tâm sự
Dốc trăng khuyết đĩa dầu hao…(tr.7)

Trong khi đó, ngôn ngữ Nguyễn Lương Vỵ đã hiện thân rất mực mới lạ và đẹp tuyệt vời là trong lời ngợi ca Nguyễn Trãi:

Sống trong veo như nhật nguyệt
Chết tịch mịch tợ cổ câm
Bè mây trắng vang câu hát
Nước non trở giấc thạch cầm… (Gửi Quốc Âm, tr. 11)

Hình như không mấy người ngợi ca Nguyễn Trãi thơ mộng như thế. Thi sĩ đã nhìn thấy nước non phải trở giấc thạch cầm vì thương cho tâm hồn trong veo như nhật nguyệt của Nguyễn Trãi...

Mặt khác, các khổ thơ Nguyễn Lương Vỵ đều vuông vắn, kỷ cương. Kể cả những bài thơ 6 chữ, hay bài 5 chữ, hay bài 8 chữ. Người đọc có cảm giác rằng thi sĩ họ Nguyễn đã cẩn trọng từng chữ, cân nhắc từng vị trí đối nghĩa, đối âm, đối chữ đơn hay đối chữ ghép.

Nhưng dù vậy, thơ Nguyễn Lương Vỵ không phải là kiểu cổ thi như người xưa. Trong thơ có những dòng nước mắt rất riêng, trong đó chữ như vang lên nỗi đau. Thí dụ, từ bài Niệm Khúc:

Không gian đưa tay vẫy
Thời gian nhón gót về
Ngã tư nằm lóng nghe
Ngã ba rao lạc giọng... (tr. 88)

Phải chăng thi sĩ họ Nguyễn đã hít thở được với cả những không gian bên kia và thời gian ngoài nớ, để rồi sống nơi cõi này mà hệt như lơ lửng nơi ngã tư và nghe những ngã ba khản giọng vì tiếng gọi từ “Gọi ta xưa biệt tích, Phải đâu trong u tịch” (cùng tr.88).

Đây là một tập thơ xuất sắc, và là những dòng chữ tuyệt vời mà Nguyễn Lương Vỵ có thể viết cho cụ Nguyễn Trãi.

Tập thơ đề giá 18 Mỹ Kim. Có thể liên lạc trực tiếp tới tác giả: Nguyễn Lương Vỵ, nguyenluongvy@yahoo.com hay cell phone (714) 260-5572.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.