Hôm nay,  

Giáo Sư Lê Thái Ất Và Cuốn Sách Văn Hóa Việt Nam: Cộng Đồng Việt Hải Ngoại, Định Hướng Giữ Gìn Văn Hóa

09/03/201300:00:00(Xem: 9013)
Trong thời gian gần đây, nhiều nhân vật trong chuyên mục này có nhắc đến những vấn đề liên quan đến văn hóa Việt Nam ở Mỹ: bảo tồn văn hóa Việt Nam ở hải ngoại, dự án xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam… Những vấn đề này làm tôi tự đặt lại một câu hỏi đã cũ nhưng luôn luôn mới đối với người Việt chúng ta: đặc trưng của nền Văn Hóa Việt Nam là gì? Cái gì của nền Văn Hóa Việt Nam người Việt ở Mỹ nên giữ lại trong khi vẫn là công dân Hoa Kỳ? Những câu hỏi này dẫn tôi đến với cuốn sách Văn Hóa Việt Nam *, xuất bản lần thứ nhì cách đây đã 6 năm. Buổi chuyện trò với Giáo Sư Lê Thái Ất, tác giả của cuốn sách đã giúp cho tôi rất nhiều trong nỗ lực tìm hiểu về nền văn hóa của dân tộc mình…

Trước năm 75, giáo sư Lê Thái At đã từng dạy học tại các trường Trung Học Chu Văn An, Đại Học Vạn Hạnh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh những môn Việt Văn, Công Dân Giáo Dục…Tôi còn nhớ mình đã từng học Việt Văn bằng sách giáo khoa do ông biên sọan hồi còn ở trung học. Sang đến Mỹ vào năm 92, ông dành tòan bộ thời gian để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Năm 1996, ông cho xuất bản cuốn sách đầu tiên tại Hoa Kỳ, Ngôn Ngữ Việt Nam. Năm 1999, cuốn sách Văn Hóa Việt Nam ra mắt độc giả. Nó được hưởng ứng nồng nhiệt bởi cộng đồng người Việt hải ngọai, nên đã được tái bản vào năm 2003.

Theo GS Lê Thái At, rất khó để có một định nghĩa đầy đủ về văn hóa vì đây là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu gọn văn hóa là nếp sống, lề lối sinh họat, phát triển tăng tiến của riêng con người. Đó là toàn bộ cuộc sống văn minh hướng thượng, là nguồn sinh lực ưu thắng làm cho nhân lọai đạt đến văn minh, tiến bộ.

Để tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam, GS Lê Thái At đã sử dụng hình ảnh rất sống động và dễ hình dung: dòng sông văn hóa. Hãy nhìn lại lịch sử Việt Nam dưới lăng kính văn hóa. Theo các chứng tích lịch sử, con sông văn hóa dân Việt Nam đã bắt nguồn từ lâu lắm rồi. Nhưng phải đợi đến thời kỳ Hồng Bàng (2879-259 trước Công Nguyên), ta mới có một cột mốc lịch sử rõ ràng, vì đây là lúc dân tộc Việt có hẳn một quốc gia (nước Văn Lang), một chính quyền (triều đại Hùng Vương). Chấm dứt triều đại An Dương Vương, tức là bắt đầu thời kỳ Bắc Thuộc, một nhánh sông đã đổ vào con sông văn hóa Việt, đó là dòng văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Việt Nam bắt đầu giao lưu với một nền văn hóa khác kể từ đó. Rồi đến thế kỷ thứ 19, một nhánh sông nữa nhập vào, đó là nền văn hóa Tây Phương trong suốt thời Pháp Thuộc. Dòng sông Việt lại có thêm sắc màu mới. Rồi đến năm 75, đất nước ly tán, con sông văn hóa Việt Nam phải chẻ ra nhiều nhánh, chảy đi khắp nơi và gặp gỡ nhiều con sông văn hóa khác trên thế giới.

Hình ảnh dòng sông văn hóa như trên giúp chúng ta xác định được rõ ràng rằng nền Văn Hóa Việt Nam đã hình thành những đặc thù riêng của mình trước khi gặp gỡ với các nền văn minh khác. Một số ví dụ rõ ràng nhất có thể kể đến:

- Người Việt thờ cúng ông bà, tổ tiên, coi trọng truyền thống gia đình

- Người Việt có tục cưới hỏi bằng lễ vật trầu cau, coi trọng đạo vợ chồng

- Người Việt thờ trời đất, có tục cúng tế trời đất bằng bánh chưng, bánh dầy, đặt con người vào vị trí tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên

Những nền văn hóa khác như Trung Hoa, Tam Giáo (Phật-Khổng-Lão)… du nhập vào Việt Nam sau này, đã bổ xung thêm vào nền văn hóa Việt Nam nhiều điều hay đẹp. Một phần là vì nền văn hóa của chúng ta có những điểm tương đồng với các truyền thống này. Người Việt có truyền thống dung nạp, tiếp nhận những điều mới khá nhanh. Nhưng chúng ta biết gạn lọc. Người Việt chỉ giữ lại những thứ tốt đẹp, phù hợp với truyền thống căn bản của mình. Có lẽ vì thế mà chúng ta không bị đồng hóa. Khổng Giáo đem vào nước Việt truyền thống khoa bảng, nề nếp kỷ cương của một xã hội phong kiến. Tinh thần học sống hòa hợp với thiên nhiên của Lão Giáo đã có sẵn trong nếp nghĩ của người Việt. Phật Giáo, với tính nhân bản và từ bi đã được chấp nhận và ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, các vị vua đời Trần đã kết hợp hài hòa tinh thần Phật Giáo & Khổng Giáo, đem đạo Phật vào việc trị quốc, đã tạo nền một thời kỳ phát triển rực rỡ của lịch sử Việt Nam.

Thời điểm đáng quan tâm nhất của dòng sông văn hóa đối với chúng ta là thời điểm hiện tại, khi dòng sông Việt phải tách ra khỏi dòng chính, chia ra những nhánh sông nhỏ, hòa vào các dòng văn hóa Mỹ, Uc, Âu… Người Việt hải ngoại, đặc biệt là người Việt ở Mỹ, nên lấy những đặc điểm nào của truyền thống văn hóa Việt Nam để mà gìn giữ, để người Việt vẫn có sắc thái riêng trong quốc gia hợp chủng này? Theo GS Lê Thái At, hai yếu tố quan trọng hàng đầu đó là gìn giữ GIÁ TRỊ NHÂN BẢN và TINH THẦN GIA ĐÌNH của người Việt. Yếu tố nhân bản thì được nhắc đến trong hầu hết các nền văn hóa lớn của nhân lọai. Ở đây ta hãy xét riêng về tinh thần gia đình. Người Việt coi trọng gia đình, đặt gia đình là nền tảng của xã hội. Cách xưng hô độc đáo trong ngôn ngữ Việt Nam thể hiện rõ tinh thần này. Các từ "Ong", "Bà", "Cô", "Chú", "Con", "Cháu" … vốn là các thứ bậc trong một đại gia đình Việt Nam lại được dùng như đại danh từ nhân xưng ngoài xã hội. Thêm nữa, trong một gia đình, vợ chồng gọi nhau bằng "bố', "mẹ", và gọi cha mẹ của mình bằng "ông" và "bà". Đó là vì họ đặt mình vào vị trí của con cái khi xưng hô. Các cá nhân trong một gia đình liên hệ chặt chẽ với nhau như vậy đó. Gia đình xứng đáng là nền tảng để xây dựng nhân cách của một cá nhân, vừa là những viên gạch của nền móng xã hội. Vì sao vậy? Vì gia đình có đủ yếu tố để phát triển tình thương. Một trong những tình yêu đầu tiên của nhân loại có lẽ là tình mẫu tử. Mấy ai thương mình hơn chính cha mẹ mình? Yếu tố kế tiếp là gia đình có liên hệ huyết thống, có cùng truyền thống tâm linh là những mối dây liên hệ vô hình nhưng chặt chẽ. Đứa trẻ lớn lên trong sự đùm bọc thương yêu của gia đình, cho nên chịu ảnh hưởng nhiều từ cha mẹ mình. Nếu đơn vị gia đình yên ổn, các thành viên của nó sẽ là những các nhân tốt của xã hội. Xem trọng vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, và đòi hỏi ở con cái lòng hiếu thảo, biết ơn, có trách nhiệm đối với cha mẹ già chính là giữ gìn truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Phát triển rộng hơn nữa khái niệm gia đình, ta sẽ thấy hình ảnh đại gia đình, rồi gia tộc của người Việt. Người Việt biết ơn, thờ cúng ông bà tổ tiên, vì cho rằng nếu không có họ thì chẳng có mình. Và bởi vì cái gọi là "caí tôi" của ta ngày hôm nay có liên hệ đến những bậc tiền nhân ấy. Đó cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn. Những quan niệm có tính nhân nghĩa, trước sau trong xã hội như vậy, có lẽ cũng có nguồn gốc từ việc mở rộng khái niệm truyền thống gia đình Việt Nam.

Thế liệu việc gìn giữ truyền thống văn hóa này có làm cản trở quá trình hội nhập cho thế hệ con em chúng ta ở Mỹ? Không hề! Ngược lại, chúng ta phải tin tưởng rằng chính xã hội Mỹ đang áp dụng nhiều điều tốt đẹp đãcó sẵn trong nền văn hóa Việt Nam. Nước Mỹ không có một truyền thống văn hóa lâu đời, nên nó sử dụng tinh hoa văn hóa của những dân tộc đến định cư trên đất nước mình. Hội nhập nên hiểu theo nghĩa là học hỏi nền văn minh khoa học kỹ thuật, những phương cách đã biến nước Mỹ thành cường quốc kinh tế số 1, nhưng vẫn giữ gìn lại được sức mạnh văn hóa của dân tộc. Trở lại với truyền thống gia đình, trước đây nhiều người tin rằng xã hội Mỹ phát triển từ những cá nhân, không dựa vào đơn vị gia đình. Trẻ con lớn lên có cảm tưởng là xã hội cho mình tất cả. Học vấn miễn phí đến trung học. Lên đại học được cho tiền, mượn loan, lại có thể đi làm thêm để kiếm tiền dễ dàng. Ra trường hễ có việc làm là có nhà cửa, có cuộc sống tự do riêng. Thanh thiếu niên Mỹ vì thế chỉ mong thóat ly gia đình càng sớm càng tốt. Vợ chồng có ly dị thì chẳng ai phải lo lắng về mặt kinh tế. Khi về già, người Mỹ đã có nursing home chăm sóc, điều kiện y tế lại còn tốt hơn ở nhà. Con cái đến thăm thì tốt, nếu không có cũng chẳng sao. Một xã hội hòan chỉnh như vậy, tại sao phải dựa vào gia đình? Thế nhưng gần đây, giới truyền thông báo động về tình trạng gia đình Mỹ. Nhiều trẻ em lớn lên trở nên bất bình thường về mặt tâm lý vì cha mẹ li dị. Số thanh thiếu niên nghiện ngập, trở thành tội phạm vì không có gia đình chăm sóc gia tăng. Nhiều cuốn phim nói về hòan cảnh của người già, sống lạc lõng, cô đơn trong viện dưỡng lão đầy đủ tiện nghi. Như vậy đâu là cái lỗ hổng mà xã hội Mỹ giàu có không cung cấp được? Đó chính là tình yêu thương, nhu cầu lớn nhất của nhân loại! Gia đình là trường học đầu tiên về sự yêu thương. Xã hội mà chỉ vận hành bằng quyền lợi, nghĩa vụ, luật pháp, thiếu vắng tình thương thì xã hội đó sẽ bị tổn thương dù vật chất có dư thừa. Xã hội Mỹ có ưu điểm là có khả năng tự điều chỉnh rất nhanh, nên đã bắt đầu khôi phục lại giá trị gia đình. Người Việt hãy vững tin vào những giá trị văn hóa sẵn có này của dân tộc mình.

Thật là khó để nói đầy đủ về Văn Hóa Việt Nam trong một phạm vi bài báo. GS Lê Thái At kết thúc câu chuyện bằng một khái niệm cũng rất mới: nghĩa vụ văn hóa của mỗi người dân Việt Nam sống ở hải ngoại. Dòng sông văn hóa Việt Nam sẽ đục hay trong là do ý thức, sự góp sức gạn đục khơi trong của từng cá nhân, từng gia đình Việt Nam. Ý thức được những điều hay đẹp của nền văn hóa dân tộc, thực hiện một cách có chọn lọc nơi quê hương mới, đó là nghĩa vụ của mọi người Việt trên đất Mỹ. Đã nói đến nghĩa vụ, thì phải nói đến quyền lợi. Ai sẽ được hưởng lợi trong việc làm văn hóa này? Chính chúng ta, gia đình chúng ta chứ không ai khác. Đi xa hơn nữa, một cộng đồng người Việt vững mạnh về mặt văn hóa cũng làm lợi lộc cho nước Mỹ, và cả cho quê nhà xa xôi bên kia bờ Thái Bình Dương…

Đòan Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.