Hôm nay,  

Phê Và Tự Phê — Võ Thuật Theo Định Hướng XHCN

26/08/201200:00:00(Xem: 13704)
Từ lâu lắm rồi, người dân Việt hầu như đã quên hẳn mấy chữ “phê và tự phê”. Mọi người đã gần như đương nhiên coi đó là sản phẩm của những năm tháng “điên điên” của thời chủ nghĩa cộng sản còn ở “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Hơn một thập kỷ qua, tất cả những thứ gàn dở như “phê và tự phê” đều đã bị ném cả vào cái giai đoạn gọi chung chung là “thời bao cấp”, tức cái thời chứa đựng nhiều lạc hậu, sai lầm mà nay đảng và nhà nước vẫn hãnh diện bảo là đã qua rồi.

Chính vì thế mà nhiều người ngạc nhiên khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ phủi bụi bài bản “phê và tự phê” đem từ trong kho ra công bố tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào tháng 5/2012, cùng lúc với việc ông cho phục hồi Ban Nội Chính Trung Ương và nắm lấy ghế Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Đợt phê và tự phê này, với tên gọi mới dài hơn một chút “Kiểm điểm phê bình và tự phê bình”, sẽ được thực hiện trong toàn đảng, ở mọi cấp, mọi địa phương. Cũng bất ngờ không kém, vào giữa tháng 8, Thông tấn xã Việt Nam được lệnh tung tin 14 ủy viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Đảng đã phê và tự phê xong rồi. Mất tất cả 16 ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Hiển nhiên, câu hỏi tại sao lại phải tái dụng hàng phế thải như thế vào lúc này hiện lên trong đầu nhiều người, và dẫn đến nhiều phán đoán khác nhau. Nhưng có lẽ một điểm nhận xét chung được nhiều người chia xẻ và được cựu đại tá Lê Hồng Hà nói lên trong một bài trả lời phỏng vấn với đài BBC, là đợt phê và tự phê rầm rộ vừa rồi tại Bộ Chính Trị "không có giá trị gì lắm đối với tình hình và sự tiến triển của đất nước”. Theo ông, Việt Nam hiện "đang quằn quại trong hai mâu thuẫn", một là đất nước đang "rơi vào tổng khủng hoảng toàn diện" do đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối Mác - Lênin, "một đường lối phản phát triển, sai lầm". Hai là "thái độ bành trướng, muốn thôn tính Việt Nam của Trung Quốc" trong lúc giới lãnh đạo Việt Nam "thoái lui và gần như đầu hàng." Lối thoát cho đất nước khỏi 2 hiểm họa trên đã khá rõ nhưng lãnh đạo đảng lại chỉ muốn bàn chuyện "xây dựng Đảng, cán bộ suy thoái, đề bạt cán bộ, sắp xếp cán bộ", mà ông Lê Hồng Hà và nhiều người đánh giá là "chẳng giải quyết cái gì cho đất nước."

Về mặt thực hiện, những cán bộ đã trải qua nhiều đợt phê và tự phê trong các thập niên trước như ông Lê Hiếu Đằng, cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố HCM, cho rằng: “phê và tự phê mang nhiều tính hình thức hơn là thực chất”. Ông đặt câu hỏi: “Ai dám phê bình thủ trưởng? Trong chi bộ chính phủ thì ai dám phê bình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? ... Trong cơ quan tôi cũng vậy, bao nhiêu đảng viên im như thóc không ai dám phê bình lãnh đạo”. Vì vậy, theo ông, đã đến lúc “Phải dùng pháp luật để giám sát hoạt động của các vị trong Đảng và Nhà nước”.

Thật vậy, nhiều người tin rằng “phê và tự phê” chỉ là cách để đảng tự đặt họ đứng ngoài và đứng trên pháp luật. Nghĩa là chỉ có đảng mới có quyền xử đảng; còn pháp luật chỉ dùng cho dân và những người đã bị khai trừ khỏi đảng. Và khi hệ thống pháp luật còn không được phép biết các quan phê nhau những gì thì dân chúng lại càng bị cấm cửa. Các buổi phê và tự phê ở cấp càng cao, màn bí mật càng dầy. Rồi sau bức màn bí mật ấy, các bên thương lượng với nhau để ai “hạ cánh an toàn” và ai leo lên ngồi thế chỗ.

Chính vì biết rõ kiểu phê và tự phê trong bóng tối đó của lãnh đạo đảng mà người dân khó nhịn cười khi nghe những quan chức như ông Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc, khẳng định: “Ai xấu ai tốt quần chúng đều biết hết”, hay “đảng làm kỹ lắm, rất thẳng thắn và mạnh mẽ.” Ai cũng biết ông Nguyễn Lân Dũng đang nói xạo vì chính ông cũng không biết gì ráo. Và khi được hỏi tại sao không công bố cho toàn dân biết, ông Dũng lại càng gân cổ nói bừa đến độ mâu thuẫn với câu khẳng định trước, đó là: “Chả nước nào công bố khuyết điểm của lãnh đạo cho nhân dân” và “Ban chấp hành Trung ương đã đại diện cho toàn nhân dân rồi”. Hóa ra ông cựu đại biểu quốc hội này mù tịt về thế giới bên ngoài, mù tịt về giới hạn được biết của trung ương đảng CSVN, và mù tịt luôn về vai trò của cái quốc hội mà ông từng là thành viên.

Trở lại với chủ đề chính “phê và tự phê". Có thể nói bản chất của đợt “phê và tự phê” lần này vẫn như xưa — vẫn là công cụ để số đông hùa vào đánh một đối thủ chung. Đặc biệt trong trường hợp đối tượng bị đánh còn tương đối mạnh. Lần này, ở thượng tầng lãnh đạo đảng, các ủy viên Bộ Chính Trị có đối thủ chung là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ ghen và ghét ông Dũng từ nhiều năm qua vì ông nắm gần như độc quyền mọi nguồn tiền và nguồn lợi béo bở nhất. Họ muốn đánh ông Dũng từ lâu nhưng không dám hay chưa làm được, vì số tay chân chung quanh ông ta còn quá đông. Tiền sinh ra quyền. Đội ngũ những quan chức được hưởng thu nhập từ các “quả đấm thép”, đấm gang, đấm gỗ, đấm dầu, đấm điện, đấm địa ốc, đấm ngân hàng… càng lúc càng đông và “chỉ biết còn Dũng còn mình”.

Nhưng nay sự sập tiệm và chao đảo của hàng loạt các tập đoàn kinh tế và tổng công ty mang nhãn hiệu VinaX, VinaY đang làm ông Nguyễn Tấn Dũng choáng váng. Mới nhất là Tổng công ty Vinacomex báo cáo lỗ 757 tỷ đồng, tương đương 38 triệu USD và nợ ngân hàng trên 1,000 tỷ đồng. Các tay chân cỡ lớn của ông Dũng thì người ra tòa như Phạm Thanh Bình, kẻ bỏ trốn như Dương Chí Dũng, hay bị còng lôi đi như Nguyễn Đức Kiên. Đây là cơ hội bằng vàng cho các đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng khởi động cuộc tấn công.

Điều đáng nói là mặc dù choáng váng nhưng phe cánh ông Dũng vẫn còn khá mạnh. Đặc biệt bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, là một đồng minh kiêm cựu thuộc cấp của ông Dũng. Rõ ràng nếu cán cân quyền lực đã nghiêng hẳn về phía các đối thủ của ông Dũng thì người ta đã chỉ thấy các vụ “điều tra” hay các buổi “kiểm điểm trách nhiệm” đối với người đứng đầu chính phủ. Sự kiện phải dùng đến ngón đòn cổ điển “phê và tự phê” cho thấy cán cân quyền lực còn nghiêng ngửa và nhu cầu phải lấy thịt đè người tại Bộ Chính Trị còn cao.

Nếu xử dụng đến nơi đến chốn, phương pháp đấu đá bằng “phê và tự phê” có thể tương đương với kiểu “tùng xẻo” của Tàu. Khi chia phiên cho từng người, 12 ủy viên Bộ Chính Trị còn lại (trừ ông Dũng và ông Hùng) có 12 lượt để mỗi người cắt ông Dũng một miếng. Ngược lại, ông Dũng chỉ có thể cắt lại một lần mà thôi. Trước thế áp đảo đó, ông Nguyễn Sinh Hùng nhiều phần chỉ dám chọn thế đứng giữa hay chỉ trích nhẹ ông Dũng để bảo vệ sinh mạng chính trị của chính mình. Kết quả trận đấu khá hiển nhiên: 12 đánh 1 không chột cũng què. Và cuộc “tùng xẻo” này kéo dài ít là 4 ngày như Thông tấn xã Việt Nam đã thông báo.

Cũng theo báo đài lề phải, đợt sinh hoạt chính trị “phê và tự phê” này sẽ mở rộng trên cả nước tới cấp chi bộ đảng địa phương. Nhưng giới cán bộ lớn nhỏ khắp nơi đã dư biết mục tiêu chính của đợt phê và tự phê này là để “giải quyết vấn đề nhân sự” tại Bộ Chính Trị. Còn lệnh mở rộng chiến dịch này ra cả nước chỉ là lớp sơn cần thiết để che bớt hình ảnh “tùng xẻo” ở thượng tầng lãnh đạo. Nói cho cùng, cũng chẳng có cán bộ cấp dưới nào sợ “phê và tự phê” vì từ lâu họ đã có đủ khả năng và kinh nghiệm tối thiểu để đối phó và luồn lách các cuộc kiểm điểm chiếu lệ kiểu này. Ngoại trừ những cán bộ không may bị chọn làm dê tế thần. Và những ai đã xui tận mạng như thế thì dù có “phê và tự phê” hay không, số phận họ vẫn không đổi.

Ngay cả trong trường hợp trung ương đảng Cộng Sản muốn có một cuộc kiểm điểm thật để sửa sai cho đất nước và “khôi phục lại lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng” như ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố thì kết quả vẫn có thể thấy trước là rất vô ích. Ông Nguyễn Văn An, cựu Trưởng ban Tổ Chức Trung ương, đã phân tích tới tận gan ruột loại vấn nạn này. Đây không phải là vấn đề nhân sự mà là “lỗi hệ thống”, nghĩa là hệ thống cai trị hiện nay liên tục sản sinh ra loại cán bộ như vậy. Nói một cách đơn giản là cho mỗi cán bộ xấu đang nắm quyền ở mọi cấp hiện nay có hàng trăm các cán bộ khác, kể cả các cán bộ đi chỉnh đốn người khác, đều ước ao được ngồi vào ghế đó và tận hưởng như cán bộ xấu đó đã hưởng. Đặc biệt ở tầng cao nhất, biết bao kẻ đang thèm thuồng cái ghế của ông Nguyễn Tấn Dũng, chỉ để lập lại hoặc đi xa hơn những “cái sai” ông Dũng đã làm trong gần 10 năm qua.

Có lẽ vì đã biết quá rõ thế võ XHCN này nên đại khối dân chúng chẳng ai đoái hoài đến đợt “phê và tự phê” rầm rộ trên mặt báo hiện nay. Các quan tâm chính vẫn là đại hoạ “diễn biến hòa bình” từ Trung Quốc đang diễn ra. Guồng máy cán bộ khắp nơi cũng chẳng ai bỏ buổi nhậu nào vì lo lắng sắp bị phê hay phải tự phê. Ngay cả Bắc Kinh cũng chẳng đoái hoài đến chuyện này vì cánh nào thắng đi nữa thì cả Bộ Chính Trị vẫn nằm trong tay họ rồi, vẫn trung thành với 16 chữ vàng và 4 tốt.

Kết cuộc lại, chỉ có báo đài nhà nước có thêm chút việc làm. Và có lẽ chỉ vài tuần nữa, bài bản “phê và tự phê” lại trở vào kho nằm hứng bụi thời gian.

Ý kiến bạn đọc
26/08/201208:05:33
Khách
ở bất cứ một nước nào mà chính quyền coi luật pháp trên tất cả đảng phái ,thì đất nước đó sẽ tiến bộ và có tự
do dân chủ cho người dân .còn những nước đặc ra luật pháp nhưng kg bao giờ thi hành đúng với luật pháp điển
hình như CSVN .thì đất nước sẽ không bao giờ tiến bộ ,và người dân sẽ không bao giờ có được tự do dân chủ .
một nhốm người đang cầm quyền tại việt nam ,họ là những người ít kĩ vì quyền lợi cá nhân và đảng phái của họ mà thôi .tôi đống ý với tác giả 100% ,phê và tự phê là một vở kịch sao khi hai bên thoả thuận chia quyền
hành ra cho cân bằng .thì tất cả sẽ về lại như củ , đảng vẩn tiếp tục tham nhũng kết cuộc người dân là lảnh đủ
và hồ sơ phê và tự phê sẽ vào một gốc nào đó và nó sẽ bị quên lảng theo ngày tháng .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.