Hôm nay,  

Anh Thương Em Thì Trầu Rượu Đến Nhà

25/05/201200:00:00(Xem: 12166)
“Anh thương em thì trầu rượu đến nhà
Trước cha mẹ biết, sau bà con hay.”


Câu ca dao nhẹ nhàng và dễ thương. Nó như tiếng gió lùa qua kẻ lá, ngọn tre, êm ái vờn qua bông súng, bông sen. Những câu ca dao mộc mạc của ruộng đồng miền Tây.
Thêm nữa:

Ai ơi! muốn hưởng lộc trời
Trước thờ cha mẹ, sau thời vợ con.


Cuộc sống đơn giản quê mùa như ngọn lúa, nó theo con nước lớn nước ròng chuyên chở thứ tình cảm mộc mạc đơn sơ của những gia đình, làng xóm miền Nam.

Đã lâu lắm, hôm nay tại Mỹ tôi mới được dự một đám cưới theo phong tục cổ truyền Việt Nam có đủ lễ nghi, thực hiện đủ các lễ. Theo thông lệ ở Mỹ, chuyện cưới hỏi phần nào đã theo Mỹ, có nghĩa là giản dị đến mức tối đa. Tất cả lễ nghi dồn vào một đám. Trước đi lễ ở chùa, nhà thờ, và chiều tối đến nhà hàng ăn tiệc. Bà con bạn bè đến mừng. Việc cưới hỏi coi như xong.

Hai họ Văn-Trương đã dành nhiều thì giờ cho đôi trẻ. Có thực hiện đủ thủ tục theo lệ xưa-Dạm ngõ, nạp thái, nạp tệ…v.v. Trước hết, nhà trai hẹn ngày mang trà rượu đến thăm nhà gái gọi là dạm ngõ, vấn danh; sau đó hẹn ngày làm lễ hỏi, và sau đó sẽ làm lễ thành hôn (đám cưới). Đám hỏi có mâm trầu cau, bánh trái, hoa quả và trà rượu, heo quay. Nhà trai đến nhà gái, trình lễ vật, nhà gái xem xong, mời nhập gia.

Đến ngày hẹn. Đó là ngày đáng nhớ của cặp tình nhân: Ngày 20/3/2012, nhằm ngày 30 tháng Tư năm Nhâm Thìn-Ngày Tân Tỵ, Hành Kim, Trực Kiến, Sao Phòng. Cát Thần có Thiên Đức, Thiên Phúc, Phúc Hậu. Có Phúc có Đức, có Hậu…thật hạp cho việc bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Đứng đợi ngoài sân, đúng giờ lành, nhà trai mang mâm quả có phủ khăn điều trao qua nhà gái. Nhà gái xem xét lễ vật, đồng ý, và nhận, sau đó mời nhà trai “Nhập Gia” kể từ giờ phút nầy, hai họ là thông gia.

Vào nhà, đàng trai cử một đại diện giới thiệu họ hàng, ông bà, cha mẹ anh chị em bên đàng trai cho đàng gái biết. Sau đó, đáp lễ, một đại diện đàng gái, giới thiệu bà con nội ngoại, ông bà cha mẹ, anh chị em cô dì chú bác…cho đàng trai biết. Hai họ chào hỏi nhau.

Lúc này, chú rể tương lai được bước ra trước; gia đình nhà gái, cũng đưa con gái từ buồng trong bước ra chào hai họ. Trước sự chứng kiến của hai họ đôi bên, chú rể nói lời đính ước, trao nhẫn, đeo bông tai, dây chuyền cho cô dâu. Đáp lễ, cô dâu, cũng trao nhẫn đính ước cho chú rể.

ky_loan_s_engagement__48__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
Hai họ vỗ tay đón chào và chúc phúc. Một vị chủ lễ, thường là người lớn nhất trong gia tộc có mặt, đại diện đàng gái, nhận cặp đèn cầy màu đỏ, có hình Loan Phụng, thắp lên và cúng gia tiên. Cáo yết cùng tổ tiên có con gái xuất giá theo chồng, và xin tổ tổ tiên nhận chàng trai vào họ….Sau đó, cha mẹ cô dâu, nói lời cảm ơn, dặn dò hai trẻ, vào trao món quà cho con gái theo chồng. Nhà trai, đáp lễ, nói lời cảm ơn. Chúc phúc cho đôi trẻ. Hai bên nhận họ hàng, thông gia kể từ đây. Tất cả vui vầy, hai bên trai gái cùng nhau dùng tiệc trà thân mật. Chụp hình lưu niệm. Sau đó, hai họ đưa nhau ra nhà hàng nhập tiệc, do họ nhà gái khoản đãi. (Ở Việt nam, vùng nông thôn, tiệc sẽ bày tại nhà đàng gái, rạp được cất lên trước đó một ngày, làm heo, gà, vịt…v.v. để khoản đãi họ hàng thân tộc) Lễ nầy là Lễ Đính Hôn (Nạp Tệ) tức là lễ hỏi, lễ nhóm họ của nhà gái. Sau khi tiệc tan, họ nhà gái mang cau trầu, bánh trái, trà rượu đem phân chia cho bà con trong họ để thông báo hỉ sự. Lễ đến đây coi như hoàn tất. Còn đợi thêm một vài tháng, hoặc đôi năm (tùy theo hai họ) có ngày lành tháng tốt sẽ cử hành Lễ Thình Kỳ và Nghinh Thân. Từ đây trong gia tộc có thêm người mới, và trong xã hội có thêm một gia đình mới.

Sách vỡ xưa có ghi “Thiên địa tạo đoan dĩ hồ phu phụ” (cái đạo trời đất bắt đầu là đạo vợ chồng)

Việc dựng vợ gả chồng rất quan trọng trời đời sống văn hóa và tâm linh Việt. Mà đã là cái đạo đầu tiên của nhân sinh cho nên theo văn hóa cổ của Việt thì muốn nên duyên chồng vợ phải đi qua sáu giai đoạn.

1.- Lễ Nạp Thái: Theo tục lệ thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để làm làm lễ. Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo.

2.- Lễ Vấn Danh: Hỏi tuổi tác, tức ngày sanh tháng đẻ đề xem tuồi cho hợp lẽ âm dương, sanh khắc. Theo tục lệ, khi ông mai bà mai đã được nhà gái trả lời ưng thuận hôn nhân, liền báo tin cho nhà trai biết. Kế đó, ông hoặc bà mai dẫn mấy đại diện của nhà trai tới nhà gái với lễ vật, thường gồm cau trầu, chè rượu. Trong dịp này, nhà trai xin tờ "lộc mệnh" của cô dâu, tức là giấy ghi ngày sinh tháng đẻ.

ky_loan_s_engagement__44__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
3.- Lễ Nạp Cát (Sính lễ) Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn.

4.- Lễ Nạp Chưng hay là Nạp Lệ (là Lễ hỏi-ăn hỏ-nhóm họi) Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới. Đến ngày ấn định ông hoặc bà mai dẫn nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã nghiễm nhiên đã trở thành đôi vợ chồng chưa cưới. Lễ ăn hỏi gồm cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh xu xê và bánh cốm, bánh Phu Thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. ...Những lễ ăn hỏi của nhà trai mang tới, nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chi cho họ hàng, thân bằng quyến hữu. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẽ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Việc chia bánh trái, cau, chè sau lễ hỏi có ý nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bè biết là con gái mình đã đính hôn.

5.- Lễ Thỉnh Kỳ (Vu Quy) Đưa con gái về nhà chồng.

6.- Lễ Thân Nghinh (Thành Hôn) Rước con dâu về hợp cẩn. Lễ này còn gọi là lễ nghênh hôn vì chính trong lễ này chú rể phải tới nhà vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn gọi là lễ đón dâu. Sau ngày ăn hỏi, trước ngày đón dâu, nhà trai phải tới đằng nhà gái xin cưới. Sở dĩ phải xin cưới vì tục xưa hỏi vợ xong, khi đôi trẻ còn quá nhỏ tuổi, lễ cưới không cử hành ngay. Nhà trai muốn làm lễ cưới phải cho nhà gái biết và xin cưới. Việc xin cưới thường do môi nhân làm trung gian nói thẳng với nhà gái, nhưng cũng có khi nhà trai trao thư cho nhà gái.Người xưa tránh lễ nghênh hôn trong thời kỳ có tang, hoặc bên trai hoặc bên gái. Khi có tang thì phải đợi mãn tang, tức là sau ba năm mới được làm lễ cưới. Thời gian chờ đợi lâu nên có trường hợp hai bên phải làm lễ cưới gấp rút để "chạy tang".

ky_loan_s_engagement__12__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
Cũng nhân đây nhắc lại một đôi điều diễn ra trong ngày đón dâu. Đoàn rước về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa... Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo động ầm ĩ can buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ, có nơi an chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi... tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến "bách niên giai lão".

Sau khi đám cưới xong còn có một lễ phụ gọi là Lễ lại mặt (lại quả). Sau đêm tân hôn vài 3 ngày, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Lễ lại mặt là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô dâu đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng cô dâu trở về mà đem theo một lễ có đầu heo (thủ lợn) mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt mất tai tức là dấu hiệu báo cho nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã không còn trinh trắng). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.

Nhân đây, kể lại một vài sự tích có liên quan đến việc cưới hỏi. Trước là nhớ lại chuyện xưa, sau là cho thề hệ trẻ biết được phần nào các lời chúc trong ngày cưới.
Chúng ta có nghe người ta chúc nhau:

Uyên Ương Hòa Hợp
Loan Phụng Hòa Minh


Uyên Ương, Loan Phụng là loài chim. Theo truyền thuyết thì con chim trống gọi là Uyên và chim mái gọi là Ương, hễ khi phối hợp với nhau thì sóng đôi trọn đời trọn kiếp, cùng bay cùng đậu, cho nên được tượng trưng cho sự tương sinh, tương ái, cùng sinh cùng tữ của đôi nam nữ khi đã kết nghĩa trăm năm .

ky_loan_s_engagement__7__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
Một truyền thuyết dân gian có nói về sự thể Uyên Ương:

Thời cổ đại, một người nước Tống tên gọi Hàn Bằng, khi lấy vợ là Hà Thị làm vợ, cuộc sống đang độ thanh bình yên ả, đẹp đôi đẹp sóng thì chẳng may một tai họa lại xảy ra đến với họ, người tạo ra trắc trở họan nạn chính là một vì vương tên gọi Tống Khang Vương .

Tống Khang Vương là một vì vua hiếu sắc, tiếng lành đồn xa rằng Hà Thị là người con gái nhu mì rất xinh đẹp nên sinh lòng dục vọng. Đầu tiên, ông ta gán tội cho Hàn Bằng , giải về kinh đô rồi tống vào ngục thất, sau đó tra khảo và ghép tội về gia sản bất minh, rồi bắt Hà Thị đưa vào cung . Hàn Bằng phần qúa phẫn uất vì oan tội , vợ nhà bị chiếm đọat bởi tay vua vô đạo, phần vì biết sức mình không thể chống chế lại uy quyền , đành dùng phương sách tự sát để tỏ nỗi oan khiên . Hà Thị rất đau xót khi hay tin chồng đã chết nhưng không thể cùng liều chết theo, bởi Tống Khang Vương ngày đêm luôn cho người giám sát bên nàng. Cho dù vậy , nàng vẫn không từ bỏ ý nghĩ quyên sinh .

Một hôm , Tống Khang Vương cho cung nữ vời nàng đến Lộ Đài để ông ta và các hậu nương phi tần cùng thường hoa diện nguyệt. nàng thuận tòng đi cùng vệ sĩ và các cung nữ hộ giá , theo Tống Khang Vương bước lên Lộ Đài cao vời vợi: Hà Thị vừa đặt chân lên thượng tần ngự uyển , lập tức đã lao mình xuống khỏang không âm u …

Di chúc của nàng để lại là xin được hợp táng với Hàn Bằng ở cùng một ngôi mộ,Tống Khang Vương sầu não hóa ra giận dữ hẹp hòi quyết không để cho họ cùng hợp táng bên nhau mà lại phân thành hai ngôi mộ.Nào ngờ chỉ trong một đêm,ở hai ngôi mộ mọc ra hai cây Tữ … rồi mới chỉ hơn mười hôm,các nhành lá tươi xanh hai cây mộc Tữ ấy…từ hai phía lại xòe rộng ra,đan vào nhau như những cánh tay ôm lấy nhau,hợp thành một vầng bóng rợp.Người đời thấy cảnh quan này,tấm tắc khen thay cho là điều kỳ diệu. Trải qua tháng rộng năm dài,người đời còn thấy một đôi chim nhỏ từ trong hai ngôi mộ bay ra,hợp thành một đôi,quấn quít nhau,cùng sóng đôi đậu trên cành Mộc Tữ,sớm tối kề vai,tựa đầu mà hót,âm thanh như vui đùa trong trẻo,khi thê thảm như khóc như than.Có lẽ,từ đó trăm họ đều cảm động mà đặt tên cho đôi chim là đôi Uyên Ương và gọi cây Mộc Tữ là cây Tương Tư .

Loan: con chim mái. Phụng: con chim trống. Chữ Phụng đôi khi cũng đọc là Phượng. Hòa: hòa hợp nhau. Minh: gáy, tiếng gáy của chim.

Loan phụng hay Loan phượng là loài chim quí, sống từng đôi không bao giờ rời nhau. Do đó, Loan phụng là chỉ đôi vợ chồng xứng đôi đẹp lứa.

Trong loài chim thì con trống mới hót, chim mái thì không, nhưng con chim loan trái lại nó hót theo khi con phụng cất tiếng hót trước. Khi hai con loan phụng đồng cất tiếng hót thì các con chim khác nghe được liền bay đến nhảy múa như biểu lộ sự vui mừng.

Có một Điển tích: Diệm Tân Vương có nuôi một con chim loan, đã 3 năm rồi mà không hót tiếng nào. Phu nhân mới bảo với chồng là nên cho nó soi gương thì có lẽ nó hót. Khi đem gương đến, chim loan nhìn vào gương, tưởng là có chim phụng bay đến, nó liền cất tiếng hót, và hót cả đêm rồi chết.

Loan Phụng Hòa Minh là chim loan và chim phụng hòa nhau tiếng hót, ý nói đôi vợ chồng hòa hợp vui vẻ.

Để kết thúc bài viết, xin sưu tầm mấy câu vè vui vui :

Chồng là kho báu trên đời
Chồng là lãng tử, là người đa đoan
Chồng là chú học trò ngoan
Lỗi nào cũng nhận nhưng làm lại quên
Chồng là Phật, chồng là Tiên
Chồng là cái máy in tiền cho ta.
Chúc hai họ Văn Trương thông gia hỷ sự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.