Hôm nay,  

Tuổi Trẻ Việt Nam Hôm Nay Và Ngày 30-4-75

28/04/201200:00:00(Xem: 14766)
Giữa cuộc sống xô bồ, với nền kinh tế thị trường tăng tốc, thật không ngờ chúng ta lại có thể bắt gặp những đôi tâm hồn lắng xuống dòng đời, vượt trên những thói lề, những xiềng xích của xã hội, đôi bạn trẻ hôn nhau nồng ấm trên đường phố Hà nội (ảnh của National Graphic 2-2011). Đôi bạn trẻ mạnh dạn tin tưởng vào tình yêu, lẽ sống, vào tương lai đất nước và cả thế giới chung quanh mình. Một cõi riêng tư giữa lòng Hà nội.

Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay lớn lên họ không phải chỉ biết tiếp thu một cách thụ động lười biếng những tư tưởng, quan điểm, kiến thức từ các tầng lớp cha ông. Họ có tư duy độc lập, năng động, được thiết lập từ những quan hệ xã hội với chính mình, từ những quan sát, nhận thức chính xác từ cuộc sống thực tế- Những công dân có tư duy độc lập khó có thể trở thành kẻ nô lệ của ý thức hệ của một chế độ hay đảng phái chính trị nào. Thế-Hệ-Trẻ Việt-Nam-Hôm-Nay có cách nhìn đổi mới về lịch sử

Ngày 30-4-75, đối với họ, không hơn không kém một vết nhơ lịch sử cho cả dân tộc vì những tác hại không ngờ của nó: Sau ngày 30-4-75 người CSVN miền Bắc nhìn người miền Nam, nhân dân và quân đội, công, cán, chính, của Việt Nam Cộng Hòa như là những kẻ thù cần phải diệt tận rễ, nhổ tận gốc. Người công sản Việt Nam đã phản bội lại những người miền Nam đã từng công tác, giúp đỡ họ. Họ phản bội lại chính những gì họ hứa trước ngày Thống Nhất đất nước. Họ áp dụng khắt khe mù quáng Chuyên Chính Vô Sản cai trị cả 3 miền đất nước: Bắc, Trung, Nam. Người CSVN sau ngày 30-4-75 đã có những bước đi phản bội lịch sử, dân tộc, giống nòi. Ngày 30-4-1975 là hệ quả của sự lệ thuộc vào ngoại bang của cả 2 miền đất nước, sự nô lệ của ý thức hệ chuyên chính vô sản sai lầm.

Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay không muốn nhìn thấy vết nhơ ấy nữa. Họ quyết tâm đẩy nó vào bóng tối của lịch sử vĩnh viễn. Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay tiếp thu, hấp thụ hàng ngày, hằng giờ, họ có những nhận định chân chính về những biến động không ngừng diễn ra chung quanh họ hay bất cứ nơi nào trên thế giới

hanoi_hon_nhau_geograpic_national_usa

Hôn nhau giữa phố Hà nội. (Ảnh của National Graphic-2-2011
Với họ, Thế giới đã đổi thay. Nhân loại không còn bị phân chia ra hai chiến tuyến, đối đầu như trong thế giới lưỡng cực trước năm 1975: Tư bản và Cộng sản. Từ một cơ chế lưỡng phân, đối đầu, chia đôi, quyết liệt đấu tranh một mất một còn. Thế giới hôm nay là một Thế giới không có bạn bè trường cửu cũng như không có kẻ thù trường cửu, chỉ có quyền lợi quốc gia là trường cửu.


Đó là Thế Giới Toàn Cầu Hóa của thời hiện tại, thời mà chúng ta đang sống. Thế giới Toàn Cầu Hóa là một Thế giới mở, hòa nhập, công sinh, một Thế giới không có kẻ thù, không có hận thù phi lí, phi dân tộc, phi nhân loại. Hơn 140 quốc gia trong Thế Giới Toàn Cầu Hóa hiện tại, là những những đối tác làm ăn, tin tưởng lẫn nhau, tự do cạnh tranh trong tinh thần bình đẳng, phát triển kinh tế cùng nhau hưởng thụ sư phồn vinh của quốc gia do chính mình làm ra.

Thế-Hệ-Trẻ-ViệtNam-Hôm-Nay có cái nhìn đổi mới về cá nhân. Họ hoàn toàn chối bỏ quan điểm cá nhân hay con người chủ yếu chỉ là những phương tiện để xây dựng môt quốc gia hùng mạnh và phồn vinh. Bên cạnh những ràng buộc với xã hội, với tổ quốc, Thế -Hệ-Trẻ-ViệtNam-Hôm-Nay còn có cõi riêng tư của họ. Cõi riêng tư này mới thật là cõi của con người, cõi của tri giác và những tình cảm đích thực, có hạnh phúc, có khổ đau đan xen với hy vọng, đợi chờ nuối tiếc- Cõi của trái tim và bộ óc. Hoàn toàn có tính cách cá nhân, không có chế độ nào có thể xâm phạm vào cõi riêng tư này của mỗi cá nhân, của mỗi con

Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay là kẻ đến sau, Họ phải nhìn xa hơn các bậc đến trước. Ngoài việc bảo tồn di sản của cha ông, của tiền nhân, họ còn có bổn phận đổi mới. Di sản của tiền nhân là những kinh nghiệm quí báu vô cùng, song không phải không có những lỗi lầm: những dị đoan, mê tín, những tín điều, những giáo điều, những ý thức hệ sai lầm, cuồn tín phi dân tộc… Họ thay đổi tầm nhìn về ngày 30-4-75. Họ coi đó như di sản từ những lỗi lầm, từ những ngộ nhận, hệ quả của một thời lệ thuộc ngoại bang. Họ mạnh dạn rũ bỏ vết nhơ ấy của lịch sử để cùng nhân loại tiến về phía trước

Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay nhận chân giá trị đích thực của lịch sử. Lịch sử của con người không phải chỉ có sanh ra, lớn lên già khổ đau rồi chết. Lịch sử của con người là từ sự sống đến sư sống, triền miên nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua mọi thời đại của dân tộc và nhân loại. Lich sử của dân tộc, của nhân loại là lịch sử của sự sống, của cuộc sống, lịch sử của những đổi thay không ngừng, khi trầm khi bổng, nhưng luôn luôn trong một hướng đi về phía trước.

Trong ý nghĩa lớn của lịch sử, tất cả nhân loại phải được nhận chân như một con người- Dân tộc Việt Nam là một…con người- Sống mãi và tiến mãi…/.
Đào Như
Oak park,Illinois,USA
15-Apr-2012
thetrongdao2000@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.