Hôm nay,  

Việt Nam-Hoa Kỳ Và Hồ Sơ Nhân Quyền

24/02/201200:00:00(Xem: 14040)
Việt Nam-Hoa Kỳ Và Hồ Sơ Nhân Quyền

Đào Như
Thời mà danh từ “nhân quyền” được định nghĩa như một chủ thuyết và được đề xuất một chiều có định hướng, thời mà nhãn hiệu “nhân quyền” được xem như sức mạnh mềm, một loại vũ khí cho phép những quốc gia mạnh hơn can thiệp vào nội tình và chi phối những quốc gia yếu hơn, biến kẻ yếu hơn thành chư hầu, lệ thuộc… thời ấy đã qua rồi. Chủ nghĩa nhân quyền và những thể chế Tự do Dân chủ làm sẵn, sản xuất hàng loạt theo kiểu dây chuyền, Taylorism, không còn là vũ khí đắc lực của các đế quốc nữa, trước sự lớn mạnh của các quốc gia nhược tiểu, trước sự trổi dậy hàng loạt của các nước Á, Phi, châu Mỹ La tinh, cộng đồng Á Rập… Chính tại Hoa Kỳ, vũ khí nhân quyền mất đi phần lớn hiệu năng của nó khi Cố vấn Henry Kissinger đề xuất với Richard Nixon thể chế chính trị ngoại giao vị lợi nhuận: Nước Mỹ sẽ ủng hộ, hợp tác với bất cứ chính thể nào, quốc gia nào, miễn là sự hợp tác với các quốc gia ấy, chính phủ ấy, đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Do đó, chính phủ Mỹ ủng hộ và hợp tác bán vũ khí tối tân cho Saudi Arabia, một quốc gia không coi trọng phụ nữ, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, chỉ vì quốc gia này cho phép Mỹ độc quyền khai thác nguồn dầu hỏa lớn nhất thế giới của nước này. Chính cũng vì đường lối chính trị ngoại giao vị lợi nhuận, George W.Bush, nguyên tổng thống Hoa Kỳ, tuyệt đối ủng hộ Arial Sharon, cố Thủ Tướng Do Thái, mặc dầu chính George W. Bush đã từng gọi Sharon là tên đồ tể giết người Á Rập, Palestines. Sự thông thương quan hệ Mỹ-Trung với cấp bậc đại sứ vào năm 1976 là một trường hợp điển hình… Phải chăng chủ thuyết Chính trị Ngoại giao vì-lợi-nhuận của Henry Kissinger đã biến nền chính trị của Mỹ thành kẻ đồng hành với những thể chế phi nhân nhân quyền?
Trong bối cảnh nhân quyền tại Mỹ như thế đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ hôm 8-tháng 2-12 đã tiến tới một dự luật có thể cắt giảm viện trợ cho Việt Nam nếu Việt Nam không cải thiện hồ sơ nhân quyền. Tin này được đưa ra trong lúc có những tin đồn và lo ngại về chính phủ Việt Nam đang gia tăng và trấn áp những người đối kháng và hoạt động tôn giáo. Đề xuất dự luật còn bày tỏ quan ngại về những hạn chế đối với tự do báo chí, cách hành xử của chính quyền với những tăng lữ tôn giáo, những người thuộc nhóm thiểu số ở Tây Nguyên, những người Hmong… Chris Smith, dân biểu đảng Cộng Hòa Mỹ, tiểu bang New Jersey, ủng hộ dự luật này. Dự luật này đã thông qua cả hai đảng CH và DC tại Hạ viện và sau đó phải được Thượng Viện thông qua mới có hiệu lực… Hạ viện Mỹ cũng đã từng thông qua dư luật nhân quyền vào những năm 2001, 2004 và 2007 nhưng đều bị Thượng viện bác bỏ, cho nên mãi đến hôm nay vẫn chưa trở thành luật được.

Trước bối cảnh nhiêu khê như vậy, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama muốn có buổi gặp gỡ với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Hôm Chủ nhật 19-2-12, theo nguồn tin BBC-London-giới chức Hoa Kỳ cho biết họ muốn gặp gỡ công đồng người Mỹ gốc Việt tại Bach Cung, vào ngày 5-3 để nghe quan điểm về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đáp lại, theo báo Cali Today, nhạc sỹ Trúc Hồ cho biết phái đoàn Việt Nam sẽ có những người từ 50 tiểu bang đã ký tên vào bản ”Thỉnh Nguyện Thư Về Nhân Quyền” gửi cho Tổng thống Barack Obama. Thỉnh nguyện thư ngắn gọn chỉ có 120 chữ chủ yếu yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không phát triển thêm quan hệ với Việt Nam cho đến khi nào tình hình nhân quyền ở đó được cải tiến. Tòa Bạch Ốc chỉ quan tâm và trả lời những thỉnh nguyện thư có ít nhất 25,000 chữ ký trong vòng 1 tháng. “Thỉnh Nguyện Thư Cho Nhân Quyền Việt Nam” do nhạc sỹ Trúc Hồ đề xuất và vận động, chỉ trong vòng 10 ngày đã có hơn 50,000 chữ ký của người Việt trên khắp 50 tiểu bang Mỹ. Như vậy buổi gặp gỡ giữa cộng đồng Việt Nam tại Mỹ với giới Hành pháp Mỹ tại Bạch Cung chắc chắn thế nào cũng phải được diễn ra mặc dầu kết quả buổi gặp gỡ ấy khó có thể lường trước được. Sau buổi gặp gỡ tại Bach Cung, phái đoàn cộng đồng Việt Nam ngày hôm sau, sẽ có buổi gặp gỡ với giới Lập pháp Hoa Kỳ tại Quốc Hội Mỹ.
Trong thực tế, để giải quyết vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, một phái đoàn gồm có 4 nghị sĩ Mỹ do thượng nghị sỹ John McCain lãnh đạo đã đến Hà nội tháng vừa qua và phái đoàn này đã kêu gọi Chính phủ Hà Nội: Nếu muốn được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp nhận cho phép chính phủ Mỹ bán vũ khí chiến lược cho Việt Nam, thì Hà Nội cần cải tiến nhân quyền. Cũng trong yêu cầu ấy, Ông Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, đặc trách chậu Á Thái Bình Dương, cũng đã đến hội đàm với chính phủ Hà Nội hồi đấu năm nay. Bà Loretta Sanchez, dân biểu của vùng thuộc Orange County, Mỹ, đã đề nghị gắn chặt việc giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với mực độ cải tiến nhân quyền của Hà Nội.
Vì ở vị thế một cường quốc hàng đầu thế giới, nếu không muốn nói nước Mỹ là nhà lãnh đạo thế giới hôm nay, do đó đường lối chính trị và chánh sách ngoại giao của Mỹ thay đổi không ngừng. Như chúng ta thấy, với đường lối ngoại giao vị lợi nhuận hiện nay, đôi khi chính phủ Mỹ cũng phải đau đớn quay lưng lại với vấn đề nhân quyền. Tiến xa hơn nữa, chính sách chính trị ngoại giao của Mỹ được xây dựng trên ba yếu tố căn bản như chúng ta vẫn thấy: “Lợi ích kinh tế” là hàng đầu –Sau đó là “Thế chiến lược”- “Lý tưởng Tự do, Dân Chủ, Nhân quyền” thuộc vào hàng thứ yếu.
Với chủ thuyết “Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ”, Mỹ đã chọn Việt Nam như một đối tác chiến lược hàng đầu. Hơn một năm qua Việt-Mỹ đã nâng tầm quan hệ giữa hai quốc gia lên hàng chiến lược, trong đó có cả quan hệ Quốc Phòng. Hiện tại Mỹ là quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Trong chiều hướng của sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Mỹ phát triển mạnh như thế, dự luật nhân quyền không mấy hy vọng sẽ được Thượng Mỹ thông qua. Nếu chuyện này sẽ thật sự xảy ra, thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang sống tại Mỹ cũng phải hiểu rằng chúng ta cũng là công dân Mỹ. Và phương châm hành động của mọi công dân Mỹ: “không có gì ngoài quyền lợi của nước Mỹ-Nothing but American interests. /.
Đào Như
(Bác sỹ Đào Trọng Thể)
Thetrongdao2000@yahoo.com
22-Feb-2012

Ý kiến bạn đọc
29/02/201202:19:48
Khách
Cảm ơn bác sĩ Đào Trọng Thế đã chỉ rõ cho những người Việt còn mờ mắt vì cái mỹ từ "nhân quyền" mà họ nghĩ là vô cùng tốt đẹp của Mỹ. Họ phải trông chờ vào Mỹ để cải thiện nhân quyền cho Việt Nam. Họ có ảo tưởng hay không thì chính họ cũng biết mà! Thực ra những người này có ở Việt Nam đâu mà biết nhân quyền Việt Nam hiện nay? Họ chỉ giương một bên tai nghe một chiều của những luận điệu xuyên tạc, thổi phồng cái gọi là vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà không tìm hiểu xem hư thực thế nào. Trong cái thực có bao nhiêu phần cái hư... để rồi họ hô hào nhau kêu gọi đấu tranh, nhờ đến can thiệp của Mỹ để tìm "nhân quyền cho Việt Nam". Thật là quá ấu trĩ. Muốn biết thực tại Việt Nam thế nào chính họ phải tìm hiểu chứ không chỉ nghr nói thế này, nghe đồn thế kia mà phán xét!
Không biết bài phân tích trên đây của bác sĩ có làm họ tỉnh ngộ chút xíu nào không? Riêng tôi chỉ vài dòng của bác sĩ như đây là đã quá đủ để hiểu ai đúng. ai sai, phải trái thế nào rồi. Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.