Hôm nay,  

Mỹ Trở Lại Á Châu Như Thế Nào?

30/01/201200:00:00(Xem: 11073)
Mỹ Trở Lại Á Châu Như Thế Nào?

Đào Văn Bình
Ngày 5 tháng 1, 2012 vừa qua, cùng với sự hiện diện của toàn bộ viên chức lãnh đạo bộ máy quốc phòng và quân sự Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama đã long trọng công bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh đến kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang suy thoái, nợ nần không sao trả được và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm 450 tỷ đô-la trong những năm sắp tới. Chiến lược này giống như một người vừa ra khỏi một cơn mê dài sau 35 năm (1975-2010) từ bỏ một vùng địa thế chiến lược của Mỹ là Châu Á Thái Bình Dương để tập trung hết nỗ lực vào Trung Đông, rồi cùng lúc lún sâu vào hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq khiến gây tổn thất lớn lao về sinh mạng của cải. Cuộc chiến Afghanistan thì thế giới có thể hiểu được. Còn cuộc chiến hay cuộc xâm lăng Iraq thì thế giới không sao hiểu được. Vì dầu hỏa hay vì lý tưởng cao vời của Ô. Bush Con? Nếu bảo rằng vì dầu hỏa cho dân chúng thì tại sao năm 2000 giá 1 galon săng là $1.51 và sau khi chiếm được Iraq có lúc giá săng đã lên tới $4.00 và bây giờ là $3.65?
Nước Mỹ luôn luôn là quốc gia rao giảng và “cầm cân nảy mực” về dân chủ, tự do và nhân quyền - theo kiểu Mỹ- cho toàn thế giới tức là chuyển hóa bất cứ một xứ sở độc tài nào sang thể chế dân chủ - lúc bấy giờ là chế độ của Saddam Hussein - cho dù phải cái giá: 757.8 tỉ đô la, 4484 binh sĩ chết và 33,186 thương tật, què cụt, ấy là chưa kể đến tổn thất của đồng minh. Cuối Tháng 12, 2011 vừa qua, sau hơn 8 năm chiến tranh gây nhức đầu cho hai đời tổng thống và vì sự chống đối liên tục của người dân, người lính Mỹ cuối cùng đã phải rời Iraq trong một buổi lễ không có những em gái hậu phương trao tặng vòng hoa chiến thắng cho những “người hùng” đã tới “giải phóng”họ và cũng không có sự hiện diện của Thủ Tướng Nouri al- Maliki đọc diễn văm cảm tạ đồng minh đã dũng cảm hy sinh để giải phóng đất nước ông và giúp ông xây dựng một quốc gia Iraq dân chủ, tự do , tươi đẹp, bởi chính ông cũng không muốn “đến gần” người Mỹ nữa vì sợ mất lòng dân. Dưới con mắt của tuyệt đại đa số các giáo sĩ Hồi Giáo Iraq thì Mỹ là “quân xâm lược” và phải rút ra khỏi Iraq, dù chỉ ở lại để huấn luyện. Nay Mỹ đã rút đi nhưng trách nhiệm vẫn còn đó với một Iraq mà sự chia rẽ giáo phái, sắc tộc ngày càng trầm trọng thêm với những cuộc đánh bom tự sát hầu như diễn ra hằng ngày hoặc hằng tuần tại thủ đô Bagdad. Không biết chính phủ liên hiệp của Ô. Maliki tồn tại được bao lâu và tương lai Iraq đi về đâu?
Ở đầu thập niên 1990 nếu có nhà bình luận nào nói rằng Hoa Lục sẽ là đối thủ hoặc xa hơn là kẻ thù của Hoa Kỳ trong tương lai, thì lập tức bị gán cho danh từ “thiển cận” và “ Ối giời, hơi đâu mà lo. Mỹ tính hết cả rồi!” Bởi vì lúc bấy giờ các nhà tư bản Mỹ cũng như các tổng thống Hoa Kỳ đang đang ru mình trong “giấc mơ vàng”là hợp tác về mọi mặt với Hoa Lục để đầu tư khai thác kiếm lời tại một đất nước nhân công rẻ mạt mà thị trường tiêu thụ lên tới 1.3 tỉ người. Chỉ đến khi Hoa Lục xây dựng xong căn cứ quân sự khổng lồ tại Đảo Hải Nam trong đó có cả tàu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử thì Hoa Kỳ mới “hơi giật mình” nhưng vẫn tự thị vào vị thế siêu cường của mình. Và khi Hoa Lục công bố thiết lập căn cứ hải quân tại Đảo Seychelles ở Đông Ấn Độ Dương và cho hạ thủy Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang, cùng nhịp với những cuộc lấn chiếm của Hoa Lục và tranh chấp chủ quyền nổ ra ở Biển Đông thì Hoa Kỳ mới “tỉnh giấc mơ vàng”, lo sợ và hối hả điều chính lại chiến lược quốc phòng. Điều này cho thấy không phải Hoa Kỳ lúc nào cũng đúng. Hoa Kỳ đã nhiều lần vấp phải những lỗi lầm nghiêm trọng trong lịch sử. Đó là một trong những lý do giải thích tại sao Hoa Kỳ dù viện trợcho thế giới rất nhiều nhưng vẫn bị người ta thù ghét. Hiện nay bốn quốc gia Nam Mỹ vốn là “Sân Sau” của Hoa Kỳ như Cuba, Nicaragua, Venezuela và Ecuador đang chống Mỹ ra mặt. Còn Pakistan mỗi năm nhận viện trợ của Hoa Kỳ cả tỉ đô-la nhưng thống kê mới nhất cho thấy 68% dân chúng Pakistan vẫn coi Mỹ là kẻ thù. (Internet)
Nay thì Mỹ đã quyết tâm trở lại Á Châu và được coi như nhu cầu sinh tử của Hoa Kỳ. Nhưng câu hỏi đặt ra là trở lại như thế nào đây? Cho tới bây giờ thì cả thế giới đều chú ý đến diễn biến trọng đại này nhưng chưa có nhà bình luận nào hoặc chưa có một tiết lộ nào liên quan đến chiến lược triển khai lực lượng như thế nào để đạt mục tiêu đó. Có thể kế hoạch đang được tiến hành trong vòng bí mật nhưng cũng có thể Ngũ Giác Đài cũng chưa định hình được phương thức “trở lại” của Hoa Kỳ. Tại sao vậy?
Muốn biết tại sao - chúng ta hãy trở lại bối cảnh sau năm 1975 khi Hoa Kỳ thất bại và “tháo chạy” khỏi Việt Nam (danh từ của Ô. Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy) thì bầu không khí chính trị (political climate) của Á Châu - đặc biệt là Đông Nam Á đã hoàn toàn đổi khác.
1) Sự hiện diện của quân Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam đã làm cho bộ mặt của Hoa Kỳ xấu đi. Rồi sau khi tháo chạy đã mất dần ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Phong trào bài Mỹ lan rộng ở Thái Lan và Phi Luật Tân. Vào ngày 13/6/1976, Hoa Kỳ phải trao quyền cho Thái Lan kiểm soát căn cứ không quân khổng lồ B52 tại Utapao và một loạt các căn cứ không quân ở Bắc và Đông Bắc Thái Lan dùng để do thám, thả biệt kích vào Lào, hướng dẫn cho B52 ném bom ở Việt Nam. Rồi vào năm 1991 – dù có sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều vị tổng thống - nhưng vì dân chúng chống đối mạnh mẽ, Phi Luật Tân đã phải ra lệnh đóng cửa căn cứ hải quân khổng lồ ở Subic Bay và căn cứ không quân B52 tại Clark. Subic Bay là căn cứ tiền tiêu của Hạm Đội 7 và là nơi tiếp vận, sửa chữa, nghỉ ngơi, khiến cho các chiến hạm Hoa Kỳ có thể bắn tới 600,000 loạt đạn hải pháo vào Việt Nam để yểm trợ cho các cuộc hành quân trên bộ. Một căn cứ không quân B52 duy nhất mà Hoa Kỳ còn duy trì được sau Chiến Tranh Việt Nam là căn cứ Okinawa ở Nhật Bản, nhưng cũng nhức đầu bởi những cuộc biểu tình liên tục của dân chúng địa phương. Theo truyền thống, Hoa Kỳ không thể nào có căn cứ quân sự đặt tại hai nước Hồi Giáo Á Châu là Indonesia và Malaysia và quốc gia theo Phật Giáo Miến Điện. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể mở lại căn cứ không quân khổng lồ tại Utapao, cũng như căn cứ hải quân ở Subic Bay và Clark để làm bộ chỉ huy cho Hạm Đội 7, triển khai B1, B2, B52, máy bay không người lái UAV, máy bay ném bom không người lái, tầu ngầm nguyên tử và lá chắn hỏa tiễn để - trước mắt đe dọa, kiềm chế - rồi cuối cùng là tấn công tiêu diệt Hoa Lục không?
2) Sau khi Mỹ tháo chạy khỏi Việt Nam, các quốc gia đàn em như Nam Dương, Phi Luật Tân và Thái Lan đã không còn sống nhờ viện trợ Mỹ nữa và một số đã tự lực cánh sinh vươn lên, nhất là Thái Lan, kể cả Việt Nam dù bị Mỹ cấm vận 19 năm (từ 1975 tới Tháng 2, 1994). Do Chiến Tranh Lạnh kết thúc, người ta không còn lo sợ sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Xu thế Toàn Cầu Hóa khiến việc làm ăn buôn bán vượt biên giới Tự Do- Cộng Sản vạch ra trước đây. Chuyện Thái Lan có đầu tư, làm ăn buôn bán với Hoa Lục và ngược lại là chuyện tốt đẹp và chẳng cần xin phép ai. Nói tóm lại độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, hợp tác toàn cầu để phát triển là xu thế không thể đảo ngược được. Đối với Thái Lan thì Mỹ hay Hoa Lục thì cũng vậy thôi. Phát triển kinh tế là chính. Ai tôn trọng độc lập của mình, ai làm ăn buôn bán được thì mình chơi.
3) Khi Hoa Kỳ rời Việt Nam thì Biển Đông bỏ trống. Rồi Nga cũng rút lui khỏi Cam Ranh vào năm 2002, Hoa Lục tự do và thênh thang đi lại Biển Đông như chỗ không người. Dưới sự lãnh đạo của Ô. Đặng Tiểu Bình, Hoa Lục không còn là căn cứ xuất cảng Chủ Nghĩa Mao, mà là một quốc gia hợp tác, hữu nghị, giao thương với tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả kẻ thù ghê gớm là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Các quốc gia Đông Nam Á chẳng có gì phải lo sợ Hoa Lục như trước đây nữa. Và hiện nay dù tình hình Biển Đông đang cực kỳ căng thẳng, chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ các quốc gia Đông Nam Á muốn cắt đứt quan hệ ngoại thương với Hoa Lục. Những con dưới đây chứng tỏ điều đó:
- Ngoại thương giữa Hoa Lục và Singapore năm 2010 đã lên tới 95.3 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Malaysia năm 2011 là 90 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và indonesia vào năm 2015 sẽ lên tới 80 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Thái Lan năm 2010 là 46 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Phi Luật Tân năm 2007 có lúc đã lên tới 30.6 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Việt Nam năm 2010 là 25 tỉ đô-la.
-Ngoại thương giữa Hoa Lục và Miến Điện năm 2007 là 1.4 tỉ đô-la.
Nay Hoa Kỳ muốn trở lại Đông Nam Á. Mà trở lại không có nghĩa là chỉ bằng lời nói, hoặc cho hàng không mẫu hạm đi thăm viếng Manila, Đà Nẵng, Bangkok hay Singapore rồi liên tục tập trận trên biển với các đồng minh v.v… mà phải thiết lập cho bằng được các căn cứ quân sự chiến lược vững chắc để tiếp cận và làm địa bàn tấn công tiêu diệt đối phương. Muốn có được những căn cứ chiến lược như thế thì phải có ngoại giao và chính trị. Mà muốn có ngoại giao và chính trị thì phải có tiền cho vay, hỗ trợ thương mại và viện trợ cho không lẫn viện trợ đầu tư. Hoa Kỳ lấy tiền đâu để thực hiện các công tác này trong tình thế nợ nần ngập đầu không trả nổi? Liệu Hoa Kỳ có thể thuyết phục được Phi Luật Tân và Thái Lan để cho mở lại các căn cứ chiến lược như Subic Bay, Clark và Utapao không? Theo tôi, Phi Luật Tân có thể (tôi nói có thể) cho mở lại các căn cứ này để Mỹ dùng làm bàn đạp tấn công Hoa Lục, nhưng chắc chắn Phi Luật Tân sẽ phải trả một giá rất đắt về bất ổn chính trị. Đất nước Phi sẽ vô cùng căng thẳng vì luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh mà không sao phát triển được. Xin nhớ cho Hoa Lục dư khả năng giúp các nhóm phiến quân Hồi Giáo Phi Luật Tân ở phía Nam quậy nát bấy đất nước này. Hiện nay Washington và Manila đang đàm phán để quân đội Mỹ tăng cường hiện diện ở Philippines sau 20 năm kể từ khi Mỹ bị tẩy chay tại đây. Trong ba ngày thăm và làm việc Philippines 16-18/1/2012, thượng nghị sĩ John McCain cho biết ông hy vọng sẽ không xảy ra cuộc đụng độ lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng Washington cam kết sẽ duy trì sự hiện diện ở châu Á để đối trọng với Bắc Kinh.

Còn Thái Lan, do có biên giới với Hoa Lục, hơn nữa chính sách ngoại giao của Thái Lan rất khôn ngoan, tôi bảo đảm họ không bao giờ cho Mỹ trở lại căn cứ Utapao. Nếu Thái Lan làm thế họ cũng không thể sống yên bởi các nhóm phiến quân Hồi Giáo ở phía nam và biên giới Bắc Thái cũng sẽ bấy nhậy bởi các nhóm ly khai do Hoa Lục dựng lên, cho dù Mỹ có triển khai hằng chục ngàn biệt kích Mũ Nồi Xanh (Green Beret) như thời Chiến Tranh Việt Nam cũng không sao cứu nổi. Ấy là chưa kể Thái Lan phải cắt đứt quan hệ ngoại thương với Hoa Lục lên tới 46 tỉ mỗi năm. Thái Lan lấy đâu để bù đắp? Liệu Hoa Kỳ có cáng đáng nổi con số ngoại thương khổng lồ này không? Căn cứ hải quân Changi của Mỹ tại Singapore dù có cả tàu ngầm nhưng thực chất nhằm bảo vệ Singapore hơn là tấn công. Còn căn cứ Darwin ở Úc Châu thì xa quá chẳng làm Hoa Lục lo sợ. Bằng cớ là khi Ô. Obama tuyên bố sẽ triển khai 2500 thủy quân lục chiến tại đây thì Hoa Lục vui vẻ coi đó như chuyện bình thường.
Còn khả năng Hoa Kỳ xử dụng Hải Cảng Cam Ranh có thể xảy ra không? Theo hầu hết các nhà bình luận lỗi lạc về Đông Nam Á chẳng hạn như học giả Thayer, Úc Châu thì chiến lược ngoại giao cũng như quốc phòng của Việt Nam là hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Đông Nam Á để quân bình lực lượng với Hoa Lục nhưng không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào để chống Hoa Lục. Do đó không bao giờ có chuyện Mỹ đóng quân tại Cam Ranh. Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Cam Ranh là một hình thức tuyên chiến với Hoa Lục điều mà một nước nhỏ có địa lý chiến lược với Hoa Lục như Việt Nam không bao giờ mong muốn. Sách lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, tự lực tự cường xây dựng sức mạnh quân sự, không gây hấn với Hoa Lục, nhưng nếu Hoa Lục lấn chiếm thì sẵn sàng đánh trả với bất cứ giá nào. Cứ nhìn vào các loại tàu ngầm, tàu chiến, máy bay và vũ khí tối tân mà Việt Nam mua từ Nga, Ấn Độ, Do Thái, Hà Lan, Canada… năm vừa qua thì rõ. Trên tinh thần đó, tàu chiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và kể cả Hoa Lục…có thể ghé thăm Việt Nam. Cam Ranh có thể trở thành thương cảng quốc tế cho tàu của bất cứ quốc gia nào ghé thăm, tiếp vận, sửa chữa…trong một thời gian ngắn nhưng không bao giờ trở thành căn cứ quân sự của Mỹ như Subic Bay, Utapao, Singapore hay Darwin. Mỹ có thể bán vũ khí, tàu chiến, máy bay, thao diễn chung, huấn luyện sĩ quan cho Việt Nam, nhưng Việt Nam không bao giờ liên minh quân sự với Mỹ hay rước quân Mỹ vào Việt Nam. Các học thuyết chính trị thời Xuân Thu Chiến Quốc dạy chúng ta rằng, tùy theo vị thế chiến lược gần hay xa nước lớn mà mỗi nước nhỏ có chiến lược quân sự và ngoại giao khác nhau. Dù cùng nằm trong Liên Minh ASEAN, do yếu tố địa lý khác nhau, chiến lược quốc phòng và ngoại giao của Phi Luật Tân sẽ khác Singapore, Nam Dương, Thái Lan, Việt Nam và Mã Lai.
Do tính toán sai lầm trong 35 năm và coi thường khả năng trỗi dậy của Hoa Lục, ngày nay Hoa Kỳ nôn nóng quay trở lại để kiềm chế Hoa Lục. Nhưng thực tế khi trở lại Đông Nam Á, tình hình đã đổi thay và không còn giống như thời Hoa Kỳ còn làm bá chủ vùng này nữa. Vậy Hoa Kỳ phải làm sao đây? Đứng trên quan điểm quyền lợi sinh tồn của các quốc gia Đông Nam Á thì sự trở lại của Hoa Kỳ khiến các nước này vừa mừng vừa lo.
-Mừng là vì nếu không có Hoa Kỳ thì Hoa Lục sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông và lần hồi khuất phục tất cả các quốc gia Đông Nam Á rồi bá chủ Á Châu.
-Lo là vì sự hiện diện quân sự khổng lồ của Mỹ chắc chắn sẽ gây xáo trộn cho toàn vùng, ít ra là về mặt kinh tế. Nếu muốn kiềm chế Hoa Lục, Hoa Kỳ không thể để các quốc gia Đông Nam Á vẫn cứ tiếp tục làm ăn buôn bán như thế này mãi mà phải đánh đòn kinh tế để lần hồi cô lập Hoa Lục. Liệu các quốc gia Đông Nam Á có tuân theo chỉ thị của Hoa Kỳ để cắt đứt ngoại thương với Hoa Lục…điều mà không một quốc gia nào mong muốn? Kinh nghiệm cho thấy khi Hoa Kỳ muốn là “trời muốn”. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sợ hãi sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ tuyên bố cấm vận quốc gia nào thì khốn khổ cho quốc gia đó. Trong chiến tranh Iraq, Tổng Thống Bush đã rổn rảng tuyên bố “Ai không theo Hoa Kỳ là chống lại Hoa Kỳ”. Lời tuyên bố này cũng có thể sẽ được lập lại cho các quốc gia Đông Nam Á nghe. Trước tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á phải làm sao đây? Lịch sử đã dạy thế giới một bài học là: Vì quyền lợi của mình, nước Mỹ có thể bỏ rơi đồng minh thân thiết một cách cay đắng. Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á để bảo vệ quyền lợi riêng của Hoa Kỳ hay Hoa Kỳ đến đây để sống chết với Đông Nam Á? Hoa Kỳ nhiều lần lập đi lập lại rằng Hoa Kỳ không theo phe nào trong tranh chấp Biển Đông. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ trở lại Á Châu không phải để bảo vệ Trường Sa cho Việt Nam và Phi Luật Tân hay tái chiếm Hoàng Sa cho Việt Nam.
Trong khi Hoa Kỳ đang là hợp tác chiến lược của Hoa Lục trên quy mô toàn cầu, nay lại muốn đối đầu với Hoa Lục thì không rõ Hoa Kỳ sẽ đi nước cờ như thế nào? Mới đây Giáo Sư Jin Canrong – Phó Hiệu Trưởng Trường Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh nhận định “Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ là không thực sự rõ ràng”. (Internet) Theo tôi, nó không rõ ràng là vì cùng lúc Hoa Kỳ vừa muốn hợp tác với Hoa Lục lại vừa muốn răn đe, ngăn chặn Hoa Lục. Giống như một người vừa muốn hợp tác làm ăn với bạn, một mặt lại muốn “đốn ngã” ông bạn mình. Còn theo Tiến Sĩ Raoul Heinrichs thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Phòng Úc Châu thì “Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cần phải được vận hành một cách khéo léo nếu không một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ đẩy Châu Á-Thái Bình Dương vào cuộc khủng hoảng mới.”
Khi một liên minh hình thành, Hoa Kỳ luôn luôn là “commander” dù đó là NATO. Liệu kế hoạch đối đầu với Hoa Lục đã được vạch sẵn tại Ngũ Giác Đài rồi buộc các nước ASEAN phải tuân theo hay Hoa Kỳ sẽ tham khảo ý kiến với từng quốc gia? Cuộc chạm trán với Hoa Lục trong tương lai sẽ là cuộc đối chọi khủng khiếp, có nguy cơ lan rộng khắp thế giới. Hàng ngàn hỏa tiễn tầm trung của Hoa Lục có khả năng tàn phá thủ đô của các quốc gia Đông Nam Á trong chớp nhoáng mà các quốc gia các quốc gia Đông Nam Á không có khả năng chống đỡ trừ phi Hoa Kỳ có thể cung cấp cho ASEAN mỗi nước vài trăm Hỏa Tiễn Patriot đất-đối-không, mỗi chiếc giá từ 1-6 triệu đô-la để ngăn chặn. Nếu cuộc chiến nổ ra, chắc chắn Hoa Lục sẽ bị chấn thương nặng, Hoa Kỳ bất quá vài tàu chiến bị đánh chìm, vài chục máy bay bị bắn rơi nhưng các quốc gia Đông Nam Á sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc, kể cả nguy cơ tàn phá của bom nguyên tử. Khi cuộc chiến leo thang và kéo dài, số thương vong lên cao, kinh tế đình trệ, Hoa Kỳ bị áp lực quần chúng trong nước phải rút lui, nhất là trong các mùa bầu cử …lúc đó các quốc gia Đông Nam Á sẽ lâm vào tình thế giở khóc giở cười.
Tạm kết luận:
Do tiềm năng kinh tế của Hoa Lục có thể gây ảnh hưởng toàn cầu và sức mạnh quân sự trùm phủ cả Á Châu, sự trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ không dễ dàng như người ta tưởng.(*) Tôi nghĩ rằng các nhà chiến lược Hoa Kỳ chưa tìm ra giải đáp cho kế hoạch lớn lao này. Chỉ riêng lãnh vực kinh tế không thôi, bất cứ sự phong tỏa kinh tế nào mà Hoa Kỳ muốn áp đặt lên Hoa Lục cũng có nghĩa là cuộc khủng hoảng của chính mình và toàn thế giới. Ngay hôm nay, tại Hoa Kỳ, vào các hệ thống bán lẻ khổng lồ của Mỹ như Costco, Wal-mart, Target, các tiệm bán máy móc, đồ điện tử như Best Buy, Fry-Electronics, Office Max…chúng ta không sao tìm thấy mặt hàng USA mà toàn Made in China. Ngoài ra, trong lúc này, ít ra Hoa Kỳ đang cần sự trợ giúp của Hoa Lục để tạo ổn định cho Bán Đảo Triều Tiên và cuộc cấm vận Iran. Những cuộc gặp gỡ liên tục giữa các nhà ngoại giao cao cấp Mỹ-Ho và cuộc gặp gỡ giữa Ô. Obama và Ô. Tập Cận Bình vào 14 Tháng 2 năm nay cho thấy Hoa Kỳ đang còn dò dẫm chứ không thể tự tung tự tác như thời Chiến Tranh Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng phải hết sức thận trọng trong việc liên minh hay hợp tác với Hoa Kỳ. Các quốc gia này phải nhận ra cho rõ cái nào là quyền lợi của Hoa Kỳ và cái nào là quyền lợi của Đông Nam Á hay quyền lợi của chính quốc gia mình. Hoa Kỳ đến rồi đi, chứ Hoa Kỳ không thể “ăn đời ở kiếp ở đây”. Cuối cùng thì Đông Nam Á vẫn cứ phải sống chung với Hoa Lục - dù chế độ nào đi nữa. Một nền chính trị vững vàng, kinh tế phát triển, tăng cường quốc phòng, đoàn kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong tổ chức ASEAN, hợp tác nhưng không bị cột chặt hay lệ thuộc vào Hoa Kỳ …vẫn là những yếu tố nội tại mạnh nhất để duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực và cho sự sống còn của mỗi quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay Indonesia đã và đang tăng cường sức mạnh quân sự mạnh nhất trong vùng nhưng vẫn tự chủ và không lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Còn Kampuchia thì công khai tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông.
Trong cuộc đối đầu giữa các siêu cường, một số nước nhỏ có thể tiêu vong. Nhưng nếu có chính sách ngoại giao khôn khéo thì nước nhỏ có thể vươn lên. Hăng hái, hấp tấp nhảy ra để làm “tiền đồn” cho bất cứ siêu cường nào sẽ là thảm họa cho dân tộc mình.
Đào Văn Bình
Xuân Nhâm Thìn, 27 Tháng 2, 2012
(*) Hoa Lục hiện nay có khoảng:
- Khoảng 160 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng bắn đi từ các dàn phóng di động và tàu ngầm.
-Hỏa tiễn đạn đạo tầm xa là “sát thủ” của hàng không mẫu hạm.
-Một hệ thống hỏa tiễn phòng thủ và tấn công dày đặc.
-4092 máy bay trong đó có máy bay tiêm kích tàng hình J-20 tương đương với F35 của Mỹ và oanh tạc cơ không người lái.
-562 tàu chiến đủ loại &1 hàng không mẫu hạm.
-60 tàu ngầm tàng hình.
-3 triệu binh sĩ bao gồm hải, lục, không quân, lực lượng thủy-bộ & duyên phòng
-Hoa Lục đã phóng Phi Thuyền Thần Châu, có thể trong đó có vệ tinh định vị để hướng dẫn mục tiêu cho các hỏa tiễn bắn đi từ đất liền và tàu ngầm.

Ý kiến bạn đọc
03/02/201202:29:05
Khách
Tác giả đã đưa ra những nhận định sâu sắc về tình thế của các nước chậm tiến nhược tiểu quanh vùng đang xẩy ra tranh chấp Biển Đông khi Chú Sam Mỹ Quốc trở lại để ngăn chặn sự bành trướng mỗi ngày một mạnh của Anh Ba Trung Cộng có thể gây bất lợi độc tôn sen đầm thế giới của mình . Khi không đưa ra được một luận cứ nào có tính thuyết phục để đối lại lý luận của tac giả mà chỉ biết chê bai thì thật quá dễ .
01/02/201217:45:35
Khách
Ngoài Thượng Đế không ai là không bị sai lầm , dù suốt đời may mắn ra chỉ bị một lần . Anh ( Đ V B ) cũng như Tôi , không nằm ngoài quy luật . Ở các cấp lãnh đạo một Quốc gia , sự sai lầm sẽ gây ra hậu quả ghê gớm và cụ thể là Mỹ cùng các Đồng minh . Vấn đề " Chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ " , mà Tổng Thống Obama công bố , là một vấn đề lớn lao và vô cùng cần kíp . Bạn chỉ biết một phần tý teo , không thể hiểu hết ( Nếu hiểu bạn sẽ là Cố vấn cho Quốc gia ) và càng không nên bàn sâu theo suy nghĩ riêng . Cái quan trọng nhất và miễn bàn là : " Sự hiện diện tại mạnh mẽ của Hoa Kỳ, tại Châu Á là cần thiết , cho Châu Á và cho cả Hoa Kỳ ! "
31/01/201222:50:07
Khách
Lâu nay tôi có đọc lai rai những bài viết của ông Đào Văn Bình, ĐVB.
Kỳ này khi đọc tới đoạn ĐVB so sánh J-20 của "thiên triều" với F-35 của Hoa Kỳ, tôi bổng nhiên... hơi lo.
Lo ở chổ không biết ĐVB đã có tìm hiểu chút ít về J-20 Vs. F-35 hay chưa mà viết như "pro" vậy.
Tôi chưa nói đến những con số khác mà ĐVB có vẽ show off về ngoại thương giữa ASEAN và "thiên triều."
Có vẽ còn nhiều chuyện bỏ ngõ về anh chàng "giết nách" ĐVB này.
Tôi đang chờ đợi tìm hiểu thêm. Nhưng đến giờ này có vẽ lộ diện ra ĐVB có thể nói rành được vài thứ tiếng như Quan Thoại, Phúc Kiến, hay Triều Châu gì đó. Và còn có khi ĐVB viết lộn tên của một "vị anh hùng" nước Nam như Phạm Văn Đồng thành "Fạm" Văn Đồng theo kiểu của "cha già dân tộc" HCM.
Nghi quá bà con ơi (!)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.