Hôm nay,  

Trùm độc tài tham nhũng, ba bản án

17/12/201100:00:00(Xem: 10344)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Năm, 15 Tháng 12 Năm 2011:

Trùm độc tài tham nhũng, ba bản án

Bùi Tín

Một kẻ độc tài tham nhũng, ba bản án, đó là số phận bi đát của Manuel Noriega, nhà độc tài quân sự nước Panama ở Trung Mỹ, đang được báo chí Pháp, Nam Mỹ và Hoa Kỳ nhắc đến mấy hôm nay.

Ngày 11-12 vừa qua Manuel Noriega bị trục xuất và áp giải từ Pháp về Panama trong một chuyến máy bay như một tên tội phạm quốc tế đặc biệt. Giữa tháng 11 chính tổng thống Panama là Ricardo Martinelli đã đến Paris để bàn về số phận của Noriega. Trả lời các nhà báo, ông cho biết : “Chúng tôi yêu cầu chính phủ Pháp trục xuất Manuel Noriega về Panama để ông ta trả lời về những tội ác đối với nhân dân nước chúng tôi” . Ông giải thích thêm: ”Việc xét xử mới về những tội ác giết người, tra tấn sẽ tách khỏi những bản án mà ông ta đã bị xử ở nước ngoài” . Tổng thống R. Martinelli cho các báo Pháp biết rõ là Panama không còn là thiên đường thuế quan như thời Noriega sau khi đã ký nhiều hiệp định về quan thuế với các nước.

Manuel Noriega, năm nay 77 tuổi, là người hùng của nước Cộng hòa Panama từ năm 1982,

khi ông đang là chỉ huy đội quân phòng vệ Panama, tự phong là tướng, là lãnh đạo cao nhất sau khi tổng thống Panama Omar Torrijos chết đột ngột năm 1981. Trong hơn 6 năm cầm quyền, ông biến chính quyền Panama thành một ổ độc tài quân phiệt đầu cơ buôn bán ma túy quy mô lớn, vừa đàn áp mọi xu hướng dân chủ trong nước, vừa khiêu khích Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ đang có quyền quản trị kênh đào Panama cho đến cuối năm 1999. Sau này, từ ngày 1/1/2000 Panama đã khôi phục chủ quyền trên toàn bộ kênh đào Panama. Do Hoa Kỳ bỏ vốn xây dựng, con kênh dài 80 km này được khánh thành năm 1914, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

Cuộc đời của Noriega khá ly kỳ. Hưởng lạc, vụ lợi, cờ bạc, ăn chơi, liều lĩnh và tráo trở, ông từng là cộng tác viên lâu năm của Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ CIA, từng giúp CIA thâm nhập một số tổ chức thân Nga, thân cộng sản ở Trung Mỹ như Nicaragua, Bolivia và Colombia, cũng như trong việc thu thập tin tức từ Cuba.

Ngày 20/12/1989 theo lệnh của Tổng thống George H. W. Bush, quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện một hành động quân sự trừng phạt và lật đổ chính quyền Noriega, bắt Noriega làm tù binh, giúp nhân dân Panama phục hồi chính quyền dân sự hợp hiến. Chiến dịch này diễn ra gọn trong 3 tuần lễ, mang tên “Vì Chính Nghĩa” - Operation Just Cause -, sau khi quân lính của Noriega bắn chết một số thường dân Hoa Kỳ. Lúc ấy, vùng kênh đào thuộc quyền quản trị của Hoa Kỳ do nước Panama nhượng lại, có 35 ngàn cư dân Hoa Kỳ sinh sống trong vùng. Noriega kháng cự trong 2 tuần lễ, rồi trốn trong sứ quán của tòa Thánh Roma, ra hàng quân đội Hoa Kỳ ngày 3/1/1990, bị giam như tù binh.

Tháng 4/1992 tòa án Miami ở bang Florida xét xử Noriega về tất cả 8 tội danh kể cả tội buôn bán ma túy, giết người, lạm quyền, rửa tiền, và tuyên án ông ta 40 năm tù giam, sau đó giảm án xuống 30 năm, rồi giảm tiếp xuống còn 17 năm, do thái độ nhận tội và sức khỏe sa sút. Noriega được ra khỏi nhà tù tháng 9/2007.

Chính phủ Pháp yêu cầu Hoa Kỳ chuyển Noriega sang Pháp vì ông ta cũng đã phạm một số tội nặng cần phải bị xét xử. Theo hồ sơ điều tra, Noriega và tòng phạm đã hoạt động buôn ma túy, vũ khí, rửa tiền, buôn bán bất động sản phi pháp trên đất Pháp. Sau mấy năm thương lượng, tháng 4/2011 Hoa Kỳ đã trục xuất và áp giải đương sự sang Pháp. Tháng 7/2011 tòa án Pháp tuyên phạt Noriega 7 năm tù giam về các tội kinh tế và tịch thu một số tài khoản ngân hàng và bất động sản ông ta, trong đó có một ngôi nhà trị giá 3,6 triệu đôla. Gần đây, theo yêu cầu của chính phủ Panama, Pháp đồng ý trục xuất Noriega về Panama để thụ án. Trên đất Pháp, tòa án bác bỏ yêu cầu của luật sư của Noriega xin cho tội phạm được hưởng quy chế tù binh chiến tranh như ở Hoa Kỳ, ông ta bị giam ở nhà tù La Santé, giữa Paris. Cảnh ông già Noriega yêng hùng khi trẻ nay thân tàn ma dại, ốm yếu, ngày 11/12 vừa qua bị áp giải, trục xuất khỏi Pháp về Panama, tối đó bị giải vào trại giam El Renaces để chờ ra tòa nữa, sao mà bi thảm!

Trở về Panama, số phận của Noriega sẽ ra sao? Theo lời tổng thống Panama mới đây khi ghé qua Paris, ông ta sẽ bị xét xử lại với một số tội danh mới về chà đạp nhân quyền, đặc biệt là tội tra tấn và ám sát, sau khi đã bị xử vắng mặt và kết án 20 năm tù giam trước đây ở Panama, chưa kể 7 năm tù giam do nước Pháp vừa xử. Theo báo chí Panama, chính quyền tại đây cho biết do tuổi cao, đau ốm, ông ta có thể bị quản thúc thay cho bị giam trong nhà tù.

Số phận cay đắng của một người hùng 6 năm dài “làm vua ma túy” cả khu vực kênh đào Panama - một thời hoàng kim là vương quốc của nạn buôn lậu, cờ bạc, ma túy, trốn thuế và rửa tiền - nay đối mặt với ba tòa quan lớn ở 3 nước khác nhau, để phải thụ lý 3 bản án lớn, thật đáng làm cho mọi chế độ độc đoán và tham nhũng ở mọi nơi, - Phi, Mỹ, Á, Âu - suy ngẫm cho hết nhẽ về tương lai và số phận của bản thân mình và nhóm lợi ích của mình vậy.

Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.