Hôm nay,  

National Geographic và Bản Đồ Hoàng Sa

01/09/201100:00:00(Xem: 31114)

National Geographic và Bản Đồ Hoàng Sa

Nguyễn Duy-An
(LTS: Điểm dị thường trong cuộc vận động chủ quyền Hoàng Sa là chuyện nhà nước Hà Nội chần chừ, do dự, chậm rãi... có vẻ như bất đắc dĩ mới nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Bài của tác giả Nguyễn Duy-An kể về chi tiết lạ thường này trong cuộc vận động từ nội bộ National Geographic, nơi tác giả giữ chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả Nguyễn Duy-An đã gửi bài viết về tình hình Biển Đông tại cơ quan National Geographic.)
Đầu tháng 8 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã ghé thăm trụ sở National Geographic tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và gởi tặng tôi một ấn bản luận án Tiến Sĩ Sử của ông hoàn tất năm 2003 là “Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” được ông dịch sang tiếng Anh với tựa đề “Documents on Viet Nam’s Sovereignty over Paracels & Spratleys.” Trong cuộc gặp gỡ thân tình này TS Nguyễn Nhã đã hỏi tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” xảy ra đầu năm 2010, và cứ thắc mắc tại sao tôi không bao giờ “lên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều người nhắc đến tên tôi. Thực ra, tôi đã ghi lại những diễn tiến “Bản Đồ Hoàng Sa” ngay từ đầu nhưng quyết định không phổ biến vì lời khuyên của một người đàn anh rất nổi tiếng trong giới truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ: “Em tìm cách nào ‘danh chính ngôn thuận’ để National Geographic chịu sửa lại chú thích trong bản đồ của họ; rồi chờ khi mọi chuyện lắng đọng hãy ‘xì ra’ chứ ngay lúc này thì không nên vì em sẽ bị ‘chụp mũ và trù dập’ từ chết tới bị thương...!”
Câu chuyện bản đồ Hoàng Sa sau đó cũng được National Geographic sắp xếp ổn thỏa và hợp lý, nhưng vì công việc bề bộn nên tôi chưa hoàn tất bài viết. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ TS Nguyễn Nhã và nhất là những cuộc biểu tình xảy ra liên tiếp ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ mấy tháng nay nhằm phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông đã thúc đẩy tôi phải sửa lại và phổ biến bài viết này để chia sẻ với các bạn.
Trước hết, tôi xin khẳng định là công việc của tôi ở National Geographic không liên quan gì tới việc làm bản đồ nhưng vì là người Việt Nam nên dầu muốn dầu không, tôi cũng phải “get involved” vì việc này liên quan trực tiếp đến “quê hương yêu dấu” của mình.
Đầu tháng 3 năm 2010, văn phòng “Communications” báo cho tôi biết về việc có 3 người Việt Nam là các ông Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long, với tính cách cá nhân đã gởi thư yêu cầu National Geographic giải thích về việc đổi tên quần đảo “Paracel Islands” thành “Xisha Qundao” (China) và xóa bỏ tên “Hoàng Sa” một cách thiên vị, không đúng với lịch sử, và sẽ ảnh hưởng đến những tranh luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm. Họ báo cho tôi biết việc này vì chắc chắn sẽ có nhiều cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt liên lạc trực tiếp với tôi để “chất vấn” như chuyện đã xảy ra mấy năm trước khi National Geographic gọi “Sông Hương” là “Sông Huế” trong một cuộc thi chung kết giải “National Geographic Bee” ở Hoa Thịnh Đốn.
Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai" Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”

Tôi đang phân vân không biết tính sao thì ngày 10 tháng 3, 2010 anh Đỗ Hùng (báo Thanh Niên ở Sàigòn, Việt Nam) liên lạc email và điện thoại nói chuyện với tôi về những bài báo và các diễn đàn đang “bùng nổ” về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa của National Geographic” và hỏi tôi có cách nào hỗ trợ để “đòi lại chính nghĩa” cho người Việt. Đã biết trước nguyên tắc làm việc của nhóm “Bản Đồ” nên tôi nói với anh Hùng là phải tìm mọi cách để có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Thêm vào đó, tôi cũng gợi ý cho phát ngôn viên chính thức của National Geographic liên lạc trực tiếp với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để thúc dục họ lên tiếng xác định chủ quyền về quần đảo Paracel Islands. Cùng ngày hôm đó, nhân viên của báo Khoa Học và Đời Sống từ Hà Nội cũng liên lạc với tôi về chuyện bản đồ, tôi cũng nhấn mạnh thêm về việc “phải có” tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam. Và cũng từ hôm đó, ngày nào tôi cũng nhận được hàng trăm email và điện thoại “chất vấn” về việc làm “sai trái” của National Geographic. Cũng có một số đài truyền thanh, truyền hình và báo chí người Việt tại Hoa Kỳ muốn phỏng vấn tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” nhưng tôi chỉ trả lời là tôi không được phép, và xin họ liên lạc trực tiếp với bà Cindy Biedel là người được trao nhiệm vụ tiếp xúc với các cơ quan truyền thông về việc này. Tôi cũng giải thích cho nhiều người về việc gởi thư tới địa chỉ của nhóm “Bản Đồ” thay vì gởi cho ông chủ bút của National Geographic Magazine, và điều quan trọng nhất là tìm cách vận động để chính phủ Việt Nam phải chính thức lên tiếng. Thêm vào đó, tôi cũng gởi email trả lời cho một số đoàn thể và cơ quan truyền thông đang kêu gọi và vận động xin chữ ký gởi thư yêu cầu National Geographic đổi tên quần đảo Paracel Islands là tên của ông chủ bút của National Geographic Magazine là Chris Johns chứ không phải Chris Jones, nhưng rồi không thấy ai trả lời và tất cả các thư gởi đến National Graphic cũng “copy” lẫn nhau nên sai vẫn hoàn sai. Kể ra cũng hơi buồn vì mình viết thư yêu cầu người ta sửa tên một quần đảo trên bản đồ thế giới mà chính lá thư của mình lại viết sai tên người nhận... và người đó lại nổi tiếng khắp thế giới!
Tối ngày 13 tháng 3, các báo Thanh Niên, Khoa Học và Đời Sống... chuyển cho tôi văn bản cuộc họp báo ở Hà Nội với lời tuyên bố “Bản đồ ghi ‘Paracel Is. China’ do National Geographic công bố là sai, chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này” của phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, và khẳng định “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Sau khi nắm được trong tay văn kiện này, sáng sớm hôm sau tôi đã nhắc bà Cindy Biedel liên lạc với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để tham khảo, cũng như liên hệ với nhóm “Bản Đồ” của National Geographic để thúc đẩy họ triệu tập một cuộc họp hầu tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất và nhanh nhất vì phản ứng giận dữ của người Việt đang “bùng nổ” rất mạnh mẽ cả trong nước lẫn hải ngoại.
Mấy ngày sau, tôi nhận được thư mời tham dự một cuộc họp khoáng đại sau khi nhóm “Bản Đồ” đề nghị và được Uỷ Ban Chính Sách Bản Đồ (The National Geographic Society’s Map Policy Committee) chấp thuận cách thức sửa đổi trước khi thông báo với giới truyền thông và các hội đoàn liên quan: “National Geogaphic sẽ chỉ sử dụng tên quốc tế Paracel Islands và xóa bỏ chữ China trong những bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ (smaller-scale world maps) và sẽ chú thích thêm chi tiết ‘Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 và gọi là Xisha Qundao, Việt Nam vẫn đòi chủ quyền và gọi là Hoàng Sa’ trong những bản đồ có tỷ lệ xích lớn hơn (larger-scale regional, continental, and sectional maps). Vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, National Geographic đã gởi thông báo về việc thay đổi này cho hai tòa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc cũng như các cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt.
Trong suốt mấy tuần lễ “dầu sôi lửa bỏng” về “Bản Đồ Hoàng Sa”, và lai rai cả gần năm nay, tôi nhận được không biết bao nhiêu là email và điện thoại của người Việt khắp nơi “hỏi thăm sức khỏe!” Tôi cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm và đoàn kết của mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bất kể đang ở trong nước hay hải ngoại, ai ai cũng xúc động và bồn chồn lo lắng trước viễn ảnh mất biển, mất đảo, mất đất... Tôi đã buồn thật nhiều khi có những người “trách móc” hay “chửi bới” cá nhân tôi vì chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” đã xảy ra; tôi cũng vui thật nhiều vì có nhiều người thông cảm và hiểu rằng khi tôi làm việc ở National Geopgraphic không có nghĩa là “đồng lõa” với việc sửa tên “Hoàng Sa” thành “Xisha Qundao” trong Bản Đồ Thế Giới.
Đã nhiều đêm tôi thao thức, và cũng đã hơn một lần tôi tự hỏi không biết mình phải làm gì khi “quê hương yêu dấu Việt Nam” càng ngày càng đi vào ngõ cụt! Trong lúc tôi ngồi viết lại những dòng này trong một dinh thự to lớn và hiện đại ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn thì bên kia bờ biển Thái Bình Dương, mẹ và các em, các cháu của tôi cùng với hơn 80 triệu đồng bào thân thương đang sống những tháng ngày khốn khổ vì ngư phủ không dám ra khơi, nông dân không có hạt giống vì nạn lũ lụt và hạn hán hàng năm khi rừng không còn nữa, công nhân đi làm lĩnh lương không đủ mua cơm ngày hai bữa... Và buồn thật nhiều khi tôi rảo khắp Sàigòn suốt một ngày cũng không tìm mua được một món hàng không có chữ “Made in China”; có chăng chỉ tìm được một vài mặt hàng có “bao bì” chế tạo tại Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nhưng trong ruột lại chứa “hàng nhái” từ Trung Quốc! Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây nhưng “Quê Mẹ” rồi sẽ về đâu"
Nguyễn Duy-An

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.