Hôm nay,  

Tôi Đọc Những Tháng Năm Cuồng Nộ Của Đ.K.

18/08/201100:00:00(Xem: 9383)
Tôi Đọc Những Tháng Năm Cuồng Nộ Của Đ.K.

Đỗ Xuân Tê
Đọc một tác phẩm chưa in thành sách của một tác giả có bút hiệu nhưng không viết cho đầy chữ mà lại viết tắt, vô hình chung người viết muốn dấu tên, dấu xuất xứ của mình. Cũng may là không gian của cốt truyện có nơi chốn, thời gian của tác phẩm có tháng năm, tuy khó đoán tên nhưng dễ dàng đoán tuổi vì gần như tác giả sống đồng thời với khung thời gian dành cho nhân vật chính trong truyện.
Những Tháng Năm Cuồng Nộ được viết bởi Đ.K. Có thể vì tính chất nhạy cảm tác phẩm chưa được in trong nước nên tác giả “tung lên mạng” cho dễ tới tay người đọc. Qua sự giới thiệu của một bạn văn, anh T. Vấn, tôi được đọc toàn bộ tác phẩm trên diễn đàn talawas. Tuy chỉ khoảng 200 trang, được đăng làm nhiều kỳ, có lời bình của các độc giả đọc trước, nhưng tôi lướt bỏ phần này mà đọc thẳng từ đầu đến cuối (qua bản tự in ra) để thưởng thức trọn vẹn và có dịp ghi lại những cảm nhận cá nhân.
Mấy năm về sau này, tôi ưa đọc những tác phẩm của nhà văn trong nước, trong số họ nhiều người có tài, dám đi vào những mảng đề tài giàu chất nhân văn, đầy tình nhân bản, bỏ lại đàng sau lối viết minh họa trong những thập niên của nền văn nghệ chỉ huy. Những Tháng Năm Cuồng Nộ hình như cũng muốn soi rọi một điều gì, và qua nhân vật “thằng chó đẻ” tác giả muốn dùng nó như một nhân chứng hé lộ nhiều cảnh đời gian nan oan trái của hơn nửa thế kỷ giông bão khởi đi từ nạn đói Ất Dậu 45 cho đến những năm đầu của thiên niên mới. Càng đọc tôi càng tâm đắc với thằng chó đẻ, tôi cùng tuổi với nó, tuy tôi ngoài bắc, nó ở trong nam, thực sư là mảnh đất khu 5 cũ, nhưng những gì thằng chó đẻ biết tôi cũng biết một phần, những gì thằng chó đẻ can dự và trải nghiệm, thì tôi hoặc thành viên trong họ hàng tôi tùy nơi chốn và thời điểm cũng không thoát khỏi cơn xoáy của những tháng năm cuồng nộ. Nhìn chung thằng chó đẻ nói hộ tôi và thế hệ tôi nhiều điều, gợi lại trong chúng tôi những ký ức đau thương với niềm phẫn nộ tưởng chừng đã tắt.
Trong truyện thằng chó đẻ là nạn nhân của một xã hội bị kềm kẹp giữa hai lằn đạn, thân phận chó đẻ của nó không còn là của riêng nó mà nằm trong mẫu số chung của nhiều số phận do hệ quả đấu tranh giai cấp của một xã hội hậu thuộc địa, để khi nhìn lại có lúc người ta muốn gọi những tháng năm cuồng nộ là những…tháng ngày chó đẻ. Hai từ chó đẻ không cần viết trong dấu ngoặc, chẳng cần che đậy hay cảm nhận theo nghĩa bóng nghĩa đen, mà cứ lần về những dấu tích của một làng quê miền trung có tên An Định, nơi sinh ra và lớn lên của thằng chó đẻ người đọc mới thấy hết nỗi lòng của tác giả mà tôi cứ đoán già đóan non quê quán ở Phú Yên.
Dù Đ.K. không nhận mình là nhà văn mà chỉ là ‘một công dân hạng hai biết cầm bút’, nhưng trong cách viết và phương pháp thể hiện, người đọc vẫn đánh giá ông là cây bút thuộc hàng cao thủ. Tác phẩm này tôi nghi không phải là tác phẩm đầu tay, hay nếu nó là đứa con đầu lòng thì chính nó đã được thai nghén qua nhiều thập niên, âm ỷ chứa chất trong đầu để rồi không còn kềm nổi đã bật ra bằng những trang viết tràn đầy phẫn nộ pha máu và nước mắt. Ông có cái tài biết chuyển tải sự việc hầu như ai cũng biết ai cũng nghe, nhiều bi kịch thời đại dù cho chứng nhân đã mất dạng, thủ phạm đã phủi tay, niềm đau đã thành sẹo, oan trái phôi phai, oan sai lấp liếm, nhưng bằng nhân vật thằng chó đẻ, Đ.K. đã truyền sức cho nó để tự nó thuật lại không bằng ngôn ngữ chó nhưng bằng tiếng người khơi gợi sinh động những điều mắt thấy tai nghe về những mảnh đời đen trắng của một thời chỉ nhớ mà khó quên, cố quên nhưng lại nhớ, lúc nhớ lúc quên…
Trong văn học hiếm thấy nhà văn dùng hình tượng chó để thể hiện nhân vật chính của mình, trường hợp mới đây là cá biệt khi nhà văn người Nam Mỹ, Mario Vargas Llosa, đoạt giải Nobel văn chương 2010, trong một tác phẩm mang tính chiến đấu chống lại những bất công của xã hội Peru hồi thập niên ’30, ông đã dùng những con chó làm hình tượng nhân vật thay cho giới thanh niên đương thời và tác phẩm đã tô đậm cho tên tuổi của ông. Trong chừng mực nào đó, Đ.K. cũng tiếp cận theo lối thể hiện này, ông đã thành công trong cách lôi cuốn người đọc qua nhân vật khi chào đời đã bị thả trôi sông, được một người đàn bà lam lũ không chồng không con nhưng có lòng nhân hậu nhặt về, nuôi dưỡng bằng sữa của con chó mới đẻ, từ đó xóm làng gán cho cái tên ‘thằng chó đẻ’, rồi cũng từ đây thân phận nó gắn liền với vận nước nổi trôi đồng hành với những số phận lúc nào cũng chỉ biết bám lấy ruộng đồng, với khát vọng cả đời chỉ mong được sống thanh binh trong tình yêu quê hương chòm xóm.
Cốt truyện trải dài trên 60 năm của một thời quê hương giông bão, trong bối cảnh của một làng quê miền nam Trung bộ, một địa bàn mà phong trào Việt Minh làm mưa làm gió khởi đi bằng thời kỳ chín năm chống Pháp, tiếp tục cho đến khi hòa bình lập lại, mào đầu cho các đối kháng về ý thưc hệ của chin năm thời ông Diệm, theo sau là cuộc chiến tương tàn nam-bắc có sự can dự của người Mỹ, cứ thế dai dẳng cho đến ngày tàn cuộc. Phần cuối của cuốn sách đá động nhiều đến những năm tháng của chính quyền mới, câu chuyện khép lại khoảng đầu năm 2000. Khung thời gian được tác giả sử dụng những dấu mốc lịch sử có thật, nhưng sự việc được khái quát trong bối cảnh của không gian thực tế không tỷ lệ thuận với chiều dài năm tháng của cốt truyện.

Tất nhiên trong những cái chung cũng có cái riêng, quả là thiếu sót nếu không điểm qua sơ yếu lý lịch thằng chó đẻ.Thật sự khi được nhặt về, cô Sáu bà mẹ nuôi suốt đời bảo vệ cưu mang nó cũng có đặt cho nó một cái tên cúng cơm. Tuổi thơ khó khăn của nó đồng hành với chin năm đầu, số phận mạt rệp của nó trưởng thành với chín năm sau, nhờ có dây mơ rễ má với loài chó, nó đi quân dịch phục vụ trong một đơn vi thám sát lo nuôi chó cho lính Mỹ, hết chiến tranh về làng bị đi cải tạo một thời gian, về quê sống lây lất như những công dân hạng hai dưới chế độ mới, lúc này mẹ nuôi đã chết vì trúng đạn trong một trận càn của trực thăng Mỹ, nó không lấy vợ mà muốn lấy cũng chẳng ai lấy. Câu chuyện kết thúc khi tác giả tự nhiên cho nó có một thằng con, kết quả giây phút mây mưa tình cờ nơi Phố Núi giữa nó và chị Thảo, một thiếu nữ nó thầm yêu trộm nhớ khi cô này đi tìm em đang đi lính trên Pleiku cũng là nơi đóng quân của thằng chó đẻ. Gần hai mưoi năm sau nó mới được giáp mặt đứa con rơi, do sự tiết lộ của mẹ thằng bé. Một thanh niên thuộc thế hệ “hậu chó đẻ” mang hai dòng máu không can dự gì với những nhơ nhớp của thời kỳ chó đẻ đã làm cho nhân vật chính của cốt truyện đầy tự hào và biết đâu cũng là kỳ vọng của Đ.K. khi ông muốn làm vơi đi nỗi cuồng nộ của một thời quê hương giông bão.
Người đọc dễ thấy dụng ý của tác giả khi ông tập trung công sức cho việc khắc họa sâu sắc các nhân vật vừa bằng tính cách vừa qua lời thoại, trong những biến động của khung cảnh làng quê dưới thời chống Pháp chín năm. Đây là phần nổi bật nhất và thành công nhất của cuốn sách khi tác giả không hề khoan nhượng trong việc lột tả phơi bày tính chất dã man của phong trào cải cách ruộng đất với những thủ thuật tố giác, dàn dựng chụp mũ, đấu tố, thủ tiêu… Chẳng phải là lần đầu các độc giả, trong đó có tôi, được đọc những câu chuyện loại này, mà thực tế nhiều nhà văn miền Bắc có lương tri đã lợi dụng thời điểm mở cửa của những năm cuối thập niên ’80, đã trung thực lật lại mảng đề tài từng gây biết bao đau thương oan trái trải dài tứ nam ra bắc.
Điều đáng nói là dòng thời gian đã bước sang thế kỷ 21, dù khơi lại câu chuyện đã cũ nhưng với bút pháp siêu thực kết hợp với văn phong đời thường pha niềm phẫn nộ, tác giả đã mượn tay thằng chó đẻ lôi cuốn người đọc giai đoạn đầu của Những Tháng Năm Cuồng Nộ phải suy nghĩ, ray rứt. Người ta sẽ nhớ mãi những cô Sáu, những chị Thảo, điển hình cho những tấm lòng nhân hậu đại diện cho cái thiện vốn dĩ ăn sâu trong tâm trí người Việt và người ta cũng không thể quên những loại như ông Khứ, cô Thành, đại diện cho lớp người mù quáng đi theo phong trào, lúc nào cũng lấy cái nhân dân làm rào chắn cho hành động của mình khi cái ác lên ngôi.Tôi nhớ có một cán bộ xã khi không được tập kết ra Bắc, lại được cấp trên an ủi cứ ở lại dựa vào nhân dân mà sống chờ ngày thống nhất, tay này đã văng tục, “Đ.M., tao đái vào cái nhân dân”. Có lúc văn phong của Đ.K. đã minh họa huỵch toẹt như thế đấy.
Nói vậy không hẳn chỉ có trấn áp đấu tố về phía Việt Mimh, mà khi có chiến dịch tố Cộng ở miền nam để vạch mặt, thanh toán các cán bộ nằm vùng sau 54, nhiều chuyện tố oan, bắt lầm giết vội cũng bị ta thán ở cấp hạ tầng cơ sở xã ấp. Người đọc cũng ghi nhận trong cuộc đấu tranh ý thức hệ quyết liệt của hai phe, thủ đoạn ‘chụp mũ’ được cả hai phía sử dụng như thủ thuật thời thượng. Thậm chí khi đất nước hết chiến tranh, thói chụp mũ được cả Cộng sản trong nước và người Việt hải ngoại nâng nó lên tầm ‘nghê thuật’ làm điêu đứng biết bao thân phận không có cơ hội lên tiếng phân bua bào chữa, cụ thể không ưa ai cứ chụp cho kẻ đó cái nón cối, không về phe mình,gán ngay là phản động, là ngụy, là tay sai cho Mỹ. Những cái mũ Việt gian, bán nước, nằm vùng, ăng ten, chỉ điểm tùy vụ việc được chụp mũ không thương tiếc cho các đối tượng chỉ vì phe nọ không cùng cánh với phe kia, cá nhân này thù vặt cá nhân khác, cứ thế như vòng kim cô áp đặt lên nhau triền miên không dứt.
Điểm lại câu chuyện Những Tháng Năm Cuồng Nộ tất nhiên cũng có những mặt yếu của nó. Tác giả phần nào ôm đồm khi dồn bao sự kiện bề bộn của lịch sử trải dài cả 60 năm chỉ gói gọn trong 200 trang giấy. Cách nhìn và lối thể hiện có độc đáo, khách quan, cụ thể 12 chương đầu của thời kỳ trước và sau 54, nhưng phần còn lại của tác phẩm, Đ.K. hơi ‘đuối sức’ khi không thể lột tả tính cách phức tạp của con người và cơn xoấy khốc liệt của thời cuộc trong giai đoạn trước và sau 75. Độc giả có thể thông cảm điều này khi tác giả cố kéo dài mãi đến năm 2000, một phần cũng là để ‘coi mặt’ giọt máu rơi của thằng chó đẻ, làm nút thắt có hậu cho một cốt truyện vốn dĩ đã quá đầy tang thương và nước mắt.
Để khép lại cảm nhận sau khi đọc, tôi hiểu nỗi băn khoăn của tác giả khi ông thả tác phẩm của mình trên mạng, không biết ‘sống chết thế nào là số phận của nó’, nhưng cũng như thân phận thằng chó đẻ mới sinh đã bị thả trôi sông đã sống sót và được người đời cưu mang, thì Những Tháng Năm Cuồng Nộ cũng được độc giả bốn phương trên mạng đón nhận và đánh giá cha đẻ tinh thần của nó như một cây viết tuy ẩn danh nhưng tỏa sáng, đã sản sinh một tác phẩm văn học sinh động tuy vỏn vẹn vài trăm trang nhưng có bề dày và sức thuyết phục như một “cáo trạng về chiến tranh” đáng đọc và nên đọc.
Đỗ Xuân Tê
Cali, tháng 8 -2011

Ý kiến bạn đọc
19/08/201117:08:43
Khách
Tập sách này đã được nhà văn Trần Hoài Thư xuất bản ở tủ sách của Thư Quán Bản thảo. Muốn có sách , xin liên lạc : tranhoaithu@verizon.net
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.