Hôm nay,  

Tôi Đọc Những Tháng Năm Cuồng Nộ Của Đ.K.

18/08/201100:00:00(Xem: 9380)
Tôi Đọc Những Tháng Năm Cuồng Nộ Của Đ.K.

Đỗ Xuân Tê
Đọc một tác phẩm chưa in thành sách của một tác giả có bút hiệu nhưng không viết cho đầy chữ mà lại viết tắt, vô hình chung người viết muốn dấu tên, dấu xuất xứ của mình. Cũng may là không gian của cốt truyện có nơi chốn, thời gian của tác phẩm có tháng năm, tuy khó đoán tên nhưng dễ dàng đoán tuổi vì gần như tác giả sống đồng thời với khung thời gian dành cho nhân vật chính trong truyện.
Những Tháng Năm Cuồng Nộ được viết bởi Đ.K. Có thể vì tính chất nhạy cảm tác phẩm chưa được in trong nước nên tác giả “tung lên mạng” cho dễ tới tay người đọc. Qua sự giới thiệu của một bạn văn, anh T. Vấn, tôi được đọc toàn bộ tác phẩm trên diễn đàn talawas. Tuy chỉ khoảng 200 trang, được đăng làm nhiều kỳ, có lời bình của các độc giả đọc trước, nhưng tôi lướt bỏ phần này mà đọc thẳng từ đầu đến cuối (qua bản tự in ra) để thưởng thức trọn vẹn và có dịp ghi lại những cảm nhận cá nhân.
Mấy năm về sau này, tôi ưa đọc những tác phẩm của nhà văn trong nước, trong số họ nhiều người có tài, dám đi vào những mảng đề tài giàu chất nhân văn, đầy tình nhân bản, bỏ lại đàng sau lối viết minh họa trong những thập niên của nền văn nghệ chỉ huy. Những Tháng Năm Cuồng Nộ hình như cũng muốn soi rọi một điều gì, và qua nhân vật “thằng chó đẻ” tác giả muốn dùng nó như một nhân chứng hé lộ nhiều cảnh đời gian nan oan trái của hơn nửa thế kỷ giông bão khởi đi từ nạn đói Ất Dậu 45 cho đến những năm đầu của thiên niên mới. Càng đọc tôi càng tâm đắc với thằng chó đẻ, tôi cùng tuổi với nó, tuy tôi ngoài bắc, nó ở trong nam, thực sư là mảnh đất khu 5 cũ, nhưng những gì thằng chó đẻ biết tôi cũng biết một phần, những gì thằng chó đẻ can dự và trải nghiệm, thì tôi hoặc thành viên trong họ hàng tôi tùy nơi chốn và thời điểm cũng không thoát khỏi cơn xoáy của những tháng năm cuồng nộ. Nhìn chung thằng chó đẻ nói hộ tôi và thế hệ tôi nhiều điều, gợi lại trong chúng tôi những ký ức đau thương với niềm phẫn nộ tưởng chừng đã tắt.
Trong truyện thằng chó đẻ là nạn nhân của một xã hội bị kềm kẹp giữa hai lằn đạn, thân phận chó đẻ của nó không còn là của riêng nó mà nằm trong mẫu số chung của nhiều số phận do hệ quả đấu tranh giai cấp của một xã hội hậu thuộc địa, để khi nhìn lại có lúc người ta muốn gọi những tháng năm cuồng nộ là những…tháng ngày chó đẻ. Hai từ chó đẻ không cần viết trong dấu ngoặc, chẳng cần che đậy hay cảm nhận theo nghĩa bóng nghĩa đen, mà cứ lần về những dấu tích của một làng quê miền trung có tên An Định, nơi sinh ra và lớn lên của thằng chó đẻ người đọc mới thấy hết nỗi lòng của tác giả mà tôi cứ đoán già đóan non quê quán ở Phú Yên.
Dù Đ.K. không nhận mình là nhà văn mà chỉ là ‘một công dân hạng hai biết cầm bút’, nhưng trong cách viết và phương pháp thể hiện, người đọc vẫn đánh giá ông là cây bút thuộc hàng cao thủ. Tác phẩm này tôi nghi không phải là tác phẩm đầu tay, hay nếu nó là đứa con đầu lòng thì chính nó đã được thai nghén qua nhiều thập niên, âm ỷ chứa chất trong đầu để rồi không còn kềm nổi đã bật ra bằng những trang viết tràn đầy phẫn nộ pha máu và nước mắt. Ông có cái tài biết chuyển tải sự việc hầu như ai cũng biết ai cũng nghe, nhiều bi kịch thời đại dù cho chứng nhân đã mất dạng, thủ phạm đã phủi tay, niềm đau đã thành sẹo, oan trái phôi phai, oan sai lấp liếm, nhưng bằng nhân vật thằng chó đẻ, Đ.K. đã truyền sức cho nó để tự nó thuật lại không bằng ngôn ngữ chó nhưng bằng tiếng người khơi gợi sinh động những điều mắt thấy tai nghe về những mảnh đời đen trắng của một thời chỉ nhớ mà khó quên, cố quên nhưng lại nhớ, lúc nhớ lúc quên…
Trong văn học hiếm thấy nhà văn dùng hình tượng chó để thể hiện nhân vật chính của mình, trường hợp mới đây là cá biệt khi nhà văn người Nam Mỹ, Mario Vargas Llosa, đoạt giải Nobel văn chương 2010, trong một tác phẩm mang tính chiến đấu chống lại những bất công của xã hội Peru hồi thập niên ’30, ông đã dùng những con chó làm hình tượng nhân vật thay cho giới thanh niên đương thời và tác phẩm đã tô đậm cho tên tuổi của ông. Trong chừng mực nào đó, Đ.K. cũng tiếp cận theo lối thể hiện này, ông đã thành công trong cách lôi cuốn người đọc qua nhân vật khi chào đời đã bị thả trôi sông, được một người đàn bà lam lũ không chồng không con nhưng có lòng nhân hậu nhặt về, nuôi dưỡng bằng sữa của con chó mới đẻ, từ đó xóm làng gán cho cái tên ‘thằng chó đẻ’, rồi cũng từ đây thân phận nó gắn liền với vận nước nổi trôi đồng hành với những số phận lúc nào cũng chỉ biết bám lấy ruộng đồng, với khát vọng cả đời chỉ mong được sống thanh binh trong tình yêu quê hương chòm xóm.
Cốt truyện trải dài trên 60 năm của một thời quê hương giông bão, trong bối cảnh của một làng quê miền nam Trung bộ, một địa bàn mà phong trào Việt Minh làm mưa làm gió khởi đi bằng thời kỳ chín năm chống Pháp, tiếp tục cho đến khi hòa bình lập lại, mào đầu cho các đối kháng về ý thưc hệ của chin năm thời ông Diệm, theo sau là cuộc chiến tương tàn nam-bắc có sự can dự của người Mỹ, cứ thế dai dẳng cho đến ngày tàn cuộc. Phần cuối của cuốn sách đá động nhiều đến những năm tháng của chính quyền mới, câu chuyện khép lại khoảng đầu năm 2000. Khung thời gian được tác giả sử dụng những dấu mốc lịch sử có thật, nhưng sự việc được khái quát trong bối cảnh của không gian thực tế không tỷ lệ thuận với chiều dài năm tháng của cốt truyện.

Tất nhiên trong những cái chung cũng có cái riêng, quả là thiếu sót nếu không điểm qua sơ yếu lý lịch thằng chó đẻ.Thật sự khi được nhặt về, cô Sáu bà mẹ nuôi suốt đời bảo vệ cưu mang nó cũng có đặt cho nó một cái tên cúng cơm. Tuổi thơ khó khăn của nó đồng hành với chin năm đầu, số phận mạt rệp của nó trưởng thành với chín năm sau, nhờ có dây mơ rễ má với loài chó, nó đi quân dịch phục vụ trong một đơn vi thám sát lo nuôi chó cho lính Mỹ, hết chiến tranh về làng bị đi cải tạo một thời gian, về quê sống lây lất như những công dân hạng hai dưới chế độ mới, lúc này mẹ nuôi đã chết vì trúng đạn trong một trận càn của trực thăng Mỹ, nó không lấy vợ mà muốn lấy cũng chẳng ai lấy. Câu chuyện kết thúc khi tác giả tự nhiên cho nó có một thằng con, kết quả giây phút mây mưa tình cờ nơi Phố Núi giữa nó và chị Thảo, một thiếu nữ nó thầm yêu trộm nhớ khi cô này đi tìm em đang đi lính trên Pleiku cũng là nơi đóng quân của thằng chó đẻ. Gần hai mưoi năm sau nó mới được giáp mặt đứa con rơi, do sự tiết lộ của mẹ thằng bé. Một thanh niên thuộc thế hệ “hậu chó đẻ” mang hai dòng máu không can dự gì với những nhơ nhớp của thời kỳ chó đẻ đã làm cho nhân vật chính của cốt truyện đầy tự hào và biết đâu cũng là kỳ vọng của Đ.K. khi ông muốn làm vơi đi nỗi cuồng nộ của một thời quê hương giông bão.
Người đọc dễ thấy dụng ý của tác giả khi ông tập trung công sức cho việc khắc họa sâu sắc các nhân vật vừa bằng tính cách vừa qua lời thoại, trong những biến động của khung cảnh làng quê dưới thời chống Pháp chín năm. Đây là phần nổi bật nhất và thành công nhất của cuốn sách khi tác giả không hề khoan nhượng trong việc lột tả phơi bày tính chất dã man của phong trào cải cách ruộng đất với những thủ thuật tố giác, dàn dựng chụp mũ, đấu tố, thủ tiêu… Chẳng phải là lần đầu các độc giả, trong đó có tôi, được đọc những câu chuyện loại này, mà thực tế nhiều nhà văn miền Bắc có lương tri đã lợi dụng thời điểm mở cửa của những năm cuối thập niên ’80, đã trung thực lật lại mảng đề tài từng gây biết bao đau thương oan trái trải dài tứ nam ra bắc.
Điều đáng nói là dòng thời gian đã bước sang thế kỷ 21, dù khơi lại câu chuyện đã cũ nhưng với bút pháp siêu thực kết hợp với văn phong đời thường pha niềm phẫn nộ, tác giả đã mượn tay thằng chó đẻ lôi cuốn người đọc giai đoạn đầu của Những Tháng Năm Cuồng Nộ phải suy nghĩ, ray rứt. Người ta sẽ nhớ mãi những cô Sáu, những chị Thảo, điển hình cho những tấm lòng nhân hậu đại diện cho cái thiện vốn dĩ ăn sâu trong tâm trí người Việt và người ta cũng không thể quên những loại như ông Khứ, cô Thành, đại diện cho lớp người mù quáng đi theo phong trào, lúc nào cũng lấy cái nhân dân làm rào chắn cho hành động của mình khi cái ác lên ngôi.Tôi nhớ có một cán bộ xã khi không được tập kết ra Bắc, lại được cấp trên an ủi cứ ở lại dựa vào nhân dân mà sống chờ ngày thống nhất, tay này đã văng tục, “Đ.M., tao đái vào cái nhân dân”. Có lúc văn phong của Đ.K. đã minh họa huỵch toẹt như thế đấy.
Nói vậy không hẳn chỉ có trấn áp đấu tố về phía Việt Mimh, mà khi có chiến dịch tố Cộng ở miền nam để vạch mặt, thanh toán các cán bộ nằm vùng sau 54, nhiều chuyện tố oan, bắt lầm giết vội cũng bị ta thán ở cấp hạ tầng cơ sở xã ấp. Người đọc cũng ghi nhận trong cuộc đấu tranh ý thức hệ quyết liệt của hai phe, thủ đoạn ‘chụp mũ’ được cả hai phía sử dụng như thủ thuật thời thượng. Thậm chí khi đất nước hết chiến tranh, thói chụp mũ được cả Cộng sản trong nước và người Việt hải ngoại nâng nó lên tầm ‘nghê thuật’ làm điêu đứng biết bao thân phận không có cơ hội lên tiếng phân bua bào chữa, cụ thể không ưa ai cứ chụp cho kẻ đó cái nón cối, không về phe mình,gán ngay là phản động, là ngụy, là tay sai cho Mỹ. Những cái mũ Việt gian, bán nước, nằm vùng, ăng ten, chỉ điểm tùy vụ việc được chụp mũ không thương tiếc cho các đối tượng chỉ vì phe nọ không cùng cánh với phe kia, cá nhân này thù vặt cá nhân khác, cứ thế như vòng kim cô áp đặt lên nhau triền miên không dứt.
Điểm lại câu chuyện Những Tháng Năm Cuồng Nộ tất nhiên cũng có những mặt yếu của nó. Tác giả phần nào ôm đồm khi dồn bao sự kiện bề bộn của lịch sử trải dài cả 60 năm chỉ gói gọn trong 200 trang giấy. Cách nhìn và lối thể hiện có độc đáo, khách quan, cụ thể 12 chương đầu của thời kỳ trước và sau 54, nhưng phần còn lại của tác phẩm, Đ.K. hơi ‘đuối sức’ khi không thể lột tả tính cách phức tạp của con người và cơn xoấy khốc liệt của thời cuộc trong giai đoạn trước và sau 75. Độc giả có thể thông cảm điều này khi tác giả cố kéo dài mãi đến năm 2000, một phần cũng là để ‘coi mặt’ giọt máu rơi của thằng chó đẻ, làm nút thắt có hậu cho một cốt truyện vốn dĩ đã quá đầy tang thương và nước mắt.
Để khép lại cảm nhận sau khi đọc, tôi hiểu nỗi băn khoăn của tác giả khi ông thả tác phẩm của mình trên mạng, không biết ‘sống chết thế nào là số phận của nó’, nhưng cũng như thân phận thằng chó đẻ mới sinh đã bị thả trôi sông đã sống sót và được người đời cưu mang, thì Những Tháng Năm Cuồng Nộ cũng được độc giả bốn phương trên mạng đón nhận và đánh giá cha đẻ tinh thần của nó như một cây viết tuy ẩn danh nhưng tỏa sáng, đã sản sinh một tác phẩm văn học sinh động tuy vỏn vẹn vài trăm trang nhưng có bề dày và sức thuyết phục như một “cáo trạng về chiến tranh” đáng đọc và nên đọc.
Đỗ Xuân Tê
Cali, tháng 8 -2011

Ý kiến bạn đọc
19/08/201117:08:43
Khách
Tập sách này đã được nhà văn Trần Hoài Thư xuất bản ở tủ sách của Thư Quán Bản thảo. Muốn có sách , xin liên lạc : tranhoaithu@verizon.net
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.