Hôm nay,  

Mùi Tết...

29/01/202214:11:00(Xem: 2076)

Tản văn

 

hoa dao

1.

 

Có xa quê hương đất nước nhiều năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người ta mới cảm nhận không khí chung quanh mình như thiếu thiếu một cái gì rất quan trọng? Không phải vì đất lạ, người không quen biết, không cùng chủng tộc. Cũng không phải vì những đồ ăn, thức uống khi mua về thiếu đi cái hương vị đất nước của quê hương bản quán mà có lẻ chỉ vì... cái không khí chung quanh mình nó khác biệt và cả cái mùi vị của mùa xuân cũng nhiều lạ lẫm.

Đêm trằn trọc, nhớ mông lung và mũi chợt nhận ra mùi hương thân thuộc, gắn bó từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành mà chỉ mỗi năm mới có một lần. Cái mùi gì nhỉ? Đâu phải mùi hơi của con cái, vợ chồng đã quá quen thuộc trong căn nhà ta ở theo kiểu “Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi”, mà đó là cái mùi vị nôn nao, mong ngóng, chờ đợi, man mác một nỗi gì khó tả. Là mùi khói ấm cúng, nồng thơm, của củi, của pháo, của trầm nhang phảng phất, của hương hoa, trà quả và cả của tiền mới và áo mới. Thôi cứ tạm gọi là cái “mùi Tết” cho dân dã mộc mạc mà quyến luyến đến lạ thường!

 

2.

 

Chợt mỉm cười, lẩn thẩn tự hỏi mình: Tết là gì nhỉ? Lại tra cứu từ điển, sách vở với nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau, song có thể hiểu nôm na: Tết là một phong tục, một mỹ tục đã có từ ngàn đời nay của người Việt. Đó là dịp để mọi người, mọi gia đình sum họp, vui vầy cùng nhau, tổ chức ăn uống, hội hè. Dâng cúng đất trời, Thần Phật, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất, v.v... “Tết” nguyên là từ có âm Hán Việt là “tiết”, chỉ thời tiết, khí hậu bắt đầu trong một năm, thêm chữ “Đán” chỉ “ngày” khởi đầu của tháng đầu tiên theo Âm lịch, tức ngày mùng 1 tháng Giêng hằng năm.

 

Theo quan niệm của người Việt, để chuẩn bị cho “ba ngày Tết”, và để “vui như Tết”, mọi người cần phải chuẩn bị thật chu đáo cho Tết, bắt đầu từ lúc 23 tháng Chạp, tức ngày đưa ông Táo về trời, việc sửa soạn, mua sắm, trang trí nhà cửa cho thật mới và tươm tất, cũng như đi thăm và rẫy cỏ những phần mộ của người thân, chuẩn bị cho lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 tháng Chạp. Đó là lúc không khí sôi động và chộn rộn ở khắp mọi nơi mà con người có thể cảm nhận được. Chuyện sắm sửa cho con cái những bộ đồ mới để mặc vào ngày đầu năm, cũng là nỗi lo “ngay ngáy” thường trực của những gia đình đông con, kinh tế khó khăn. Từ làng xóm, tới chợ búa, ngày thêm sôi động. Trên trán, trong đôi mắt của mọi người ánh lên niềm vui, mong đợi đó là lúc mùa màng tươi tốt, thuận hòa, được mùa, kinh tế xã hội phát triển. Khi những nét nhăn hằn lên trên trán, đôi mắt tư lự, ưu tư đó là lúc... thất bát, mùa màng hạn chế. Kinh tế xã hội khó khăn... Có người nói, cứ nhìn không khí chuẩn bị đón Tết vui Xuân của mọi người là có thể biết được đất nước đang phát triển tốt hay kinh tế khủng hoảng, trì trệ. Quả thật không sai?

 

Nếu những bậc cha mẹ, người lớn đang tất bật lo lắng cho từng cái ăn, cái mặc: Nhà cửa tươm tất, mua sắm áo quần mới, lo nồi bánh chưng, bánh tét, nồi thịt kho... thì những đứa trẻ từ vài ba tuổi cho đến mười chín, đôi mươi vẫn ngong ngóng, háo hức đếm từng ngày để chờ... Tết. Đúng với câu ca dao: “Cu kêu ba tiếng cu kêu/ Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè!” Trẻ con vẫn khoái ăn chè nhưng...

 

Nhớ thuở bé, lớp người thuộc U.60, U.70 chúng tôi mong chờ Tết, mong cho mau đến Tết là để được vui chơi thỏa thích trong mấy ngày Tết mà không bị cha mẹ la rầy hay quở phạt. Đấy là lúc cái mùi Tết mơ hồ phảng phất ngày càng thêm đậm đặc, khi ra cửa ngong ngóng, đón đợi người thợ hớt tóc già trên chiếc xe đạp trành, không phanh, không thắng, ghé ngay nhà, húi cho cái đầu tóc vốn đã bờm sờm để chuẩn bị đón Tết. Đó cũng là lúc mẹ dẫn đi chợ xã, chợ huyện để ướm những bộ đồ may sẵn để mua cho cái quần, cái áo, thơm phức mùi vải, mùi hồ mới cứng. Và cũng thật là sung sướng, khi cầm trên tay những viên pháo chuột màu đỏ hồng, thơm mùi thuốc pháo, rồi đến những bộ bầu cua, cá cọp mới tinh là niềm vui của tuổi nhỏ.

 

Cái vị Tết cứ bùng lên lan tỏa khắp thôn xóm khi những đêm sương, dăm ba nhà cùng chung canh nồi bánh tét, củi than đỏ rực, khói nồng nàn cay tỏa, cùng với những câu chuyện kể đời xửa đời xưa mà mãi đến giờ cũng không quên được. Rồi tiếng heo, vịt, gà... rộn ràng trong buổi sớm tinh mơ. Là mùi vị thơm lừng, béo ngậy của những mâm cỗ cúng ông bà, cúng năm mới, cúng vườn, cúng ruộng, cúng nhà, cúng trâu bò... cứ tiếp nối không dứt cho đến ngày mùng Bảy, hạ nêu. Chấm dứt “ ba ngày Tết”.

 

Mùi vị Tết còn là khói nhang trầm trong ngày lẽo đẽo theo ông bà đi lễ chùa, cúng Phật, sợ hãi đứng xa ông Thiện, ông Ác, miệng khấn “Nam mô” mà mắt ướt nhạt nhòa!

 

Một hương vị nồng nàn, có khi khét lẹt, không thể nào quên của thời chúng tôi nữa là mùi pháo! Cùng tranh nhau giữa lả tả xác pháo đỏ rực, tìm kiếm những viên pháo lép, đem về lấy thuốc pháo sáng chế những trò chơi tuổi thơ có khi gây ra... hỏa hoạn, cháy phỏng! Mùi vị này, hiện nay có lẽ là mùi của thú vui ngắm pháo bông, mỗi khi giao thừa, Tết đến.

 

Tết còn thêm mùi của tiền mới, và âm thanh sột soạt, hoặc leng keng của những đồng xu mới cáu cạnh, tinh khôi, được bỏ vào những cái phong bao đỏ bằng bàn tay, là món quà mừng tuổi thiết thực và có lộc nhất mà lũ trẻ con mong chờ ở cha mẹ và người lớn đến nhà viếng thăm. Có những cái Tết trẻ được lì xì, đủ tiền mua cặp vở đi học cho cả năm sau. Những đồng tiền mới tinh ấy đã đi vào trong giấc mơ của rất nhiều con trẻ, mãi đến khi đã trở thành. thanh niên, nam nữ.

 

3.

 

Mùi vị Tết cứ mỗi năm, mỗi trở lại, tạo dấu ấn riêng biệt của cái Tết Việt Nam mà những ai xa nhà, xa quê hương luôn nhớ nhung và khắc khoải. Khi đã lớn lên, lập gia đình, có con cái, mỗi lần Tết lại thấm thêm cái mùi vị đắng đót của mồ hôi và cay xót của nước mắt để lo cho một cái Tết sum vầy và no đủ. Nhất là những năm thất mùa vì thiên tai, hạn hán hay bão lũ.


Mùi Tết đã trở thành quốc hồn, quốc túy trong lòng của mỗi người Việt xa quê, là chất “gây nghiện” hai chữ quê nhà, khiến ai đi xa, cũng nôn nao, quay quắt được trở về ăn Tết ở quê: “ Dù ai buôn bán nơi đâu/ Nhớ đến ngày Tết r nhau mà về”. Và cứ thế mà nhớ Tết. Nhớ mùi Tết.

 

– Trần Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thằng Tường uống một ngụm bia, bọt bia trắng viền trên miệng nó thành một viền tròn. Nó đã bắt đầu ngà ngà say. Để chiếc ly xuống bàn chuếnh choáng, nó vung tay nói...
Tiếng tụng kinh đều đều, vừa tai nhẹ nhàng quen thuộc của chồng tôi ở phòng bên vọng ra làm tôi cảm thấy tâm hồn mình thêm bình an; đứng lên bước ra ngoài hàng hiên của căn airbnb ở tầng thứ 10 cao nhất của building mà chúng tôi được các con mướn cho một tuần lễ nghỉ hè mừng ngày sinh nhật đám cưới 40 năm của chúng tôi, cả tâm hồn theo dòng thác chảy rào rạt kỷ niệm xa xưa…
Ông làm bí thơ, quyền lực trùm một phương, ở triều đình hay ngoài châu quận đều đứng trên vạn người trong thiên hạ. Người ta vẫn bảo ông làm vua một cõi, điều này chẳng phải nói điêu mà thật sự như vậy! Lời bàn tán cũng đến tai ông, ông không nói năng gì nhưng tỏ vẻ hài lòng và mặc nhiên cho là thế. Ông chẳng phải là nhân viên công quyền mà chỉ là người đứng đầu một bang phái nhưng quyền hành của ông phủ khắp, mọi việc lớn nhỏ đều do ông định đoạt, mọi chức vụ cao thấp do ông đặt để...
Trung úy Nguyễn Thanh Long, đã hy sinh 1972 ở Núi dài Châu Đốc. Anh tốt nghiệp Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt. Cùng khóa của anh nhiều người cũng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt...
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.