Hôm nay,  

Bài Học Từ Người Thi Sĩ Cô Đơn Nguyễn Chí Thiện

13/11/201200:00:00(Xem: 10665)
dien_van_nguyen_v_sam_nguyen_chi_thien-large-contentThi sĩ Nguyễn Chí Thiện, thi sĩ Trần Văn Nam, nhà văn Nguyễn Văn Sâm, tháng 5-2012.

(Bài đọc trong buổi lễ truy điệu nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngày Thứ Bảy 10 tháng 11 năm 2012 tại chùa Bát Nhã, Orange County, CA. )

Sau khi một người nào đó từ giả cõi trần thì thân nhân đến chùa tổ chức lễ cầu siêu cho hương linh người quá vãng được lên cõi Tịnh Độ. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện ở vào trường hợp đặc biệt: Ông không có thân nhân ở cạnh và nhứt là ông là một thi sĩ có tâm hồn cương dũng, đã đóng góp tích cực cho tiếng nói chống lại bạo quyền nên chùa Bát Nhã có buổi lễ cầu siêu nầy.

Đây là việc làm hơi mới một chút nhưng là điều mới rất đáng quí, thể hiện lòng từ bi của người theo Phật đạo và thể hiện sự kính trọng một thi sĩ có công với thơ văn và với tư tưởng tranh đấu kiên cường chống lại cường quyền áp bức người dân trong nước.

Tôi không được hân hạnh quen thân với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tôi vẫn lấy làm tiếc về điều đó. Chỉ là biết gặp nhau trong vài ba lần ở những buổi sinh hoạt có tính cách văn hóa mà thôi, chẳng hạn như lễ mừng sinh nhật 100 năm của Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham ở San Jose năm 2007 hay lễ Ra Mắt Sách tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm của Thuỵ Khuê ở Quận Cam gần đây, hay qua một buổi mời ăn của một người bạn quen biết cả hai đàng.
Tôi thích sự nhỏ nhẹ của thi sĩ, sự nhỏ nhẹ gần như là rụt rè. Cặp mắt và cử chỉ như muốn nói với ta điều gì đó, rồi lại thôi, như là ông cân đo sự thân tình của hai đàng đạt chưa đến mức độ có thể thố lộ điều sâu ẩn trong đáy lòng. Tuy nhiên trong những lần nói chuyện ngoài những câu sơ giao mưa nắng trời trăng tôi được biết thêm đôi điều về ông.

Trước đây tôi chỉ biết qua tác phẩm rằng ông là một người có dũng khí, dám công khai bày tỏ lòng yêu nước bất chấp tù đày và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Tôi muốn nhắc đến nội dung tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực nổi tiếng của ông.Tuy rằng chuyện ông là tác giả của tập thơ nầy còn nhiều khúc mắc khi có nhiều người phủ nhận nhưng phải công tâm mà nói chưa ai đưa ra được lý chứng đủ thuyết phục. Chỉ là những giả thuyết và rất nhiều suy luận gián tiếp không dựa trên khoa học. Trong văn học Việt Nam những giả thuyết không công nhận tác giả đã có quá nhiều: Bài thơ Khóc Thị Bằng đầy nước mắt đập cỗ kính ra tìm thấy bóng, xếp tàn y lại để dành hơi của vua Tự Đức hay của Thượng Tân Thị? Bản dịch Chinh Phụ Ngâm thiên cổ kỳ bút Trống Trường Thành long lay ánh nguyệt, khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây là của Đoàn Thị Điểm hay của một người nào khác như sự cho biết của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn? Bài Văn Tế Trận Vong Tướng Sĩ buổi chinh chiến hoặc là oan hay chẳng, cũng chớ nề kẻ trước người sau làm rơi lệ biết bao thế hệ con người sau cuộc chiến tương tàn Nguyễn Ánh - Tây Sơn có phải là của Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành hay của một nho sĩ dưới trướng chấp bút giùm chủ tướng như ta thấy từ kim cổ, qua Đông Tây. Gần đây hơn những bài thơ tục của Hồ Xuân Hương phải chăng chỉ có một phần nhỏ là của người con gái đầy tình cảm tác giả tập thơ ướt át tình yêu là Lưu Hương Ký?

Không thể nào tìm ra manh mối được. Thôi dành bỏ qua vấn đề nghi vấn, công nhận theo truyền thống, áp dụng nguyên lý của luật pháp: Khi còn nghi ngờ chưa có bằng cớ cụ thể thì phải coi như nghi can vô tội. Tôi chấp nhận tập thơ giá trị tư tưởng nhưng mang nghi vấn về tác giả là của ông, của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tôi quí cái hào hùng mà tác giả đã phả vào tập thơ.

Tôi trọng tấm chân tình của ông dành cho quê hương, cái lập trường kiên định của ông trong cuộc chiến chống cái xấu, chống cái ác của chế độ đàn áp con người, chế độ không chấp nhận tiếng nói ôn hòa của đối lập, của phê phán, góp ý.


Ra đến hải ngoại, trước áp lực của cuộc sống thực tế khi tuổi đời quá cao ông không còn bương chải bán buôn làm ăn gì được, sức khỏe sút kém do hậu quả của tù đày trong quá khứ, với những lời ra tiếng vào của những nghi kỵ ông rút mình trong cô đơn và bóng tối. Tôi thường thấy ông thẩn thờ với những đối đáp ngắt khoảng như thả tâm trí mình chìm trong suy tư bất tận. Có lần ông than thở với tôi: “Đời sống chán quá. Chỉ muốn chết đi cho xong.”

Tôi nhìn con người trước mặt: cao lêu khêu, mặt xương xẩu, cương nghị, cái nón nỉ luôn luôn trên đầu mà nhớ đến những hào hùng xưa của ông.

Có một buổi chiều, sắp tối, gió thổi se se da, chúng tôi đứng sau lan can trên lầu Viện Việt Học, bỗng nhiên thi sĩ nói:

“Trời lành lạnh khiến nhớ không khí quê tôi quá đi mất. Nhớ không nguôi. Nhớ quay quắt. Ông biết không, ở vùng Orange nầy mà nhìn mưa lất phất, tuy không ra đường nhưng cũng cảm thấy những hạt mưa như muôn vàn ngọn roi nhỏ quất vào da thịt mình. Nhớ da diết thời trẻ ở quê nhà.”

Tôi hỏi:

“Anh có buồn vì những bất hạnh ngày xưa?”

Lâu lắm, chừng 5, 7 phút thi sĩ mới hỏi lại tôi:

“Ông Giáo Sư có đọc thơ của Tô Thùy Yên?”

Tôi bối rối. Đọc thì có đọc, nhưng biết người đối diện thích đoạn nào, câu nào trong vô số câu ý hay ho của tác giả Ta Về. Và tôi ngó ông, hỏi bằng ánh mắt.

Cũng lại lâu lắm, 5, 7 phút nữa, thi sĩ đọc nho nhỏ:

Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp,
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu,
Mười năm mặt sạm soi khe nước,
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
(Ta Về- Tô Thùy Yên)

Tôi hiểu ý ông. Vĩnh biệt. Những chuyện đã qua nên quên, nên bỏ dầu thời gian đó ông bị người ta cho sống không ra con người. Quên, chưa chắc là chịu thua, cũng không có nghĩa là tha thứ cho bạo quyền, quên để nhẹ tâm một con người về già thấy mình cần trút bỏ những sân si hờn giận, những tình cảm không còn đáng cho mình phải đeo đẳng, bận bịu. Có lẽ trong tư tưởng nầy, vào những ngày cuối đời, ông đã ngỏ ý với Hòa Thượng rằng mình muốn qui y và xin được ban pháp danh…

Người nào làm trọn vai trò đời với tổ quốc mình khi sống thì lúc qui tiên cũng là lúc đi vào một chỗ nào đó trong bản giá trị của người đồng chủng. Nhà văn nhà thơ thiệt sự thì đi vào văn học sử. Ta chẳng có gì mà buồn cho họ, ta chỉ nên từ cuộc đời họ rút ra những bài học cho chính mình. Bài học của tôi từ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là kiên dũng với bạo quyền, coi nhẹ để tha thứ những chỉ trích tấn công của người cùng phía, chấp nhận sự thất bại của cuộc đời và quên đi những bất công mình từng gánh chịu để nhẹ tâm.

Có lẽ chính sự lựa chọn triết lý sống phức tạp nầy nên đến cuối đời, ông vẫn thấy mình vừa cô đơn vừa thanh thản. Nay, ở bên kia cõi u minh khói sương mờ mịt, tôi mong rằng ông thanh thản hơn lúc còn ở chốn ta bà dung thân tạm bợ này.

Hôm nay chúng ta làm lễ cầu siêu cho ông, để tỏ lòng thành quí mến đối với một thi sĩ đã làm trọn vai trò mình.

Trong tương lai tôi chắc rằng sẽ có nhiều cuộc cầu siêu như thế nầy cho những nhân vật đáng kính nễ khác của Việt Nam thuộc về những phương diện khác như chánh trị, văn chương, nghệ thuật, nhân quyền, dấn thân…. Công việc mà các hội đoàn gần đây thường làm. Sự kiện nầy tôi cho là tốt: Con đường đi của giới tu hành hải ngoại không thu hẹp lại trong các chùa chiền, tu viện mà nở bung ra với cộng đồng, thể hiện sự song đôi của Đạo-Đời.

Vĩnh biệt Nguyễn Chí Thiện, con người sanh ra lầm nơi, lầm thế kỷ…Vĩnh biệt anh người bạn sơ giao nhưng tôi kính mến, vĩnh biệt nhà thơ viết bằng máu của con tim can trường.

Nam Mô Ai Di Đà Phật.
Nguyễn Văn Sâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.