Hôm nay,  

Nhạc Kịch "50 Năm Nhật Ký Của Mẹ"

02/05/202500:00:00(Xem: 1449)

Hình-1,-hình-chính-4-cột
Ảnh từ bên trái, hàng trên: 1. Lan Phương và Thái Quang trong hoạt cảnh mở đầu chương trình 50 Năm Nhật Ký Của Mẹ. 2. Quốc Chương và Vành Khuyên với bài Mây Hạ (Trầm Tử Thiêng), hoạt cảnh tiễn chồng ra đi. 3. Văn Trường Phúc (trái) và Nhật Vương (phải) trong câu chuyện tình của lính qua hai nhạc phẩm Đêm Ngắn Tình Dài (Dương Thiệu Tước) và Phút Đầu Tiên (Hoàng Thi Thơ). 4.  Nguyên Hùng (phải) và Quý Nhơn (trái) với bài Tôi Biết Tôi Sẽ Buồn (Nhật Ngân). Ảnh: Tác giả gửi và ảnh của Nguyễn Lập Hậu.
 
Mỗi năm cứ đến cuối tháng Tư, mặc dầu đang là mùa Xuân thanh bình trên quê hương thứ hai, những kỷ niệm đau đớn xưa vẫn tìm đường trở về trong tâm tưởng. Năm nay đánh dấu 50 năm, một nửa thế kỷ nên càng thêm đậm nét.

Bản thân tôi thuộc lớp người di cư vào Nam sau hiệp định Geneve ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, lại có thêm những hoài niệm khắc khoải hơn. Trong hiệp định có khoảng 300 ngày để di cư, sau này vì số người di cư từ Bắc vào Nam quá đông nên được gia hạn thêm vài tuần.  Đối với cá nhân tôi, rời bỏ miền Bắc tháng 4 năm 1955 nên là đánh dấu 70 năm di cư và 50 năm di tản.  Những người hai lần di cư, nhất là các phụ nữ Việt thật nhẫn nại, kiên cường chịu đựng từ 70 năm qua, định cư tại miền Nam mới được 20 năm thì lại phải di tản. Nếu năm 1955, chỉ xuống miền Nam thì năm 1975 phải đến một nơi xa lạ cách cả một đại dương.

Bình thường hằng năm gần đến dịp đánh dấu 30 tháng 4 thì chúng tôi muốn tìm về cộng đồng người Việt, khi thì ở Hoa Thịnh Đốn, khi thì ở Saigon Nhỏ Quận Cam để cùng có dịp hồi tưởng và chia sẻ một chút ngậm ngùi cho những gì đã mất, đã qua, và càng lúc càng đi sâu vào quá khứ.  Nhận được lời mời của anh Thái Quang về buổi Nhạc kịch 50 Năm Nhật Ký Của Mẹ do Nhóm Bạn Yêu Nhạc soạn thảo và trình diễn với sự bảo trợ của VROC – Vietnamese Rainbow Orange County, chúng tôi đi dự với sự bâng khuâng.

Chúng tôi đến hội trường nhật báo Người Việt khoảng 6:15 chiều ngày thứ bẩy 26 tháng 4 năm 2025. Ngay từ cửa đã thấy sự nồng nhiệt của ban tổ chức, kèm theo nụ cười là một ổ bánh mì, một chai nước, được hướng dẫn đến chỗ ngồi. Hội trường đã gần chật chỗ, khoảng 3 phần 4 số ghế đã có các vị khán thính giả. Ban tổ chức ân cần mời các cụ cao niên lên các hàng ghế phía trên.

Sau vài lời ngắn gọn của người điều khiển chương trình duyên dáng của chị Xuyến Đông thì buổi Nhạc Kịch bắt đầu.  Trong phần đầu, khán thính giả bị thu hút ngay với cảnh miền Nam hiền hòa, với đồng bằng Cửu Long Giang, sự nhộn nhịp của thủ đô Saigon, qua các bài hát quen thuộc như Chiều Về Trên Sông, Nắng Đẹp Miền Nam, và Ghé Bến Saigon. Các hình ảnh và các bài nhạc làm mọi người chạnh lòng khi nhớ lại những năm tháng an lành cách đây hơn nưã thế kỹ trên quê hương xinh đẹp hiền hoà.

Hình-2_Hợp-Ca-Nắng-Đẹp-Miền-Nam-của-Lam-Phương-và-Hồ-Đình-Phương
Bài Nắng Đẹp Miền Nam của Lam Phương và Hồ Đình Phương do ban hợp ca trình bày, với Văn Trường Phúc, Quốc Chương, Nhụt Vương, Bích Hà, Vành Khuyên, Nguyên Hùng, Thái Quang, Quý Nhơn, Hữu Đức.  Ảnh: Nguyễn Lập Hậu.
 
Mới đầu chúng tôi tưởng đây là một vở nhạc kịch "musical", song thể thức trình diễn khác lạ và gây cảm xúc. Trên màn ảnh lớn sau sân khấu là các hình ảnh tài liệu – có cảnh chiến trường, có cảnh lịch sử, và có cả các hình ảnh của các nơi chốn quen thuộc gợi nhớ… Tất cả các hình ảnh được chọn lựa kỹ càng để lồng vào câu truyện và đi theo từng bài hát, lột tả súc tích các tình cảm khác nhau làm khán thính giả say mê theo giỏi và thả hồn mình theo trong đó.

Trong phần kế tiếp, nhạc kịch 50 Năm Nhật Ký Của Mẹ đưa khán thính giả trở về bầu không khí chiến tranh với phi cơ trực thăng vần vũ trên bầu trời, lời đầu hàng của ông Dương Văn Minh, các quân nhân sững sờ… Rồi các cảnh tượng lúc Saigon bị thất thủ, hình các chiếc xe tăng (được dàn dựng) tông cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập, hình ảnh dân chúng bàng hoàng tìm đường thoát thân, hình ảnh những chiếc thuyền bấp bênh trên biển cả…  

Bài hát Đoạn Đường Núi Sọ do hai ca sĩ Văn Trường Phúc và Nhựt Vượng hát diễn tả sự bi ai của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, bên bại trận, bị bắt giam vào trại tù cải tạo! Thật là mỉa mai thay hai chữ "cải tạo", không phải tập trung vào đó để được nghe về chính sách hòa hợp hòa giải, song thật sự là những trại tù khổ sai, những người tù bị đói ăn, thiếu mặc, lao động cật lực, không có săn sóc y tế, vì thế một số đã bị mất, số còn lại thì suy yếu dần mòn. Ở trong tận cùng của khổ đau về thể chất, chỉ còn những ước mong tinh thần giúp họ phấn đấu vượt nghịch cảnh, nhớ mẹ già, nhớ vợ con.  Những bài hát nói lên sự chia cách, tuyệt vọng, nhớ nhung đã được diễn tả qua các bài hát có âm điệu u uẩn với những tiếng hát đi vào lòng người như Ở Đây Thôi Đành (Quốc Chương), Nhớ Mẹ ( Thái Quang) và Vầng Trăng Xưa (Vành Khuyên)

Khi đã thể tàn lực cạn, các chiến sĩ bên bại trận được thả ra, nhưng lại đi vào một nhà tù lớn hơn, người vợ phải bương chải, và người chồng không còn chọn lựa nào khác là vượt biên, bằng đường bộ hay vượt biển. Đoạn này được diễn tả một cách sống động nói lên một sự lựa chọn hết sức đau lòng qua tiếng hát của Quý Nhơn và Nguyên Hùng trong bài Tôi Biết Tôi Sẽ Buồn – Ra đi vì Tự Do hay ở lại với Quê Hương đã sang trang… Đêm Chôn Dầu Vượt Biển được Nhựt Vượng diễn xuất thật thần kỳ với hình ảnh mặt đại dương đen ngòm lấp lánh ánh trăng trên màn hình.

Các cảnh chia tay, người ra đi, người ở lại… sự chia cách lúc ấy tưởng chừng như vô tận, không biết bao giờ gặp lại… Tất cả các cảnh tượng này làm cho mọi người trong hội trường nhớ lại từng hoàn cảnh riêng của mình. Những mảnh đời của những cặp tình nhân hay vợ chồng đã từng thề non hẹn biển mãi mãi bên nhau; bây giờ thời thế phải thế, phải chia tay mỗi người một phương trời. Các bài hát được đưa vào phần này nói lên các tâm trạng của những sự chia lìa qua sự diễn tả trữ tình và đầy nước mắt: Mây Hạ (Vành Khuyên và Quốc Chương), Mây Trôi, Trôi Hết Một Đời (Văn Trường Phúc), Mười Năm Yêu Em (Quý Nhơn), Cõi Buồn (Nhựt Vượng) và Nửa Đời Yêu Em (Bích Hà, Hữu Đức).


Trong tổng số các người tị nạn dứt áo bỏ xứ ra đi, chỉ một số đến được bến bờ tự do, một số lớn bỏ mình trên biển hay trong rừng rú. Cái giá trả cho sự Tự Do quá cao…

Giờ nghỉ giữa chương trình đến sau khi khán thính giả đã im lặng hơn một tiếng rưỡi, không thì thầm to nhỏ, không ồn ào, và cả không có tiếng điện thoại. Tất cả như bị thu hút đã lặng nhìn và lắng nghe, và họ đã tìm thấy một phần nào hình ảnh và hoàn cảnh mình qua những gì được trình bày trên sân khấu.
 
Hình-3
Nguyễn Kim, Nguyễn Lâm Kim Oanh chụp với người dẫn chuyện chính- Thái Quang.
 
Phần 2 của nhạc kịch 50 Năm Nhật Ký Của Mẹ tiếp tục cuộc hành trình của các mảnh đời nơi hai phương trời khác nhau. Người chồng, người cha, sang tới bến bờ tự do, nhưng sống trong cô đơn và âm thầm lặng lẽ.  Như bao nhiêu ngưới tị nạn khác, nơi vừa đến chỉ là nơi tạm dung. Với văn hóa khác biệt, ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, những người tị nạn này phải cần cù làm việc để nuôi thân, dành dụm gửi tiền về nhà để trả nợ tiền vượt biên, tiền nuôi sống gia đình bên kia bờ đại dương.

Người vợ, người mẹ hy sinh ở lại lo cho cha già và trông nom cha mẹ chồng – tất cả đã lớn tuổi và đều dựa vào người đàn bà đảm đang, tất tả chu toàn mọi công việc trong ngoài.

Nơi xứ lạ quê người, những người tha hương tìm đến nhau, trong cô đơn tình cảm nảy sinh, dẫu biết sẽ không trọn vẹn, đôi khi chỉ nhất thời, song tha hương ngộ đồng hương là một tình cảm tự nhiên. Người đàn ông kết bạn với một phụ nữ cùng cảnh đơn độc và tìm được chút hạnh phúc mong manh. Bản nhạc Một Ngày Vui Mùa Đông nói lên hạnh phúc họ bất ngờ tìm được với nhau trong mùa đông cuộc đời được diễn xuất vui nhộn và trẻ trung qua tiếng hát của Vành Khuyên và Nguyên Hùng.

Rồi gia đình đoàn tụ, người bạn kết nối của người đàn ông lặng lẽ ra đi, để ông nối tiếp lại tình nghĩa vợ chồng sau nhiều năm xa cách. Ca sĩ Bích Hà trình bày bài hát Cô Đơn thật là não nùng, nói lên tâm trạng của thêm một người phụ nữ âm thầm hy sinh cho tình  yêu. Tuy nhiên sự hy sinh ấy đã không trả lại hạnh phúc cho hai mảnh đời tuy đã về cạnh nhau nhưng tâm hồn đã quá cách xa vì những quãng đời khác nhau họ đã trải qua. Cảnh khổ đau của cả hai người đàn ông và đàn bà, người chồng và người vợ diễn tả rất trung thực như những hoàn cảnh của rất nhiều cặp vợ chồng đã trải qua của lớp người tị nạn từ giữa thập niên 70 cho đến cuối thập niên 90. Trong hội trường, thỉnh thoảng có những tiếng sụt sùi nho nhỏ, những giọt nước mắt lan dài trên má, hoặc những chiếc khăn chặm thấm hạt lệ trên mi.

Thời gian ai tránh khỏi sinh lão bệnh từ, sinh là ký mà tử là quy. Người đàn ông ra đi, rồi một ngày nọ, hai người phụ nữ gặp nhau bên mộ - người chồng của gia đình và cũng là người yêu tha hương lúc cô đơn. Hai người nhìn nhau trong ánh mắt chứa đựng sự thông cảm và biết ơn, và họ đã cầm tay nhau kết nối một mối tình thân không tên -  thật là cao đẹp vì nhân nghĩa của người phụ nữ Việt.

Chung khúc là bài "Em còn nhớ mùa Xuân" của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, anh là cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi tại Saigon, hôn thê của anh đi thoát ngày 30 tháng 4 năm 1975, thời gian còn bị ở lại anh gởi nỗi niềm của mình vào bài hát. Đó cũng là ca khúc duy nhất anh sáng tác khi còn ở Saigon trước khi vượt biên. Thoạt nghe nhiều người chỉ nghĩ bài hát này là một tình ca, nói lên sự nhung nhớ của hai người yêu xa nhau. Tuy nhiên, khi nghe rõ lời bài hát thì sẽ thấy nó chứa đựng cả nỗi niềm uất hận đau thương cho một đất nước không còn như xưa và đang chịu nhiều bi thương như các đoạn sau đây:

“Trời Sàigòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay
Nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay”

Và câu

"Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sàigòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sàigòn mai sau.”

Chúng tôi rất lấy làm thán phúc anh Tâm Võ là người đạo diễn và biên soạn vở nhạc kịch này. Anh đã lọc lựa những bài hát rất có ý nghĩa và ăn khớp với các cảm xúc của từng đoạn trong câu truyện chính của vở nhạc kịch 50 Năm Nhật Ký Của Mẹ.  Ngoài ra, chúng tôi cũng hết sức thán phục các anh chị em trong Nhóm Bạn Yêu Nhạc, có lẽ không phải là ca sĩ hoặc kịch sĩ chuyên môn nhưng diễn tả tự nhiên và lột tả được các cảm xúc theo câu truyện. Tất cả đã hát và diễn xuất với cả tấm lòng và vì vậy, khán thính giả đã cảm được, đã kết nối các tâm trạng cá nhân mình vào đó và sống theo các cảm súc đang diễn ra trên sân khấu.

Hình-4_Ban-nhạc-kịch-và-MC-Xuyến-Đông

Ban nhạc kịch và MC Xuyến Đông.



Nhìn những người trẻ trên dưới 40 này, trong đó có người thuộc thế hệ hai như Joee Trương là “stage manager”, với sự trợ lực của quý vị cao niên hơn, đã thành công trong việc soạn thảo và trình diễn được một chương trình ý nghĩa và hấp dẫn để cống hiến cho cộng đồng như vậy, lòng tôi mở rộng hơn với tin tưởng:

"Mong cho nước Việt đời đời, oai dũng vườn cùng lên trên thế giới" như bản nhạc Hải Ngoại Thương Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Nhóm VROC đã bảo trợ cho buổi nhạc kịch này. Họ đã bỏ nhiều thời gian và công lao tập dợt, trang trải tất cả kể cả chi phí cho hội trường, cho ban nhạc, âm thanh, ánh sáng, và còn cung cấp thức ăn nhẹ cho khán thính giả luôn.

Chúng tôi đã có dịp tham dự nhiều buổi sinh họat văn nghệ, ca nhạc kịch và phim ảnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại các tiểu bang và thành phố khác nhau. Nhạc kịch 50 Năm Nhật Ký Của Mẹ rất có giá trị và nếu được đi lưu diễn tại khác nơi có đông cộng đồng người Việt tị nạn sẽ được hưởng ứng nhiệt liệt. Tham dự buổi nhạc kịch này đã làm cho chúng tôi có dịp hồi tưởng lại những trải nghiệm đau buồn đã qua và biết ơn hơn nữa những gì chúng tôi đang có hôm nay.

Nguyễn Viết Kim & Nguyễn Lâm Kim Oanh

Ý kiến bạn đọc
17/05/202519:16:34
Khách
Xin có ai biết xem lại chương trình này ở đâu không ? Cảm ơn lắm
04/05/202518:17:33
Khách
Phải viết đây là một bài tường thuật rất hay, đầy đủ chi tiết, lồng vào là những chi tiết đặc sắc của từng mục. Mà có lẽ hay nhất là đoạn viết về câu chuyện "Rồi gia đình đoàn tụ, người bạn kết nối của người đàn ông lặng lẽ ra đi, để ông nối tiếp lại tình nghĩa vợ chồng sau nhiều năm xa cách - Thời gian ai tránh khỏi sinh lão bệnh từ, sinh là ký mà tử là quy. Người đàn ông ra đi, rồi một ngày nọ, hai người phụ nữ gặp nhau bên mộ - người chồng của gia đình và cũng là người yêu tha hương lúc cô đơ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Thẩm phán Susan Illston ra lệnh: Trump phải hoãn sa thải hàng chục ngàn công chức các Bộ, chờ lệnh mới ngày 23/5 - Mỹ-TQ đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sĩ
Truyện đầu tiên kể nơi đây là kể về một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. Khi đó, ngài được gọi là một vị Bồ Tát. Ngày xưa rất là xưa, có hai người thợ săn, là hai vị thủ lĩnh của hai ngôi làng gần nhau. Hai vị trưởng làng đã lập một giao ước rằng nếu con của họ tình cờ khác giới tính, họ sẽ sắp xếp cho hai đứa con này kết hôn với nhau. Đó là một thời phần lớn hôn nhân là do sắp xếp của ba mẹ. Một vị trưởng làng có một cậu con trai được đặt tên là Dukūlakumāra, vì cậu bé được sinh ra trong một tấm vải bọc đẹp; vị trưởng làng kia có một cô con gái tên là Pārikā, vì cô bé được sinh ra ở bên kia con sông. Khi chàng trai và cô gái lớn lên, cha mẹ hai bên đã kết hôn cho hai người con này. Tuy nhiên, chàng trai Dukūlakumāra và cô gái Pārikā đã có nhiều kiếp tu, cùng giữ hạnh trong sạch, cho nên cô dâu và chú rể cùng cam kết bí mật với nhau rằng hai người sẽ ở chung nhà như vợ chồng, sẽ yêu thương nhau như vợ chồng nhưng sẽ không làm mất hạnh trong sạch của nhau.
- 5 Trí tuệ nhân tạo (ChatGPT, Claude, Gemini, Grok-2, DeepSeek) tiên đoán tân giáo hoàng có thể là: Hồng y Pietro Parolin (Ý), hoặc Luis Antonio Tagle (Philippines) - Bill Gates sẽ xài gần như toàn bộ tài sản, khoảng 100 tỷ đô, để Quỹ Gates Foundation xài hết trong 20 năm tới, rồi đóng cửa.
- Thêm 1 phản lực cơ chiến đấu giá 70 triệu đô của Hải quân Mỹ trôi xuống biển từ một tàu hàng không mẫu hạm - Mỹ sẽ trục xuất di dân đến các nhà tù địa ngục ở Libya - Trump sẽ đổi tên Vịnh Ba Tư thành Vịnh Ả Rập - Trump nói vài ngày nữa sẽ có thông báo lớn
- Liên Âu: Xin thuế quan bằng zero với hàng công nghiệp giữa Âu và Mỹ. - Ấn-Anh ký Hiệp định thương mại tự do - Các hãng TQ đề nghị khai sai giá trị hàng và sẽ bù đắp chi phí nhập cảng để giúp người mua tại Mỹ né thuế quan
- Mỹ suy thoái trong quý đầu của năm 2025, giảm 2% so với quý cuối của năm 2024. Thuế quan sẽ làm tăng giá: mì gói, gia vị, trà, cà phê, xoài, bơ và dừa - Putin: không thấy cần sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến ở Ukraine
- GasBuddy tố Trump xạo: Trump nói giá xăng còn 1,98 đô/gallon, thấp kỷ lục. Không nơi nào ở Mỹ có giá dưới 2,61 đô - Bộ Nông Nghiệp USDA: 15.000 nhân viên đồng ý từ chức, tương lai sẽ cắt giảm 30.000 việc làm
- Có vẻ như Trump đe dọa cắt mọi quan hệ thương mại với TQ: sẽ ngưng toàn bộ thương mại, kinh doanh với nước nào mua dầu Iran - Thủ tướng Nhật: thuế quan xe hơi của Mỹ là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" - TQ: suy tính đàm phán thương mại với Mỹ vì Mỹ nhiều lần năn nỉ sẽ bàn thuế quan. Ngoại trưởng Mỹ: người TQ muốn đàm phán.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.