Hôm nay,  
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa Kỳ vinh danh người Mỹ gốc Á. Các cộng đồng gốc Á tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tháng này. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng có nhiều sự kiện giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chị Y Sa, Giám Đốc Điều Hành VAALA, có trò chuyện với Việt Báo về một số sự kiện nổi bật. VAALA là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1991 bởi một nhóm các nhà báo, văn nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt. Trong nhiều năm qua, VAALA hợp tác với nhiều cộng đồng khác nhau tổ chức nhiều sự kiện, nhằm giới thiệu nền văn hóa Việt, cũng như làm phong phú những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Những sự kiện này bao gồm các hoạt động như Viet Film Festival, Cuộc Thi Vẽ Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu sách, trình diễn nhạc kịch…
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
Nevermore được mở màn với khung cảnh một ngày xa xưa trong đêm tối u uẩn, với hình ảnh vũ công Elliot Hammans, mặc quần trắng xếp li và áo sơ mi tay phồng kiểu nhà thơ, đóng vai nhân vật chính, ngồi trên chiếc ghế bành làm bằng các thân thể người, hiện ra ủ rũ trong bóng tối ở cuối sân khấu. Người ta thấy hình ảnh của Hammans từ từ dâng lên, tạo ra một chiếc bóng ma quái lơ lửng trên bức tường sau sân khấu.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...