T R Ă N G T H Ạ C H

26/04/202309:45:00(Xem: 1570)
Screenshot 2022-09-01 125218
Minh họa Đinh Cường

 

 

Đến lúc tuyết hóa thạch

đời mình cũng trăm năm

khuyên. một tầng xao động

con tim mải miết lầm

 

 

 

giữa tràng thiên lâm lụy

biển lớn dậy con đò

sông bức về ngạ quỷ

trôi xám nỗi buồn tro

 

 

 

củi than chiều không hẹn

lem lấm thức mây dài

em cứ đến cứ đến

cho mùi thơm chuyền vai

 

 

 

níu tay miền xao lại

lơ lửng tiếng khinh đồng

ngọn trúc đào tê tái

rụng huyền hồ,  như không

 

 

 

như tóc dài buông khải

ngọn đau mạch núi ngầm

trăng lão vàng xuân bệnh

đuối về ngực xa xăm

 

 

 

H o à n g  X u â n  S ơ n

nov.2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Mariupol | không phải Sài gòn | mà trái tim tôi nặng trĩu | có bất công không | tôi và trái tim | đã chồng bốn mươi bảy năm của nỗi đau trường kỳ lên vai Mariupol
nói lời giã biệt với một ly cà phê không đường | có cần gì mật ngọt | một ngày nào hồi tưởng | mỉm cười ta đã thử mọi hương vị của tình yêu | mối tình không đi tới đâu, dấu chấm than tất nhiên là những hớp cà phê đậm
sau bấy nhiêu năm / con dốc không già hơn / không nghèo hơn / không trơ trọi hơn / nó chỉ biến / nó chỉ mất / không để lại một dấu tích...
tháng tư / mùa xuân trở mình / lung lay những ký ức và phế thải ngủ quên...
Trở về rồi, Thầy có thấy gì không? / Đôi mắt em, trên hàng cây phượng đỏ / Khi đầu hè hoa trổ bông rực rỡ / Sợ ngày chia tay lá khép chờ mong...
Chuyện tích xưa, nơi kinh thành Xá Vệ / Cung điện nguy nga, lộng lẫy cõi nhân gian / Vua Tịnh Phạn, trên ngai vàng tối thượng / Hoàng hậu Ma Da, ngôi phượng các uy nghi...
Mẹ giờ ở phía mây bay / Có khi tịnh độ phương Tây niết bàn / Có khi hồn phách miên man / Lối về quê với hàng hàng sương giăng...
em tôi sanh 7 tháng 5 / thua tôi năm tuổi / năm năm cuộc đời / rừng màu em mãi rong chơi / đêm rung hương bố / ngày vung cọ màu...
Nhã Ca với tập thơ đầu tay Nhã Ca Mới, đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1965. Giải Khăn Sô Cho Huế (1969) đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc về văn năm 1970, và Tuệ Mai đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1966 với thi phẩm Không Bờ Bến. Thơ. Họ là cột mốc đánh dấu cho sự chuyển mình khai phá bứt ra khỏi phong cách thi ca tiền chiến. Thi ngữ, thi ảnh nơi họ khơi gợi ở người đọc cảm xúc mới mẻ, thi pháp tuy còn giữ nhiều về thể luật của các loại thơ vần điệu, nhưng được chở dưới nhạc điệu cấu tứ mới – kể cả lục bát – nên cũng có thể nói họ đã cách tân những thể loại thơ này vào thời đó, đặc biệt, ở thể loại tự do, với Nhã Ca, một luồng gió mạnh thổi bật gốc rễ của trói buộc ngôn từ, định kiến.