Hôm nay,  

Phương Trình Tình Ái

6/20/202500:00:00(View: 671)
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.

– Ông không có tình ý gì, sao con đĩ đó quanh quẩn ngoài cổng chờ ông?

– Bà nói nhỏ nhỏ, hàng xóm nghe hết bây giờ. Họ ở nhà họ. Mình ở nhà mình. Đâu có dính líu gì.

– Trời ơi là trời. Nó nhìn ông con mắt sắt lẻm. Lắt lắt hai cái vú không mặc xú-chen. Tức muốn hộc máu.

– Bà nói nhỏ nhỏ. Thôi đi ăn trưa đi.

– Không ăn, không uống gì hết. Bà Lựu nạt lên rồi bưng nồi canh trút xuống bồn rửa chén, tạt dĩa cá kho vào thùng rác. Mắt long sòng sọc. Máu xông lên mặt đỏ bừng. Nước miếng phun ra, chảy rung rinh một bên mép.

– Thôi bà ơi, tui xin bà. Làm ơn cho tui sống. Bà hét như vậy cả phố đều nghe. Mặt mũi đâu mà gặp hàng xóm.

– Ông thèm hả. Đây nè. Bà Lựu xé toạt áo cánh đang mặc. Tụt quần xuống, nhảy đồng đổng, ống quần còn dính một chân, bà Lựu vấp lên vấp xuống. Loạng choạng vịn vào tường. Thở gấp rút như bơm bánh xe.

Sợ vợ té, Hải chạy tới ôm lấy bà. “Tui xin bà. Tui xin bà.” Chỉ lắp bắp bấy nhiêu. Ông cao và ốm, lỏng khỏng, ôm một khói bong bóng thịt, xiêu vẹo theo cơn nghiêng ngả cho đến khi cả hai đuối sức.

Ngày tháng sống của ông nối tiếp bằng những cơn ghen lớn nhỏ dài ngắn với hầu hết các phụ nữ có nhan sắc dù chỉ đi ngang qua đời ông một lần. Từ khi bà Lựu sinh béo phì, thì ghen tương gia tốc và tình dục kkhẩn cấp. Khẩn cấp? Vì bà Lựu bắt ông làm tình quá độ, bất kỳ lúc nào, nơi nào nếu cần, để bảo đảm ông không còn sức lực cho ai khác.

Cách đây hai hôm, một trận ghen tương ầm ĩ mà đối tượng là người vợ của bạn ông đến nhà thăm. Bà bạn lai tây nên đã quen hành vi tự nhiên, phóng túng. Lúc ra về đã ôm hôn lên má nhau. Bà Lựu chỉ nhịn được cho đến khi bà khách khuất bóng.

Ông không thể chịu đựng được nửa. Chắc phải bỏ đi thôi. Hai chiếc vali chứa những gì cần thiết, đã lén gửi nhà người quen ở đầu xóm. Ông còn ngần ngừ vì không thể làm điều bất nghĩa, nhưng chuyện hôm nay thật quá đáng, bát nước đã tràn. Ông xấu hổ và ân hận sao chưa chịu ra đi sớm hơn.

Lúc trẻ đi du học bên Pháp, về nước làm trưởng phòng thuế vụ tại một tỉnh lớn ở miền Trung, lên đến chức giám đốc trước khi về hưu. Tầm thước Hải cao ráo. Chơi thể thao, đánh quần vợt, tập quyền anh, đẹp trai nhất trong câu lạc bộ Pháp Việt. Khi để râu quai nón, khó mà nhận ra chàng là người Việt, nhất là khi theo dõi chàng cười đùa với mấy cô đầm. Hải cưới cô Lựu, trẻ hơn năm tuổi. Cô là người có dung nhan sắc sảo, nhưng chỉ mới học nửa chừng trung học đệ nhị cấp. Thân hình nhã nhặn, đầy đủ sức hấp dẫn, nhất là khả năng duyên dáng. Vành môi đó, ánh mắt đó đã từng làm Hải điên người. Nhất là khi Lựu hát. Cô có giọng hát rất hay và cách hát say mê  quyến rũ người nghe. Mỗi khi Hải đàn cho Lựu hát, thì thế giới tình yêu chỉ còn có hai người.

Buổi trưa không được ăn cơm, còn bị vợ đè ngửa trên ghế dài, sau một trận rút hết cơm cháo, bà lăn ra ngủ. Ông Hải chán đời. “Le soleil était là qui mourait dans l'abîme.” Mặt trời rơi chết dưới vực thẳm. (1) Ngồi dậy mặc áo quần. Bây giờ, ông có thể đi lanh quanh vài giờ, trở về trước khi bà thức dậy hoặc đi luôn ra bến xe đò. Nhìn xuống đống thịt phụng phịu như con sứa biển phơi truồng đang chảy tan, ông bước vội ra cửa mang theo lòng trắc ẩn.

Đứng giữa bãi đất hoang cạnh khu rừng man dã, cách nhà khoảng bảy cây số, nơi Hải thường xuyên đến tìm sự yên tĩnh, một thế giới khác hẳn hiện tại, một thế giới gần giống quá khứ Parc de Miribel-jonage (2). Nơi Hải thay phiên gặp lại những tình nhân cũ thơm mùi Paris như Josephine, Sylvie, Celine, Néatrice, Charlotte, Chloé và nhất là Aliénor. Họ đến theo mây ửng đỏ kỳ diệu màu hoàng hôn rồi đi theo chạng vạng tối đen vào sương mù. Họ tìm Hải trong gió bốn mùa rồi chia xa trên con đường tung lên bụi cát. Tình nhân như những con dơi hút máu. Hình như câu thơ này trong Les Fleurs du Mal của Baudelaire.

Hải thương cảm cho Lựu, cô bé mình dây eo lưng ong. Không biết lúc nào đã vượt qua con dơi hút máu và trở thành con hà mã nhai ngấu nghiến tình yêu. Hải luôn có cảm giác e ngại trước cánh tay to lớn của bà nếu quạt vào người, chàng có thể bay bổng như ai đó vất con mèo trong cơn giận giữ. Võ sĩ quyền anh không dám mang găng tay trước mặt nhà đô vật. Ông phải ra khỏi nhà vì không thể kéo dài nỗi nhục nhã ở nơi đáng lẽ ông phải là chủ nhân.

Tình nhân của Hải mỗi người mỗi vẻ. Chàng tự hào như người chơi sưu tập thực hành tình ái. Nếu Chloé hiền lành như một nữ tu khi dâng hiến, ít cử động, không dám rên la, chỉ thở mạnh rồi rướn lên khi nhận được tin niềm vui gõ cửa, thì Néatrice như nữ hải tặc quen say sóng lớn, lèo lái con thuyền xuôi ngược, bão càng lớn càng mừng, rồi đến lúc bật hết buồm cho thuyền từng hồi tung trên đập xuống mặt nước, hải tặc kêu thét những lời vô nghĩa.

Josephine là mệnh phụ yêu thơ. Âu yếm rượu vang từng ngụm với từng câu nói trữ tình. Niềm hứng khởi của cô sẽ bị dập tắt nếu trông thấy mặt người đàn ông đang hì hục, vì vậy Hải thường trình diễn ở phía sau mông hoặc thay đổi đeo mặt nạ như những chàng hiệp khách trong dạ vũ hóa trang. Cô thường xuyên kết thúc bằng một giai điệu mỗi lần mỗi khác dù cùng một chữ “vient.”

Celine làm nghề nếm thực phẩm. Một nghề nghiệp khác thường. Chỉ hiện diện ở những bữa tiệc lớn của giới thượng lưu, giới chính quyền cao cấp, giới  doanh nhân giàu có. Họ muốn bảo đảm tất cả món ăn thức uống phải đạt phẩm chất hảo hạng. Và cô trở thành người kỳ lạ nếm tình yêu. Nếu ai đã từng thấy nhạc sĩ mù Ray Charles dùng tay rà rẫm, sờ nắn tình nhân để biết cô ta đẹp hay xấu, thì sẽ hiểu cách Celine nếm tình nhân để biết anh ấy là ai và có khả năng gì cung hiến phụ nữ.

Đặc biệt là Aliénoir. Không có cách nào để diễn tả phẩm lượng ái tình của cô đầm lai này. Cô chính là sung sướng. Cô chính là hạnh phúc. Cô chính là một thứ địa đàng, nơi mà đàn ông sắp hàng ăn hết táo khi được yêu và ăn hết rắn khi bị hết yêu.

Aliénoir và Hải yêu nhau như Cleopatra và Anthony. Họ là một cặp tình nhân trốn ra khỏi địa đàng để tận hưởng tội lỗi, không chờ Chúa đuổi. Cô nói với Hải, "Le péché, c'est le manque de l'amour.” (3) Đúng. Tội lỗi là sự thiếu tình yêu. Khi có tình yêu thực sự, thì tội lỗi chỉ là chiếc áo chùm bên ngoài, khi cởi ra, đây mới đúng là con người nguyên thủy.

Bàn chân của bà Lựu càng ngày càng lớn theo cân đo. Dĩ nhiên đôi guốc gỗ trệt thay số lớn càng tăng sức nặng. Ông học được kinh nghiệm, khi cãi nhau mà phải bỏ chạy, sau khi chạy sáu bước, ông phải ngồi sụp xuống hoặc né sang một bên, chiếc dép gỗ đầu tiên sẽ phóng qua, rồi đứng lên chạy thêm ba bước nữa, né, dép gỗ thứ hai sẽ vụt đến. Sau đó mới chạy luôn. Bà lựu mập béo không thể nào chạy theo ông, vũ khí duy nhất của bà là đôi dép gỗ. Cứ lần nào phóng trúng lưng, ông sẽ quị xuống, sẽ nằm trên giường ít nhất là ba ngày. Bà thích lo lắng cho ông ăn uống như con nít, không phải lo âu bảo hiểm ái tình đáng nghi ngờ.

Ông thương xót vợ hay sợ không dám bỏ bà, chưa bao giờ ông có câu trả lời rõ rệt. Vừa cảm thấy tội nghiệp, vừa biết bà sẽ làm những chuyện điên rồ, không thể nào tiên đoán trước, vừa cảm giác tội lỗi. Ông là nguyên nhân làm cho bà mập phì, làm cho bà trở nên xấu xí, trở nên ghen tương cuồng dại và ông đang đón nhận hậu quả của tất cả những thứ đó.

Chìm đắm trong tâm sự tình nhân và vợ, giữa vui thú và sầu não, giữa mỉm cười và cau mày, hoàng hôn xuống khá nhanh. Cảnh rừng lặng lẽ theo tiếng chim hót thưa dần và tiếng côn trùng bắt đầu dâng cao. Chợt một giai điệu hót dịu dàng nhưng sắt bén trầm bổng nghiêng về cảm nhận hắt hiu, từ bìa rừng len lỏi vào cảm giác say sưa. Hải nhắm mắt, hít vài hơi dài rồi quên đi những chuyện xung quanh, quăng tình ra giữa hoang dã, nhận nuốt từng âm thanh của ân sủng bất ngờ. Tiếng chim có lúc dịu vợi cao siêu, có lúc gợi tình nỗi hiu quạnh, có lúc êm ả thoải mái, có lúc tê mê như nghe một đoạn nhạc giã từ. Hải cảm nhận trong lòng bật lên dòng âm thanh hòa điệu, bè với tiếng chim. Quấn quít thiết tha. Cảm giác rơi vào một vùng hạnh phúc trống vắng, mênh mông, sâu thẳm, không có gì ngoài trừ cảm xúc phập phồng.

Hải từ tốn tiến về hướng tiếng chim. Trên cành cây sồi, thấy một con chim màu vàng óng ả trong vệt nắng đang rút lui về núi. À, hoàng yến. Nhưng không đúng, mỏ nó màu đỏ. Một loại chim lạ. Chim hót hơi dài, không nhảy nhót, thỉnh thoảng cánh xòe ra. Một cảnh sân khấu thiên nhiên trên cành sồi. Một nghệ thuật trình diễn khung kép của Esthelman. Khung bên trong gắn khít khao khung bên ngoài, Hải thấy mình từ từ chuyển động, thân người uốn éo theo giai điệu, chân di chuyển nhẹ nhàng. Hải múa. Không phải, Hải phản ứng phù hợp theo tiếng chim. Tiếng hót thôi thúc. Tiếng hót dổ dành. Tiếng hót thôi miên. Chàng băng qua thời gian mà không để lại dấu vết gì. Gió thổi, mây trôi, mơ màng, si dại, Hải dưới đất, Hải trên trời, Hải đến Paris, Hải tình tự với Aliénoir, Hải về đến nhà với vợ.


Bụp. Chiếc guốc gỗ trúng ngay giữa lưng.

Hải rối chân, ngã lăn quay xuống đất. Linh cảm cho biết đã quá giờ phải về nhà. Nhìn xung quanh thật nhanh. Lồm cồm ngồi dậy. Trời đã quá chạng vạng. Đêm phủ dày. Con chim đã bay đi lúc nào không biết. Hải cảm thấy đau nhức giữa lưng. Chỉ tưởng tượng thôi mà đau như vậy.

Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, bây giờ, tràn ngập trở lại.

Vòng qua bên hông nhà, ngồi xuống trên thềm đá. Đâu đó trong trí tưởng, Hải thấy Néatrice, nữ hải tặc cười chế giễu.

- “Toi giỏi phản ứng với tình nhân, nhưng lại quá tệ đối với vợ. Toi có biết tại sao vợ toi ghen không?”

- “Máu xấu.”

- “Lúc nào cũng đùa. Vợ ghen chồng vì chuyện gì đó hiện tại nối kết chuyện quá khứ. Nếu xưa toi không bay bướm đào hoa, cứ như nhà tu nhà giáo, thì vợ không có lý do để ghen.”

– “Nhưng, moi đã dẹp hết rồi.”

– “Với quá khứ trai gái như vậy, lời nói hiện tại không bảo đảm cho tương lai. Thật ra, sở dĩ toi không cựa quậy vì elle ghen qua mức. Nếu không ghen trước ghen sau, moi chắc toi cũng sẽ quen thói cũ.”

– ”Làm sao biết?”

– “Bằng chứng là toi nhớ đến moi nhiều buổi chiều. Tệ hơn nữa, đêm đêm khi ngủ với vợ cứ tưởng tượng tình nhân nầy, tình nhân kia.”

– ”Toi là hải tặc, lúc nào mắt cũng mở thao láo. Toi có biết tại sao lúc yêu nhau người ta thường nhắm mắt không?”

– ”Ý của toi, là để tưởng tượng phải không? Không phải, nhắm mắt vì không muốn nhìn thấy nhau quá rõ.” 

Khi mới lấy nhau, Lựu là người vợ rất tốt. Lo lắng và hầu hạ chồng. Hải chỉ lo việc đi làm, mọi thứ khác do nàng điều khiển Vợ chồng không có con, nên dành nhiều thời giờ cho nhau.  Hải thường đàn cho Lựu hát. Cảnh đàn hát quấn quít bên nhau trông thật ấm cúng và dễ thương. Lúc đó, ai dám đoán trước tình hình vợ chồng về sau thương nhau bằng cách xâu xé.

Hải nói: - “Sống là một hành trình may rủi khi chuyện tốt chuyện xấu xảy ra.” Charlotte, cô giáo sư dạy toán ở Université Paris-Saclay, trả lời:

– “Chuyện xảy ra có thể đổ lỗi cho hên xui, nhưng quyết định để làm chuyện gì thì do người chịu trách nhiệm. Một bên là luật tự nhiên. Một bên là luật nhân quả.” Lúc còn ở bên nhau, Charlotte lúc nào cũng cứng rắn, tính toán và trật tự. Hải thì làm gì hầu như tùy thích. Khi mới ăn nằm với nhau, Charlotte thường xem đồng hồ lúc đang hành sự. Hải mất cảm hứng, hỏi tại sao. Câu trả lời khó giải thích. “Thói quen.”   

Charlotte nói, - “Hải, toi biết không, sau hai đời chồng, moi nghiệm ra một điều về tình yêu.”

– “Bài toán gì đây?”

– “Trong tình yêu, tình nhân và vợ chồng là hai phương trình khác nhau. Trong tình nhân, phương trình bao gồm ba biến số vô hạn: chàng , nàng, và yêu. Chỉ cần một biến số thay đổi, thì phương trình có hiệu quả khác. Trong vợ chồng, phương trình cũng có ba biến số: Chồng, vợ, và yêu nhưng ba biến số này tiến dần đến hằng số để có hiệu quả nhất định. Giấc mơ hằng số đó chỉ là hạnh phúc lý tưởng, sẽ không bao giờ xảy ra. Ba biến số chồng, vợ, yêu chỉ có thể tiến tới gần bản chất cụ thể của hằng số. Nói cách khác là nỗ lực giới hạn biến số. Khi cả ba biến số không có nhiều khả năng biến hóa, thì phương trình có thể kiểm soát được hiệu quả. Đó cũng là phương thuốc phục sinh tình yêu đã chết.”

– “Ba biến số giới hạn khả năng biến hóa để trở thành gần bằng hằng số cụ thể. Hay. Toi có thể lãnh giải Nobel về học thuyết bảo vệ hạnh phúc gia đình.”

Hải nhướng người lên, nhìn vào cửa sổ. Bà ngồi trên chiếc ghế bành, vẫn chưa mặc lại áo quần, tay cầm một khung hình úp vào ngực, mắt nhìn vào góc nhà, bất động. Ánh đèn solar duy nhất ngoài cửa sổ hắt vào, quăng một nắm ánh sáng lên tượng đá khỏa thân, toàn cảnh chỗ sáng chỗ mờ, đa phần âm u tối, trông đẹp kỳ quặc có phần dễ sợ.

Lần đầu tiên gặp Lựu, lúc đó Hải mới về từ Paris sau khi lấy bằng kỷ sư thiết kế. Là bạn học cũ với anh của Lựu, chiều đó, chàng đến nhà để cùng đi chơi chợ tết. Lựu xuất hiện trong chiếc áo dài vàng màu hoàng yến và đôi môi son đỏ theo mốt Paris đương thời, khiến Hải ngây người ngưỡng mộ. Em thật là đẹp, Lựu ơi.

Đêm tân hôn, Hải để ra cả tiếng đồng hồ để vuốt ve thân thể của Lựu. Từng ngón tay chấm đầu móng lên làn da, kéo dài ngẫu nhiên theo cảm giác đến những nơi tạo cảm xúc. Từng bàn tay sờ hờ hững cân nhắc lúc chạm nhẹ lúc không, rà rà từ chân lên mặt rồi quay xuống vần vù trên ngực, thổi nhẹ nhàng gió lướt qua lướt lại hai đỉnh sang xuân, rồi vòng ra sau mông, cào nhẹ nhẹ giữa đôi bờ nhúc nhích, len lỏi ra phía trước, năm ngón tay trở thành năm sinh vật nhắm mắt hồn nhiên hâm nóng hậu cung, thở hồi hộp công chúa sắp lên ngôi hoàng hậu. Lựu im lặng, cắn răng, trở trăn theo cảm xúc. Em thật là hiền, Lựu ơi.

Thời buổi này, cưới một người vợ còn trinh là chuyện hiếm có. Lựu ơi, em thật là hiếm hoi. Đau mà không nghe một âm thanh nào phản ứng. Lựu ơi, anh thật là yêu em.

Ai có thể cưới vợ về rồi để vợ khỏa thân ngồi một mình như tượng?

Ai là đàn ông mà không thể dùng yêu thương của mình xoa dịu cơn nóng giận của vợ, làm cho bớt đau buồn?

Ai là người khôn ngoan không biết hưởng thụ những thứ xấu để đạt được những thứ tốt?

Ông tự hỏi mình, hỏi luôn các tình nhân. Họ đều im lặng. Ông đứng dậy, mở cửa sau, bước vào nhà, nép sát vào vách tường nơi hành lang thông ra phòng khách. 

Rồi tiếng hát cất lên. Một giai điệu dịu dàng nhưng sắt bén trầm bổng nghiêng về cảm nhận hắt hiu, từ ghế bành len lỏi vào cảm giác say sưa. Hải nhắm mắt, hít vài hơi dài rồi quên đi những chuyện xung quanh, quăng tình ra giữa đời hoang, nhận nuốt từng âm thanh của ân sủng bất ngờ. Tiếng Lựu có lúc dịu vợi cao siêu, có lúc gợi tình nỗi hiu quạnh, có lúc êm ả thoải mái, có lúc tê mê như nghe một đoạn nhạc giã từ. Hải cảm nhận trong lòng bật lên dòng âm thanh hoà điệu, bè với tiếng em. Quấn quít thiết tha. Cảm giác rơi vào một vùng hạnh phúc trống vắng, mênh mông, sâu thẳm, không có gì ngoài trừ cảm xúc phập phồng.

Hải sững sốt, trước mặt chàng, trong âm u, tranh cảnh lờ mờ, một con chim màu vàng thấp thoáng mỏ đỏ, vừa hót vừa xòe cánh. Một cảnh sân khấu nghệ thuật giữa tử sinh. Một tình cờ trình diễn khung kép của Esthelman. Khung bên ngoài gắn khít khao khung bên trong, Hải thấy con chim lạ từ từ chuyển động, thân mình uốn éo theo giai điệu, chân di chuyển nhẹ nhàng. Nó múa. Không phải, nó phản ứng phối hợp theo tiếng hát. Tiếng thôi thúc. Tiếng dổ dành. Tiếng thôi miên. Hải và chim  băng qua thời gian mà không để lại dấu vết gì. Gió thổi, mây trôi, mơ màng, si dại, Hai đứa dưới đất, Hai đứa trên trời, Hai đứa về đến nhà.

Hải vói tay lấy cây đàn thùng treo trên tường. Ngồi xuống ghế bành. Thả hết tâm tình vào năm sợi rung. Chim múa. Chim đậu xuống vai chàng. Hai đầu kề vào nhau. Từng ngón tay chấm đầu móng lên sợi dây, kéo dài ngẫu nhiên theo cảm giác đến những nốt tạo cảm xúc. Từng bàn tay theo cảm hứng cân nhắc lúc nhẹ lúc không, chạy từ dưới lên cần đàn rồi quay xuống vần vù quanh lỗ tròn vang thành gió lướt qua lướt lại. Tay lén vòng ra sau mông, cào nhẹ nhẹ giữa đôi bờ nhúc nhích, len lỏi ra phía trước, năm ngón tay trở thành năm sinh vật nhắm mắt hồn nhiên hâm nóng hậu cung, thở hồi hộp. Com chim vẫn tiếp tục hót, trở trăn theo cảm xúc.

Tiếng hót vút lên cao. Hải rơi xuống lại trên năm dây đàn âm thanh cảm động. Tiếng hót, tiếng đàn quấn bện như dây xích, trói vào tận tâm tư, cả hai tan thành nhau, tiến dần về một hằng số nào đó trong vô tận.

Bỗng nhiên, Hải ưỡn người lên, không khí dao động, căn phòng rung rinh, ánh sáng tụ lại trước ngực chàng, nơi từ từ mọc ra một đôi môi màu đỏ, nhu mì, hé mở, phái ra tiếng hát của Lựu. Tiếng hát quen thuộc ngày xưa, hôm nay vừa thấm thấu thêm thứ gì mới lạ. Tiếng hát đó nhập vào tiếng chim hót, huyền ảo với tiếng đàn, cụ thể với đời người, mê mệt giữa đêm sâu lắng.

Đã lâu lắm rồi, hàng xóm trong khu phố mới nghe được tiếng đàn tiếng hát vừa quen vừa lạ mà mê người của vợ chồng Hải. Hơn thế nữa, lần này hai vợ chồng hát song ca.

Ngu Yên

Ghi chú:
(1)  “Lux”, thơ của Victor Hugo.
(2)  Công viên Miribel-Jonage: Nằm cách Lyon một khoảng cách ngắn, công viên này có sự kết hợp giữa rừng, hồ và bãi biển.
(3)  Tội lỗi là sự thiếu tình yêu. Của Anon.               
  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lật bật đã tới tháng 9 mùa tựu trường. Lòng nao nao nhớ thời học sinh nhỏ nhít đất thần kinh xưa. Ở Huế, mùa tựu trường cũng tưng bừng rộn rịp như bất cứ nơi nào khác trên đất quê nhà. Cũng bâng khuâng luyến tiếc những ngày hè tươi đẹp chóng qua. Cũng nao nức trở lại trường lớp gặp bạn thầy cũ, mới. Có khác chăng mặt mũi mấy cô mấy cậu học trò đều phảng phất một vẻ nghiêm trọng. Làm như mình đã trưởng thành tới nơi!
Cách đây 5 năm ông bà này có cho một cậu sinh viên Việt nam trẻ tuổi, đáng tuổi con cháu xin mướn phòng ở trọ học tại nhà ông bà cho đến đầu năm tới 2025, cậu sinh viên này sẽ tốt nghiệp đại học 4 năm với văn bằng cử nhân
Cũng như các trại tỵ nạn khác, ở Thailand cũng có một khu “nhà tù” dành cho những người tỵ nạn không chấp hành quy định của Bộ Nội Vụ Thái hay của Cao Ủy tỵ nạn. Thời hạn ở tù tùy theo mức độ phạm quy, có khi từ một vài ngày cho tới một hai tuần. “Tù nhân” cũng đủ loại, nhẹ thì có những người mua lén đồ ngoài hàng rào, thức quá giờ giới nghiêm, quên làm vệ sinh khu nhà được phân công, nặng hơn là thành phần đánh lộn, gây mất trật tự trong trại, trộm cắp vặt, trốn ra ngoài trại đi chơi.
Tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam, người Pháp thất bại ở mặt trận Điện Biên Phủ, trả lại chủ quyền miền Bắc cho việt cộng. Việt Minh kéo từ mạn ngược và khắp nơi chúng đã ẩn náu về tiếp thu thủ đô Hà Nội và sau đó, toàn thể các tỉnh thành phía Bắc cho vào tới vĩ tuyến 17. Chúng ta mất một nửa giang sơn. Pháp có 80 ngày chuyển giao Hà Nội, 100 ngày giao Hải Dương, 300 ngày trả Hải Phòng, rồi chấm dứt. Việt cộng nằm vùng trong miền Nam cũng tự do ra Bắc tập kết, dù rất ít, nhưng làn sóng người miền Bắc di cư vào Nam thì đông nườm nượp… như nước vỡ bờ, họ chạy trốn, họ sợ cộng sản, họ sợ cái chế độ tam vô đang rượt đuổi sau lưng. Họ ra đi lánh nạn, đa phần phải bỏ lại gia sãn của cải, mồ mả cha ông… họ ra đi nhanh, mau lẹ nhất là các thành phố Hà Nội Hải Phòng, các xứ họ đạo công giáo Bùi Chu, Phát Diệm… có người vội vã đến chỉ ôm theo một tấm ảnh đức mẹ Maria… họ rủ nhau cứ xuống Hải Phòng là có tàu há mồm, há mồm chờ sẵn, chờ họ lên tàu và chở họ vô miền Nam.
Hà Nội có mùa Thu, Ninh Thuận quê tôi ở đó chỉ có hai mùa nắng gió. Buổi sáng mai hôm ấy mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua con đường làng Xóm Động, rồi đến con đường cái quan tráng nhựa. Mẹ tôi nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua cầu "Ông Cọp", rồi cầu "Nước Đá" và đến tận cửa trường tiểu học Phan Rang. Tôi cúi đầu đi qua cổng trường có tấm biển lớn có hàng chữ Tây: "Indochine Francais- École Primaire De Phanrang"...Giữa sân trường có cột cờ với lá cờ ba màu của Pháp treo tận chót vót. Trường của tôi hình như vừa quét nước vôi và có cửa kiến, tôi thoáng nghe mùi cửa sổ mới sơn.
Trước năm 1975, ngày đó tôi còn là một cậu thiếu niên ham thích đọc tiểu thuyết trinh thám mạo hiểm của Người Thứ Tám với nhiều câu truyện phiêu lưu, hồi hộp của chàng điệp viên Z-28 đào hoa, đẹp trai Tống Văn Bình. Tôi còn nhớ chàng điệp viên tài giỏi, võ nghệ siêu quần của chúng ta được phái đi thi hành một nhiệm vụ tình báo tại Maldives, một đảo quốc mà khi chúng ta nhìn về phía chân trời, nơi Trời và Biển gặp nhau, vì chính chúng ta cũng đang sống trên mặt nước...
Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn nhẹ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với gia đình người bạn thân ở nhà hàng Hoa Sứ. Thời gian đủ để tôi dạo chơi và ghé chợ Cần Thơ tìm mua một vài thứ đồ lưu niệm… Vài cơn gió nhẹ mang theo hơi nước từ dòng sông thổi dọc theo công viên thật dễ chịu. Bến Ninh Kiều ngày nay thật khang trang và đẹp. Đi dọc mé sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy chiếc cầu treo Cần Thơ sừng sững, hiện đại. Phía trước khách sạn là nhà hàng nổi và không xa là chiếc du thuyền nhà hàng lộng lẫy về đêm. Du khách vừa ăn tối vừa dạo cảnh quanh sông và có cảchương trình văn nghệ thật đặc sắc của miền Tây sông nước
Nàng tỉ tê với nhỏ bạn về những cuộc “thảo luận” sôi nổi của vợ chồng nàng. Bằng mọi giá, nàng muốn giữ cho đứa con có tuổi thơ tươi đẹp, hạnh phúc. Bao năm qua, đã có lúc nàng buồn rầu nghĩ, mình như con gà đẻ trứng vàng. Chỉ được việc, nhờ biết đẻ trứng vàng. Nàng không dám đề cập đến chuyện tiền bạc, sợ làm chồng buồn, cho rằng nàng cậy sức mạnh kim tiền lấn áp chồng. Nàng rất may mắn trong cuộc sống ngoài xã hội. Chưa ra trường, nàng đã nhận được hợp đồng làm việc với một trong những hãng hàng đầu của nước Đức. Ngược lại, chồng nàng quá lận đận. Cả năm trời, anh chạy đôn, chạy đáo tìm việc, mà vẫn phải nằm nhà. Nàng tự nhủ, tài lộc trời ban, gia đình sống thoải mái, chứ tính toán chi mà mất hòa khí vợ chồng. Tháng tháng, nàng thanh toán nợ to, nợ nhỏ, hàng hàng lớp lớp chi phí tất yếu của xã hội văn minh.
Xíu tiếp tục cuộc hành trình bất tận của mình, đừng tưởng Xíu chơi hoang hay đi rông, phiêu bạt giang hồ vô tích sự. Chính sự lang bạt kỳ hồ của Xíu và anh em nhà Xíu đã đem lại mưa thuận gió hòa, đem lại nguồn sống cho loài người và vạn vật muôn loài. Lần này Xíu quay về lại góc Đông Nam Á châu, nơi có dòng sông thiêng liêng chảy qua.
Tôi không phải là thi sĩ, nhưng chắc cũng giống như những thi nhân của đất Việt, thường gửi gấm tâm tình u uất vào những vần thơ của mình. Những bài thơ viết xong, tôi cặm cụi chép vào nhật ký, xen vào những lời than thân trách phận, hờn mây khóc gió. Cuốn nhật ký, tôi cất kỹ trong ngăn kéo ở cái table de nuit cũ kỹ bên cạnh chiếc giường nhỏ trong phòng ngủ. Cũng may là má chưa lục ra đọc lần nào...
Cuối cùng, vợ tôi cũng đồng ý một cách vui vẻ cho tôi lấy vợ bé. Một hành động vượt ra ngoài quan niệm ái tình nghiêm túc của bà. Vợ bé tên Hà, do vợ lớn đặt. Tên khai sinh của Hà là Đỗ thị 451. Vợ lớn nói, số này hên, cộng lại là 10. Hà lai Ái Nhỉ Lan. Ở lứa tuổi gần ba mươi, chưa lấy chồng, không có con, một thân hình phước đức cho bất kỳ người đàn ông nào, sáu mươi bảy tuổi, như tôi.
Kế hoạch của anh ấy thật là hợp lý: anh ấy sẽ giấu tôi phía sau cốp xe Austin-Healey, một chiếc xe dạng rất thấp mà anh vừa mới mua bên Áo và đã tháo kính che gió ra. Chúng tôi chỉ cần đi qua bên dưới rào chắn, trong khi mấy tên cảnh sát nhân dân Vopo*2/ thì bận lo kiểm tra giấy tờ như thường lệ. Rolf đã tính toán nhiều lần, tính đi tính lại, anh lại còn xì bớt hơi các bánh xe: như thế cái xe sẽ không vượt quá 90 cms bề cao. Anh chỉ cần cúi đầu xuống, nhấn mạnh vào cần tăng tốc, thế là chúng tôi sẽ qua bên kia địa phận đất Mỹ! Một "bờ thành" nhỏ làm bằng gạch sẽ bảo vệ tôi khỏi những lằn đạn có thể xảy ra. Và rồi sau đó là tự do...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.