Hôm nay,  

Má Ơi!

5/11/202515:15:00(View: 1119)

 

Trong tôi vang vọng tiếng kêu “Má ơi!” của một đứa trẻ lên ba, Thật sự tôi cũng mãi là một đứa trẻ của má. Tôi vẫn là một đứa trẻ chưa hề lớn bao giờ, dù cho tuổi đời đã chồng chất đến bạc đầu.

Má hồn nhiên nói: “Đã làm xét nghiệm đủ loại, nội soi, chụp X ray, chụp CT cắt lớp… mà bác sỹ vẫn không tìm ra bệnh”. Tôi quay mặt đi để dấu nước mắt, đã cố kiềm chế để nước mắt chảy vào trong mà vẫn không sao đè nén nổi nỗi xót xa trong lòng. Má đâu có biết bác sỹ và mấy đứa con giấu má. Má đã bị ung thư giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn vào gan, xương… Căn bệnh quái ác bất trị, căn bệnh âm thầm vô cùng nguy hiểm. Trước đó má vẫn bình thường, không có bất cứ dấu hiệu gì bất thường. Nhân vì cảm sốt và đau nhức rồi đi khám bệnh và rồi bác sỹ mới phát hiện ra ung thư vào giai đoạn cuối.

Má ơi! Nghe kết quả bác sỹ thông báo mà cứ ngỡ sét đánh ngang tai, đất sụt dưới chân, bầu trời chao đảo… Con như rơi vào trạng thái chân không, tất cả như chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Con lớn lên đi học xa nhà, đi làm và rồi ly hương… Mấy mươi năm chẳng gần gũi má, chẳng chăm được gì cho má, ngay cả những lúc ốm đau như thế này! Con chưa từng nâng ly nước bát cơm cho má. Con thương má, nhớ má, nhiều khi đang ngủ mà bất chợt thức giấc. Con thương má mà cứ giữ trong lòng, chưa một lần nói ra lời thương má!

Má ơi! Giờ bác sỹ Tây y bó tay, chỉ còn chữa trị Đông y hy vọng ở phước chủ may thầy. Từ khi nghe má bệnh, con cầu nguyện suốt ngày đêm. Con cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng ba đời mười phương gia hộ má vượt qua bệnh tật, an hưởng tuổi già. Cho dù lý thuyết nói nghiệp lưc một khi đã chín muồi, quả đã trổ thì không thể thay đổi được nữa nhưng con vẫn mong có một sự vi diệu khó nghĩ bàn. Cầu nguyện trong Phật giáo không phải hy vọng một ơn cứu rỗi hay một phép lạ mà là để vững tâm, để hướng năng lượng tốt lành đến với má, để thiện nghiệp để hóa giải bớt ác nghiệp. Năm xưa khi Phật còn tại thế, ngài cũng bị chứng đau đầu, đau lưng và cuối đời bị kiết lỵ… cho đến xả bỏ thân xác vật chất dù Phật là bậc đại hùng, đại lực, đại từ bi. Ngài có tam thân tứ trí ngũ nhãn lục thông nhưng vẫn phải chịu những nghiệp lực từ tiền kiếp xa xưa. Cho dù Phật pháp là khoa học, là chân lý nhưng trong thâm tâm con vẫn mong chờ một phép nhiệm mầu từ Phật lực gia hộ cho má.

Má ơi! Con nguyện gánh nghiệp cho má, đổi mệnh cho má, chịu ung thư thay cho má… nhưng làm sao làm được đây? Con cầu nguyện cho má hết bệnh dù con có đọa địa ngục cũng sẵn sàng chịu. Ung thư là căn bệnh gây thống khổ và chết chóc cho loài người. xét về mặt khoa học có thể bảo là do những tế bào tăng trưởng bất thường, đột biến, hoặc do môi trường sống ô nhiễm, do hóa chất độc hại… Còn về mặt tôn giáo thì cho đó là do nghiệp lực, là cái nghiệp xấu từ trong quá khứ…Cho dù có nói gì đi nữa thì ung thư nó vẫn cứ gây đau đớn thể xác lẫn tinh thần con người, nó tàn phá cả thân xác và tinh thần người bệnh.

Má ơi! Tấm hình hài này từ má mà ra, 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, 20 năm nuôi dưỡng biết bao công lao sưc lực… không chỉ ơn sinh thành dưỡng dục trong kiếp này mà còn là nhiều kiếp trong quá khứ. Vậy mà con chưa một ngày đỡ đần gì cho má, chưa một lần báo hiếu, ngay cả lúc má bệnh con cũng xa tít tận chân trời. Con xin phát nguyện gánh bệnh cho má, cầu ba đời mười phương Phật và Bồ Tát chứng giám.

Má ơi! Kiếp này không trọn đạo hiếu, con nguyện kiếp sau làm đá tảng vững vàng cho má bước đi, nguyện làm cội cây cho má ngồi hóng mát, nguyện làm hạt gạo thơm để má bưng bát cơm ngon.



Má ơi! Con đã viết nhiều lời tụng ca về cái đẹp, về nhân văn và nhiều mặt khác của con người ở thế gian này vậy mà con chưa từng tụng ca má. Tinh mẫu tử là cả một sự cao quý thiêng liêng, công lao má như trời biển, làm sao có thể dùng ngôn từ để biểu tỏ được? càng không thể nói lời sáo ngữ để làm màu. Duy có câu “Cha mẹ tại nhà nhà Phật tại tiền” hoặc “ Mẹ chính là Phật tại gia” thì khả dĩ có thể để tụng ca.

Má ơi! Câu tử biệt sanh ly quả thật nói thì dễ nhưng để cảm nhận thì phải trải qua mới thấu hết sự khổ đau. Mấy mươi năm xa má, chưa một ngày gần gũi sớm hôm chăm sóc má nhưng hình bóng má luôn luôn trogn tâm tưởng con. Dẫu biết sanh – già – bệnh – chết là chuyện thường tình của thế gian, là chuyện không thể tránh được, ai ai cũng phải thế! Nhưng khi hay tin má bị ung thư, con tưởng mình đứt cả ruột gan, tâm can bào bọt, lòng như lửa đốt. Con vốn chẳng mạnh mẽ nên tưởng chừng sụm xuống luôn, muốn buông xuôi tất cả nhưng rồi con vẫn phải gượng mà đứng, phải cố mà sống. Con cũng đã nhiều lần muốn buông bỏ cái thân này nhưng khổ nỗi nó là một phần máu huyết tinh lực của ba má nên phải ráng mà đi cho hết cuộc.

Má ơi! Làm người ở thế gian này thật khổ, khổ vì sanh – lão – bệnh – tử, khổ vì thương mà biệt ly, khổ vì ghét mà phải chung đụng, khổ vì mong cầu mà không được, khổ vì cả thân và tâm như lửa cháy và biến hoại trong từng phút giây. Thời gian tháng năm bào mòn thân xác, má giờ đi đứng liêu xiêu. Thời gian nhuộn trắng mái tóc má. Thời gian đang hủy hoại từng tế bào trên thân má, khổ vì già chưa đủ giờ còn bồi thêm căn bệnh ung thư. Con muốn hét cho nổ tung lồng ngực, hét cho nghiêng trời lệch đất, cho vũ trụ bùng lên… Làm sao gánh bớt cái khổ cho má đây?

Trời đất vốn hư không vô cùng tận. Chư Phật ba đời mười phương không hình tướng, không thanh, không sắc… Tiếng kêu bi thương tan biến vào hư không không lời vọng, không một giải pháp nào! Bảo rằng tuyệt vọng thì cũng không sai, bảo rằng giữ vững hy vọng thì bám víu vào giáo lý Phật đà cũng xác thực. Con người thật nhỏ bé, yếu đuối và bất lực trước nghiệp lực. Trong trời đất này, con người cư tưởng mình hùng mạnh, tài giỏi, tưởng mình có thể thay tạo hóa… Ấy vậy mà chỉ một con virus nhỏ đến độ mắt thường không thấy cũng có thể vật ta ngã lăn quay. Con người cứ ngỡ mình thống trị dài lâu, muôn năm trường trị, sự nghiệp sống mãi… nào hay có thể bất chợt ra đi hay sụp đổ với vô số ly do. Con người tưởng mình cứng rắn, hùng dũng… nhưng rồi rúm ró quỳ gối cầu xin ở một thế lực siêu nhiên nào đó với nhiều danh xưng tôn quý. Con người hoàn toàn bất lực trước nghiệp lực của mình một khi quả đã chin muồi!

Má ơi! Con làm con của má không phải ngẫu nhiên tình cờ, không chỉ mỗi một kiếp này. Chắc chắn là có nhân duyên sâu xa nhiều đời nhiều kiếp. Con thương má, ngày đêm cầu nguyện cho má, nguyện làm những điều phước lành để hướng về má, để hóa giải bớt những nghiệp lực xấu. Điều này cũng giống như mỗi ngày châm thêm tí nước tinh khiết vào bát nước muối, nước muối sẽ bớt mặn từng chút một.

Má ơi! Thế giới vô thường, thay đổi và biến hoại trong từng phút giây nhưng lòng con thương má thì không biến hoại, không thay đổi, không suy hao. Nguyện cầu ngày đêm cho má, hướng phước lành đến cho má. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng ba đời mười phương gia hộ má vượt qua đau bệnh để sống an lạc trong những ngày tháng tuổi già bóng xế.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0525

Reader's Comment
5/12/202514:47:46
Guest
Sinh,Lão,Bệnh,Tử chưa một ai thoát được!!!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Danh đi làm lúc 5 giờ sáng, ra về lúc 2 giờ trưa, từ sở làm đến đây khoảng 10 phút đường phi thuyền bay. Giờ này vắng khách. Những lúc khác, buôn bán khá bận rộn. Áo quần lót ở đây khắn khít thời trang, từ đồ ngủ may bằng vải lụa trong suốt, nhìn xuyên qua, cho đến hàng bằng kim loại nhẹ, mặc lên giống chiến sĩ thời xưa mang áo giáp nhưng chỉ lên giường. Hầu hết khách hàng đến đây vì Emily và Christopher. Người bàn hàng độc đáo. Họ đẹp, lịch sự, làm việc nhanh nhẹn, không lầm lỗi. Cả hai có trí nhớ phi thường. Không bao giờ quên tên khách. Nhớ tất cả món hàng của mỗi người đã mua. Nhớ luôn ngày sinh nhật và sở thích riêng. Ngoài ra, họ có thể trò chuyện với khách về mọi lãnh vực từ triết lý đến khoa học, từ chính trị đến luật pháp, từ du lịch đến nấu ăn… Khách hàng vô cùng hài lòng
Sau hơn ba mươi năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị-sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.
Mẹ chị vừa bước qua tuổi 90, cụ đã bắt đầu lẫn, không tự săn sóc mình và không dùng máy móc được nữa. Bố chị mới mất cách đây hai năm và Mẹ chị xuống tinh thần rất nhanh sau khi Bố mất. Bắt đầu là buồn bã, bỏ ăn, thiếu ngủ, sau đi tới trầm cảm. Chị đi làm bán thời gian, giờ còn lại cả ngày chạy xe ngoài đường đưa đón mấy đứa nhỏ, hết trường lớp thì sinh hoạt sau giờ học. Chị không thể luôn ở bên Mẹ. Chị tìm được nhà già cho Mẹ rất gần trường học của con, lại gần nhà nữa, nên ngày nào cũng ghé Mẹ được, Mẹ chị chỉ cần trông thấy chị là cụ yên lòng.
Truyện đầu tiên kể nơi đây là kể về một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. Khi đó, ngài được gọi là một vị Bồ Tát. Ngày xưa rất là xưa, có hai người thợ săn, là hai vị thủ lĩnh của hai ngôi làng gần nhau. Hai vị trưởng làng đã lập một giao ước rằng nếu con của họ tình cờ khác giới tính, họ sẽ sắp xếp cho hai đứa con này kết hôn với nhau. Đó là một thời phần lớn hôn nhân là do sắp xếp của ba mẹ. Một vị trưởng làng có một cậu con trai được đặt tên là Dukūlakumāra, vì cậu bé được sinh ra trong một tấm vải bọc đẹp; vị trưởng làng kia có một cô con gái tên là Pārikā, vì cô bé được sinh ra ở bên kia con sông. Khi chàng trai và cô gái lớn lên, cha mẹ hai bên đã kết hôn cho hai người con này. Tuy nhiên, chàng trai Dukūlakumāra và cô gái Pārikā đã có nhiều kiếp tu, cùng giữ hạnh trong sạch, cho nên cô dâu và chú rể cùng cam kết bí mật với nhau rằng hai người sẽ ở chung nhà như vợ chồng, sẽ yêu thương nhau như vợ chồng nhưng sẽ không làm mất hạnh trong sạch của nhau.
Rõ ràng thằng bé đã thức. Nhưng khi An bước đến bên giường, mắt cu cậu nhắm tịt lại vờ như đang ngủ. An cù vào nách con : — Giả bộ này. Giả bộ này… / Bin uốn éo người, cười khanh khách. An xốc con dậy, hôn vào đôi má phúng phính: / — Con đánh răng rồi ti sữa cho ngoan nhé. Mẹ đi làm đây. / Bin choàng vòng tay nhỏ xíu quanh cổ mẹ, giọng ngọng nghịu: / — Mẹ ứ đii… / Bà đưa tay đỡ lấy cu Bin: / — Sang đây bà bế. Chiều mẹ lại về với Bin nào. / Chỉ nũng nịu với mẹ chút thôi, chứ Bin rất ngoan. Chưa bao giờ em khóc nhè, vòi vĩnh như những đứa trẻ khác. Sự hiểu chuyện của con, nhiều khi làm An nghe buốt lòng.
Chiếc ghế đá hầu như rất quen thuộc, dù nó cũng như mọi chiếc ghế khác trong công viên. Tháng Sáu. Bầy ve kêu inh ỏi. Chúng vô tư thật! Đoan ngồi xuống. Mấy buổi chiều nay, tan học, Đoan ghé khu vườn rộng lớn này, như một người trở về, cảm giác thật khó tả. Chợt nghe trong đầu vẳng lại lời của một bài thơ:
Cuộc đời trung úy Đỗ Lệnh Dũng, một sĩ quan VNCH, là biểu tượng bi tráng của lòng trung thành, khí phách giữa chiến tranh tàn khốc, và là minh chứng cho nỗi đau kéo dài của những người lính và thương phế binh miền Nam sau cuộc chiến.
Lớn hơn anh Hợp một tuổi, tháng 4 năm 1975, anh Đăng chưa xong năm thứ nhất về Cơ khí ở Phú Thọ, vận nước xoay chiều, ba anh cũng phải đi "học tập cải tạo" như hơn ba trăm ngàn Sĩ quan QLVNCH. Là con trai đầu lòng, anh Đăng bỏ cả ước mơ, bỏ trường về quê, điền vào chỗ trống của người chủ gia đình mà ba anh bỏ lại. Anh sinh viên kính trắng của Phú Thọ bỗng chốc trở thành phụ xe, lơ xe, cũng đổi đời như gần hai chục triệu người dân miền Nam.
Bây giờ trời đã tối, nhiều người đi ngủ sớm. Bọn trẻ học bài dưới bóng ngọn đèn dầu ở ngoại ô, ngọn đèn đường gần bờ sông. Trước hàng rào kẽm gai, một người lính mang súng đi đi lại lại, một đôi tình nhân đi chơi về muộn. Ngọn đèn hỏa châu sáng bừng góc trời một lát rồi tắt. Người yêu quê hương đã đi ra khỏi mảnh đất của những hận thù dai dẳng mà vẫn muốn trở về. Người nông dân muốn cày lại thửa ruộng của mình. Người thợ sửa đồng hồ muốn ngồi lại cái ghế vải nhỏ thấp của mình sau tủ kiếng bày đồng hồ cũ và mới. Lò bánh mì chiếu sáng nhấp nhô bóng những đứa trẻ bán bánh mì đứng trước cửa sổ với bao tải lớn đựng bánh nóng mới ra lò. Con chim về ngủ muộn biến mất trong bụi cây chỗ anh đứng.
Em nằm im lặng nghe đêm thở | Tháng Tư mở đôi mắt trong đêm | Anh ạ, em nghe Tháng Tư khóc | Tháng Tư nhỏ những giọt lệ đen.(tmt)
Con người ngậm kín cái tốt vào lòng. Để khỏi mua lấy vạ hiềm nghi ghen ghét. Tôi nhìn đứa bé từ sau lưng, sự rung động khẽ của đôi vai nhỏ bé, vẻ hạnh phúc của cái gáy nhỏ xíu măng tơ. Phút này qua phút khác, có lẽ lâu lắm, cho đến khi đứa bé bắt đầu thỏa mãn, bú chậm lại, nhưng nó vẫn ôm lấy bầu ngực của người đàn bà lạ, ngủ thiếp đi.
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.