Hôm nay,  

Phải Lòng Cô Gái Điếm

29/11/202400:00:00(Xem: 3465)
 
 
1
 
“Mày có chắc là mày còn din không?”
“Chắc.”
“Làm sao mày biết?
“Tao không biết thì còn ai biết nữa?”
 
Nắng đã tắt từ lâu. Trời đen thẫm bên ngoài. Mùa đã về qua những chiếc lá vàng rơi rải rác theo những câu thơ trong những tạp chí văn chương của thành phố. Mùa thu nằm co trên trang giấy. Heo may lẩn quẩn đầu môi những kẻ gạ tình. Không có mùa thu ngoài đời sống ở nơi này. Hơi nóng vẫn râm ran không khí. Bên ngoài vắng gió. Trong này, chiếc quạt trần lờ lững quay. Và cuộc đối thoại nhì nhằng mãi chẳng đi đến đâu.
 
“Mày có chắc không?”
 
“Tao đã nói rồi.”
 
Những cánh tay phe phẩy tấm bìa cứng thêm cho mình chút gió. Nói hoài. Nhùng nhằng như bầy chó hoang giằng co miếng thịt ôi bên khung cửa lò sát sinh. Cuối cùng một đứa nóng ruột ngắt ngang, “Kêu nó chứng minh!” 
 
Một loạt những cái miệng hưởng ứng.
 
“Ừ, phải đó, kêu nó chứng minh đi.”
 
Một cái đầu gật gù. Rồi nhiều cái đầu gật gù. Và một cái miệng phán, “Chuyện này tối quan trọng, không thể nhập nhằng được. Chứng minh xem nào.”
 
Hắn đè tay lên cuốn sách. Trong đó chi chít những chữ. Hắn như gã thủy thủ đắm tàu, chết đến nơi vẫn còn cố vớt vát được chữ nào hay chữ đó. Mỗi chữ là một phần của kho tàng đầy ắp những ngọc ngà, châu báu. Hắn ngước lên, trừng mắt nhìn những cái mặt nhăn nhở, “Chúng mày điên à? làm sao chứng minh được. Tao biết tao còn là được rồi.”
 
Tiếng cười khuấy lên, tan vào thoáng gió chiếc quạt trần thong thả buông xuống từ trần nhà lót gỗ. Khu nội trú giờ này lẽ ra mọi người đều phải chúi đầu vào cuốn sách, bởi ngày mai thi rồi. Nhưng sức chứa của đầu óc chỉ có hạn. Giờ này học hết vô nổi rồi. Mọi ngăn trong đầu đã chật ních. Như lũ tàn binh bị vây khốn, cả bọn tuông chạy trong hoảng loạn. Chung quanh đen kịt như bầu trời bên ngoài. Không đốm lửa hy vọng nào le lói. Biết tìm đâu bây giờ. Đành xoay qua cầu cơ xin đề thi thôi. Con “cơ” là miếng gỗ hình trái tim, nghe nói khoét từ nắp quan tài người chết, đứa nào đó trong bọn đã cậy cục đi theo mấy đám cải táng mộ người chết và xin cho được một mảnh gỗ ván thiên, về cẩn thận cưa thành hình trái tim.
 
Chẳng chờ ngày lành tháng tốt nữa. Mai thi rồi. Bàn cầu cơ với những mẫu tự tô đặm nét. Có cả những mẫu tự mà chỉ tiếng Việt mới có như ă, â, ê, ô, ơ, ư… Mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ còn thiếu hai kẻ tình nguyện. Hai kẻ sẵn sàng đặt ngón tay lên trái tim gỗ đỏ thẫm máu bầm. Nhưng muốn cho “linh” người đặt ngón tay lên con cơ phải còn trinh. Tìm thứ ấy ở cái lũ người này khó hơn mò kim đáy biển.
 
Cả bọn nhìn quanh. Những con mắt dạt đến đâu, những cái lắc đầu theo đến đó. Chuyện này nghiêm trọng. Như thời trước người ta vẫn tìm trinh nữ để tế thần. Tìm mỏi mắt, cuối cùng những con mắt dừng lại ở hắn. Nó đây rồi! Tiếng reo vang động căn phòng. Giời ạ. Giờ này mà nó còn ngồi ôm cuốn sách dày cộm thế kia!
 
Hắn không nhớ rõ mình có đỏ bừng mặt lên vì mắc cỡ (và ngầm hãnh diện) hay không. Lúc ấy hắn đã 20 tuổi. Hai mươi tuổi, hai năm làm sinh viên, nhưng đối diện phụ nữ là mặt vẫn đỏ bừng và hai cánh tay lập tức không biết nhét vào đâu.
 
Một đứa giật phăng lấy cuốn sách từ tay hắn. “Giờ này còn học hành gì nữa!”
 
“Có chắc nó còn không? Tao thường thấy nó giấm giúi với con nhỏ Hụt Hơi trên hành lang Cơ Thể Học.” Một đứa mách lẻo.
 
“Mày đừng nói bậy. Nó nhờ tao chỉ cái hình tâm điện đồ,” hắn lắp bắp thanh minh.
 
“Mày thành cardiologiste hồi nào mà tao không hay vậy nhỉ!”
 
Cardiologiste là bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tâm điện đồ là hình ảnh dòng điện tim vẽ thành sơ đồ trên giấy, còn Hụt Hơi là cô gái học dưới hắn một lớp, có giọng nói lúc nào cũng như sắp đứt hơi. Ban đầu, khi Hụt Hơi hỏi bài, mặt hắn cũng đỏ bừng cơn hỏa hoạn. Riết rồi quen, hắn quên bẵng Hụt Hơi là con gái, nhiều khi hai đứa châu đầu vào nhau mà cãi cọ chuyện tâm thất, tâm nhĩ lao xao cả một góc hành lang.
 
Tìm ra được sinh vật hiếm quý, cả bọn vây quanh hắn. Mừng như lũ ma men ngã giúi vào quán rượu. Một thằng bới đống sách vở giấy tờ hỗn độn trong hộc tủ lôi ra một xấp hình nhỏ như những lá bài dí vào mặt hắn. Hắn nheo mắt nhìn tấm hình. Một cô gái tóc vàng không mặc gì hết đang ngồi trên bụng tên đàn ông da đen cũng không mặc gì hết.
 
“Kiểu gì đây?”
 
Mặt hắn nóng bừng.
 
Thằng bạn vẫn không tha, “Tao bảo nhìn vào tấm hình rồi nói cho tao biết kiểu số mấy trong 36 kiểu ăn chơi?”
 
Tiếng cười – rộn ràng như sấm – làm rung cả những mảnh ván gỗ ghép sàn nhà.
 
“Đứng dậy cho tao khám.” Một đứa xốc vai kéo hắn dậy, nhưng hắn không thể nào đứng dậy được.
 
“Mày bắt nó đứng lên gấp vậy lỡ gẫy thì sao. Thôi được rồi tao tin nó còn din. Còn din mới nhạy như thế.”
 
Nếu sàn nhà lúc này có cái hang, hắn sẽ chui tọt ngay xuống. Da mặt hắn chợt dầy lên. Nhưng nhờ vậy mà hắn thành ứng viên chính trong buổi lễ cầu cơ xin câu hỏi kỳ thi ngày mai.
 
Cuộc điều tra chọn ứng viên phụ cũng gay go không kém. Cả một khu cư xá sinh viên chỉ có một mình hắn là còn nguyên vẹn. Lũ bạn đành chọn một đứa dẫu không còn nhưng cũng chỉ mất cái sự “không còn” cách đó không lâu.
 
Phải gian nan như thế bởi cầu cơ cần hai người đặt ngón tay trỏ lên mảnh gỗ hình trái tim. Hai người để tránh gian lận, mất linh nghiệm. Và nhất là hai đứa ấy phải còn din thì mới linh nghiệm. Thiên hạ quả quyết như thế.
 
Khi bị điểm mặt, cái đứa “mới mất” không chịu nhận việc, bởi nó là đứa sợ ma. Nghe nói lúc nhỏ ở dưới quê, nó đã có lần bị ma giấu trong bụi dâm bụt, miệng ngậm đầy bùn, nên bây giờ nó không muốn dính líu tới bất kỳ ai ở thế giới bên kia. Tuy nhiên với chuyện thi cử, thì không thể ích kỷ, mà phải biết sống cho anh em, bạn bè.
 
Lũ bạn nhùng nhằng mãi làm nó bực mình, “Tại sao phải hai đứa mới được chứ?”
 
“Luật nó là như thế.” Trưởng nhóm gạt ngang và xoay qua cái đứa đang được phỏng vấn, “Mày mất lâu chưa?”
 
Cái giọng rụt rè cất lên, “Mới đây thôi.”
 
“Mới đây là bao lâu? Sáu tháng, một năm hay mười năm?”
 
Vẫn cái giọng rụt rè, “Thứ Bảy tuần trước.”
 
“Tại sao lại mất?”
 
Cái giọng rụt rè biến mất, thay bằng cái giọng phát ra từ cái cổ hằn những đường gân xanh, “Mày có điên không?”
 
“Mất mấy lần?” Kẻ thẩm vấn vẫn kiên nhẫn hỏi.
 
“Làm sao mất nhiều lần được mà mày hỏi ấm ớ thế!”
 
Tiếng cười lại vang dội một góc khu cư xá.
 
Cuộc thẩm vấn rút ngắn khi cái đứa can tội dẫn bạn đi chơi bời đứng ra thú nhận chính nó dẫn bạn mình xuống xóm cho mấy cô gái làng chơi giày vò hôm thứ Bảy tuần trước.
 
Siêng học nhưng cũng ham chơi. Ngoài hắn ra, cả bọn không đứa nào mà không bận rộn chuyện bồ bịch. Đến khi kỳ thi ập đến, đứa nào cũng cuống lên. Không có cách nào khác ngoài chuyện níu kéo những hồn ma chưa kịp đầu thai, vẫn còn lẩn khuất quanh đây để hỏi xem ông thầy sẽ hỏi những câu gì trong bài thi.
 
2
 
Giây phút linh thiêng bắt đầu. Những bóng điện tắt ngúm cho ánh nến chập chờn, hắt những chiếc bóng lô nhô lên vách tường. Hắn không tin chuyện cầu cơ. Hắn không thể nào tưởng tượng được cái đám học khoa học thực nghiệm mà lại mê chuyện siêu nhiên, ma mị như thế này. Tuy nhiên hắn không thể trốn tránh cái trách nhiệm cao cả là tìm xem thầy sẽ hỏi những gì trong bài thi ngày mai.
 
Những con mắt nhắm hờ. Những cái miệng ngậm chặt. Những cái đầu gật gù làm những cái bóng hắt trên vách tường vất vả lắc lư theo.
 
Chợt, mảnh gỗ hình trái tim nhúc nhích. Những tiếng thở hắt ra đầy phấn kích. “Nhập rồi! Nhập rồi!” Tiếng xì xào vuốt ve hắn. Hắn mở hé con mắt phải. Khẽ đẩy ngón tay. Con cơ lại nhúc nhích.
 
“Xin hồn cho biết hồn là nam hay nữ.” Một câu hỏi, từ cái lồng ngực hổn hển sắp đứt hơi vì hồi hộp.
 
Hắn thong thả đẩy con cơ chạy vào những mẫu tự N. A. M.
“Xin hồn xác định phải là nam giới không?”
Hắn đẩy con cơ qua chữ “Yes.”
Lại những tiếng thở phào đầy khoái lạc.
“Đàn ông con trai chúng mày ạ.” Đứa nào đó thì thầm.
 
“Xin cho biết hồn là trẻ em hay người lớn?”
 
Hắn suy nghĩ. Con cơ ở đầu ngón tay hắn chạy vòng quanh rồi ngừng lại ở số 7.
 
Một đứa buột miệng, “Vậy là bằng tuổi thằng em tao hồi nó chết đuối.”
 
Hắn mừng. Bởi hắn biết rõ về thằng bạn này. Nó ở Phan Thiết về Sài Gòn trọ học. Nó là cái đứa ban nãy bắt hắn phải chứng minh nọ kia.
 
Thế là thằng sinh viên từ Phan Thiết lên Sài Gòn trọ học trở thành quyền uy, nó dõng dạc, “Xin hồn cho biết quê quán?”
 
Con cơ chạy theo đầu ngón tay trỏ của hắn thành cái tên “Phan Thiết.”
 
Gặp người nhà rồi! May quá! Người nhà chắc chắn sẽ giúp tìm đề thi cho tụi mình. Tiếng xì xào dấy lên trong hân hoan.
 
“Xin cho biết hồn chết vì lý do gì?” Một đứa hỏi.
 
Đứa khác gắt, “Hỏi làm gì chuyện vớ vẩn ấy, lo cái đề thi đi kìa.”
 
Những câu hỏi tuần tự tuôn ra. Những thằng bạn của hắn như bị ma ám, bỗng dưng hỏi toàn những chuyện ngoài đề, như thể thay vì bắt xuất trình giấy tờ tùy thân, chúng nó bắt “hồn” trả lời một số câu hỏi liên quan đến chi tiết cá nhân. Có đứa đa nghi còn hỏi cả tên vị giáo sư trưởng bộ môn Vi Trùng Học. Những câu hỏi làm mệt hắn, làm nhức cái đầu suy nghĩ, làm mỏi con mắt nheo nheo và mỏi cả cánh tay cứ phải duỗi thẳng để con cơ đánh vần cho đúng.
 
“Xin hồn cho biết có phải hồn chết đuối không?”
 
Ngón tay hắn chạy đều. Những con mắt dõi theo và thì thầm đánh vần, “K.h.o.n.g. q.u.a.n.t.r.o.n.g. A! hồn bảo không quan trọng. Hỏi câu khác đi.”
 
“Xin hồn cho biết thầy Vi Trùng Học sẽ hỏi những câu gì?”
 
Cả lũ lại lẩm nhẩm đọc cái câu hồn vừa phán, “Không quan trọng.”
 
Thằng bạn Phan Thiết ngao ngán lắc đầu, “Chắc hồn còn nhỏ quá nên không biết gì hết.”
 
Con cơ đầu ngón tay hắn và thằng bạn đứng sựng lại. Hỏi thế nào cũng không nhúc nhích nữa.
 
“Mày nói lời xúc phạm, hồn giận, hồng thăng luôn rồi.” Một câu trách móc. Thêm vài ba câu trách móc nữa, rồi đến những câu năn nỉ. Nhưng năn nỉ thế nào hồn cũng không nhập nữa. Bởi hắn đã mỏi tay rồi.
 
3
 
Tối hôm ấy hồn chẳng giúp gì cho cái đám ham chơi, kết quả là quá nửa số tín đồ cầu cơ không đủ điểm môn Vi Trùng Học, phải thi lại khóa hai.
 
Chuyện cầu cơ đêm ấy cho đến bây giờ cả lũ vẫn tin là có thật. Riêng hắn, mỗi lần nghĩ tới hắn lại thích thú cười thầm. Đó là lần cầu cơ đầu tiên và cuối cùng của hắn, bởi sau đó không lâu, hắn thành người lớn, không còn tiêu chuẩn ngồi đặt ngón tay lên miếng gỗ hình trái tim mà vẽ chuyện nữa.
 
Số là một buổi chiều thằng bạn khỉ gió kia dài lời thuyết phục rằng “mày học Cơ Thể Học, Sinh Lý Học, mày khám bệnh nhân mà mày chỉ coi hình trong sách là chưa biết gì hết ráo. Đi theo tao. Có chết đâu mà sợ.”
 
Thằng bạn nói đúng. Chả ai chết cả.
 
Hoàng Chính
 
*Trích đoạn truyện dài “Ông Thầy Thuốc Trẻ Và Cô Gái Điếm” sắp xuất bản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.