Hôm nay,  

Chào tháng năm

19/05/202406:57:00(Xem: 2400)
Tùy bút

hoa_quynh
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó.
    Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
    Chào tháng năm, tháng năm lặng lẽ như nước chảy mây bay, hoa rơi lá rụng. Tháng năm làm cho ta trưởng thành rồi cũng chính tháng năm đưa ta đến già nua và hoại diệt. Mới ngày nào nằm nôi khóc oe oe, rồi thoắt cái thành thiếu niên tung tăng, phát triển thành thanh niên căng tràn nhựa sống, cuối cùng thì chẳng mấy chốc lụm cụm lão niên.
    Tháng năm trôi qua, đời người ngắn lại. Phật bảo mạng sống chúng ta như con cá trong ao mà đang nước bốc hơi cạn dần. Tháng năm trôi qua như nước bốc hơi, mỗi phút giây qua đi là đời ngắn thêm chút nữa. Đời người ngắn lắm, chỉ là sát na ở giữa làn hơi thở vào và thở ra. Trong cái khoảng cách ngắn ngủi ấy lại diễn ra cả một vở tuồng bi hài kịch: buồn-vui, mừng-giận, sướng-khổ, tốt-xấu, thành-bại, đắc-thất, vinh-nhục… Bởi vậy mới khổ!
    Thời gian tháng năm ngắn ngủi lắm vậy phải làm sao? Phải tranh thủ ư? Đã tranh thủ là sai rồi, làm sao mà tranh thủ được? Chắc chắn là không được vì khi cái quả đã thành thì phải chịu thế thôi! Chỉ có cách là tạo nhân tốt để một mai có cái quả khác khá hơn. Trăm năm ngắn tạm khi phước báo chưa hưởng hết,  một ngày dài ghê khi mà phải nhận lấy cái quả xấu, mong nó kết thúc sớm nhưng đâu dễ gì!
Tháng năm vô tận, dòng thời gian miên viễn. Phật dạy đời người ngắn ngủi, hãy sống chánh niệm trong phút giây hiện tại bây giờ và ở đây. Đó là hiện pháp lạc trú. Cái phút giây hiện tại quý báu vô cùng vì quá khứ đã qua, không hối tiếc; tương lai chưa đến, không mong cầu. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả viết:
 
“Quá khứ không truy tầm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai thì chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động, không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai...”
 
Thời gian đời người ngắn ngủi, tranh thủ công danh sự nghiệp, tên tuổi, cơ đồ… không thể được! Đó là cái quả trổ thành nhờ phước báo gieo trồng từ quá khứ, khi không có phước báo thì không thể nào tranh được! Cái duy nhất có thể tranh thủ là thiện pháp, thiện hành. Tất cả lời Phật dạy là thiện pháp, làm theo lời Phật dạy là thiện hành. Việc gì lợi người, lợi vật là thiện pháp, thiện hành. Tất cả việc gì có thể làm giảm thiểu tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… là thiện pháp, thiện hành. Phật pháp mênh mông như biển cả, hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta qủa thật quờ quạng mù mờ, bởi vậy phải tranh thủ học để biết được giáo lý căn bản, có nắm bắt được pháp học căn bản thì mới biết đâu là chánh-tà, chơn-ngụy… và từ đó mới có thể noi theo thiện pháp, thực hiện thiện hành.
    Pháp học căn bản mà Phật dạy cũng chẳng có gì cao siêu, thâm sâu hay phi phàm. Đó là khổ, nguyên nhân khổ, con đường thoát khổ. Con đường thoát khổ chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Thiện pháp, thiện hành: Làm tất cả các điều thiện, không làm các điều ác, là việc gì ác chưa sanh đừng cho phát sanh, đã sanh rồi thì làm cho tiêu trừ. Việc gì thiện chưa sanh thì làm cho sanh khởi, đã sanh rồi thì làm cho tăng trưởng. Nhiêu đó thực hiện trong từng phút giây, làm trong một đời và nhiều đời nữa cũng không xong (nếu xong thì đâu còn sanh tử luân hồi).
    Tháng năm trôi qua như chớp mắt, cái cần tranh thủ chính là những thiện pháp, thiện hành, bởi một mai hết số thì chỉ có nghiệp thiện-ác mang theo. Chính cái nghiệp thiện-ác này quyết định ta tái sanh như thế nào, trong thân phận nào, ở cảnh giới nào. Kinh suy niệm về nghiệp viết: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc cho vạn loài. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời. Chính mình làm việc ác nên mình bị uế trược, chính mình làm việc thiện nên mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiến người khác thanh tịnh hay uế trược”
    Việc thiện-ác với hàng Phật tử sơ cơ chúng ta nhìn nhận cũng rất mơ hồ, phân biệt không rõ ràng, nhiều khi ác cho là thiện và thiện cho là ác. Cũng tại vì thiếu pháp học căn bản, thiếu hiểu biết giáo lý, chẳng rõ lời Phật dạy nên cứ hùa theo đám đông chê thầy này, khen thầy kia, theo tà sư loạn pháp, theo gian nhân ác đảng, loạn cửa chùa gây bè phái… Bởi vậy việc học giáo lý căn bản rất quan trọng và cần thiết biết bao.
    Tháng năm không đợi ai, chẳng nể Phật, càng coi thường Diêm Vương. Vì vậy Phật tử sơ cơ chúng ta  phải tranh thủ trang bị pháp học căn bản để nhận biết thiện pháp, làm thiện hạnh.
    Tháng năm xanh biếc lá ngàn, cây đời sum xuê, đời khổ nhưng vẫn đẹp và an lạc ở cái phút giây hiện tại bây giờ và ở đây. Người nào nếm được phút giây an lạc này là do tự thân họ chứ chẳng có ai ban phát, chẳng có ai có khả năng làm cho ta an lạc, dù đó là Phật, Bồ Tát, thánh thần. Phút giây an lạc là tự thân của mỗi người, cho dù có thiện ý hảo tâm cũng không thể nào đem tặng được, dù đó là cha mẹ, anh me, vợ chồng, con cái, bằng hữu… Mỗi người tranh thủ thiện pháp, thiện hành để nếm cái phút giây an lạc hiện tiền, người dù có thương nhau ra rít nhưng tự thân mỗi người hưởng cái phút giây an lạc chứ không làm sao san sẻ được!
    Tháng năm vô tận, đời sống mong manh, phút giây hiện tại bây giờ và ở đây là cái phút giây ai cũng có thể có được. Mục đích tối thượng của Phật pháp là dạy người thoát khổ, liễu sanh thoát tử, chứng đắc tịch tịnh niết bàn. Tuy nhiên căn cơ con người vốn khác biệt, năng lực có hạn, ý chí non nớt vô chừng, tín tâm trồi sụt… Hàng Phật tử sơ cơ chúng ta chưa thể cao vọng huyễn hoặc nói càn về mục đích tối thượng này. Hẳn nhiên theo lời Phật dạy thì húng ta có thể sống an lạc, có phút giây an lạc hiện tiền ngay trong đời, diệu dụng của Phật pháp là ở chỗ này. Luân hồi sanh tử bất tận, đời nối tiếp đời dằng dặc chưa thể chấm dứt sanh tử luân hồi thì sống với phút giây an lạc hiện tiền.
    Chào tháng năm, dấu ấn vô hình trên dòng thời gian vô thủy vô chung. Tháng năm hữu hạn của đời người. Tháng năm với phút giây lạc trú hiện tiền, bây giờ và ở đây.
 

– Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0524

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã có bốn cái Tết trong trại Panatnikhom và Sikiew, Thailand. Tết đầu tiên thật nhiều kỷ niệm và bất ngờ, vì lúc đó chúng tôi vừa nhập trại trong khi còn hơn một tuần nữa là Tết. Tôi và ba cô bạn đi chung chưa kịp gửi thư cho thân nhân ở nước ngoài để ca bài ca “xin tiền”. Ai lo bận bịu đón Tết thì lo, còn chúng tôi thì lo đi mượn tiền để mua vài vật dụng cần thiết như tấm trải nhựa, tre nứa, dây nilon để làm “nhà” (phải “an cư” mới “lập nghiệp” tỵ nạn được chớ).Khoảng một tuần trước Tết, có một nhóm mấy thanh niên đến thăm vì nghe nói chúng tôi là dân Gò Vấp, nên muốn nhận “đồng hương đồng khói”. Họ là những người trẻ như chúng tôi, nên câu chuyện mau chóng trở nên thân mật và rôm rả
Hỏi thăm ông Hai bán hoa lay-ơn gốc Bình Kiến, nhiều người ngơ ngác hỏi nhau. Tôi lại rảo qua thêm mấy vòng chợ hoa, cũng vừa đi tìm ông Hai, cũng vừa ngắm hoa và ngắm những chậu bonsai bày bán cuối năm, cũng tìm lại mình của gần 20 năm trước, năm nào cũng cứ vào những ngày này, tôi theo ba tôi hóng gió đón sương không hề chợp mắt cùng gian hàng cây kiểng rất bề thế của ba ở đây.
Có lẽ những rộn ràng, hân hoan nhất trong năm không phải là "ba ngày tết", mà là những ngày cận tết. Bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp, tối đưa ông Táo về trời. Tất cả mọi sinh hoạt đều hướng về việc chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, chào đón nguyên đán và mấy ngày xuân trước mặt. Lúc nhỏ là mùi vải thơm của bộ đồ mới, mùi gạo nếp ngâm cho nồi bánh và hương thơm ngào ngạt cho sàng phơi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngoài sân. Những đêm ngủ gà ngủ gật ngồi canh bên nồi bánh tét cùng với má, với gia đình xúm quanh. Mùi bếp lửa, mùi khói hương, mùi áo mới lan tỏa của tuổi thơ ngan ngát những ngày xa...
Người ta được nuôi lớn không chỉ bằng thức ăn, mà còn ở lời ru, tiếng hát, và những câu chuyện kể. Chú bé cháu của bà thích được bà ôm vác, gối đầu lên vai bà. Có khi bà mở nhạc từ chiếc nôi cho chú nghe thay cho lời hát, chiếc nôi chú bé đã nằm khi mới lọt lòng mẹ. Có khi bà hát. Bà không ru à ơi, nhưng âm điệu dân gian len vào trong từng lời hát. Chú bé mãi rồi ghiền nghe giọng hát của bà.
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
Bê, con trai của Mẹ, đã theo Mẹ đến giảng đường từ thuở còn trong bụng Mẹ. Suốt thời gian đại học của Mẹ, Bê có nhiều đóng góp khác nhau theo từng thời kỳ. Khi Mẹ làm bài kiểm tra môn Đầu Tư và Tài Chính trong lục cá nguyệt đầu tiên, Bê mới ba tháng tuổi. Mẹ nhẩm tính, bài thi một tiếng rưỡi, đi về từ nhà đến trường thêm một tiếng rưỡi. Như vậy, Bê phải xa Mẹ ít nhất ba tiếng đồng hồ. Mẹ biết tính Bê, mỗi hai tiếng đồng hồ Bê oe oe đòi bú sữa Mẹ. Bê xấu đói lắm, đòi mà không được, Bê nhăn nhó um sùm. Ngày hôm đó, dì Thành đến giữ Bê. Dì Thành rất hồi hộp. Dì chưa có em bé, chẳng biết phải làm sao cho đúng ý Bê. Mẹ thi xong, phóng ra xe về nhà. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ xa Bê đã hơn ba tiếng đồng hồ. Giờ này Bê chắc Bê đã thức giấc. Hy vọng Bê chịu khó nhâm nhi món trà thảo dược cho trẻ sơ sinh trong khi chờ Mẹ về. Thời đó chưa có điện thoại di động. Bởi vậy, có lo cũng để bụng, chứ Mẹ chẳng biết làm sao. Mẹ ba chân bốn cẳng chạy ba tầng lầu. Vừa đến cửa đã nghe tiếng Bê khóc ngằn ngặt.
Khi chơi những bản nhạc hay, Khang khóc theo giai điệu. Mước mắt chảy, tay kéo tình xuống lên, thân hình diệu dẻo theo cảm hứng. gần như mê cuồng, không biết mình là ai. Tôi cảm nhận được cái hay xuất thần nhưng không hiểu. Khang nói: -- “Cậu Út biết không, cái hay của âm nhạc làm cho lòng sung sướng nhưng cái đẹp của âm nhạc làm cho hồn cảm động. Khi món quà quá lớn, quá sức yêu, không thể cười, chỉ có thể khóc.” Tôi nghĩ, những lúc như vậy, Khang không chơi đàn, mà múa với hồn oan.
Tôi làm việc giữ xe cho một casino ở ngoại ô Toronto, gọi là parking attendant. Đó là nghề mà thanh niên ít chịu làm, phần vì lương thấp, mức tối thiểu, hồi đó 5 đồng một giờ, nhưng lý do chính là vì nó buồn. Bãi đậu xe nằm dưới hầm tối, không nhìn thấy người qua lại, nếu ở ngoài trời cũng sau lưng nhà cao tầng. Không ai làm chỗ đậu xe ở khung cảnh xinh đẹp, nơi ấy dành cho hàng quán. Đi học ban ngày, tôi làm thêm ban đêm là việc thích hợp, có thể thỉnh thoảng ngồi học bài. Nhân viên trong phiên gác trước tôi là cô gái bằng tuổi hoặc cùng lắm lớn hơn một hai tuổi, nhưng không hiểu sao cô vẫn có thói quen gọi tôi là em và xưng chị.
Anh cho xe dừng lại nơi góc đường rồi đi bộ về phía căn nhà. Tuyết đang rơi dầy đặc trắng xóa cả bầu trời, đúng là một White Christmas như nhiều người mong muốn. Những ánh đèn màu trang hoàng trước sân các nhà nhấp nháy vui tươi như đang mừng đón Chúa Hài Đồng giáng trần. Anh bước lên bậc thềm gỗ, bước rón rén đến cửa sổ nhìn qua tấm rèm mỏng, hơi giật mình sựng lại khi thấy ba mẹ con cô ấy đang dọn bữa ăn đêm Noel. Hẳn là họ vừa đi lễ về, anh thầm nghĩ. Nhìn đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái mười một tuổi giúp mẹ sắp xếp bày biện thức ăn trên bàn, anh thoáng chút xúc động và an tâm vì các con đã lớn, có thể đỡ đần mẹ trong nhiều việc nhà, anh cũng thấy bớt đi mặc cảm tội lỗi của mình.
Chuyện xảy ra trên một chuyến xe Greyhound. Xe đò Greyhound có vẽ con chó sói xoải cẳng phi nước đại bên hông là thứ nối liền các thành phố bên Mỹ và Canada. Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ngự trên những chuyến xe xuyên liên bang này. Tôi cũng đã từng xuôi ngược với Greyhound. Từ Montreal qua Washington D.C. thăm bạn bè dân thủ đô nước Mỹ như các ông Dzương Ngọc Hoán, Nguyễn Tường Đằng. Từ Vancouver qua Portland thăm ông Từ Công Phụng. Từ Seattle về Vancouver sau khi cưỡi du thuyền đi Alaska thăm mấy chú gấu tuyết. Nói như vậy để thấy tôi cũng có chút kinh nghiệm khi chen vai thích cánh cùng những người không có hoặc ngại lái xế riêng.
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh… và cũng là câu nói thường tình với cá nhân, nhóm người trong xã hội. Tác phẩm Thủy Hử ban đầu là Giang Hồ Khách Truyện, sau lấy tên là Thủy Hử vì “căn cứ địa” Lương Sơn là vùng đầm, hồ nên Thủy Hử (bến nước). Truyện nầy qua bản dịch của La Thần và Á Nam Trần Tuấn Khải, gồm 3 cuốn, năm 1973, sau đó với Tử Vi Lang nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Trong truyện Thủy Hử của của nhà văn Thi Nại Am (1296-1372) ở Trung Hoa vào triều Nguyên-Mông (1295-1368), kể về câu chuyện của Tống Giang triều nhà Tống, nổi dậy kéo theo “giang hồ hảo hán” gồm 108 người đến núi Lương Sơn. Gọi là anh hùng Lương Sơn Bạc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.