Hôm nay,  

Con Dốc Nhỏ đưa em về Căn Gác Nhỏ

27/03/202411:03:00(Xem: 1016)
Tản mạn

quang
(Nhân ngày giỗ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, 27/3).

Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi.
    Nếu nói về hạnh phúc thì hạnh phúc thuộc về quá khứ. Còn khổ đau? Khổ đau của quá khứ trở thành thực tại hiện hữu. Nó có mặt trong trong từng hơi thở hôm nay và theo ta đến cả ngày mai – và mãi mãi mai sau…
    Tôi biết một người có hạnh phúc lẫn khổ đau trong quá khứ nhưng hạnh phúc ấy đã bị đánh mất, còn khổ đau thì vẫn cứ chập chờn lẽo đẽo theo chiếc bóng gầy gò của chàng…Đó là hình ảnh của một chàng trai tuổi tầm mười tám đôi mươi đang lầm lũi bước dưới cơn mưa lạnh buốt của trời cao nguyên, bỏ lại sau lưng những con dốc dài lên xuống gần nơi phố thị, chàng dừng chân đứng lại trước một Con Dốc đá nhầy nhụa rêu phong để nhìn lại phía sau là cơn mưa đêm không dứt. Chàng dẫm chân trên từng phiến đá xám xịt lổm chổm, bước từng bước nặng nề cho đến khi đôi chân đặt trên phiến đá cuối cùng cuối con dốc. Trời vẫn mưa. Có một điều gì khiến lòng chàng ray rứt khôn nguôi. Con dốc đã khuất sau màn mưa đêm. Cả thành phố chìm vào tĩnh lặng. Bước thêm một đoạn đường ngắn là đến ngôi nhà nằm thấp dưới mặt đường, chàng lại đặt những bước chân nặng nề xuống mấy bậc cấp, men theo vách tường nhà, lòn mình vào Căn Gác gỗ lạnh lẽo ẩm mốc để rồi ôm trọn nỗi khổ đau sau lần gặp gỡ để chia tay “lần cuối” với người yêu của mối tình đầu từ những tháng ngày chàng mười sáu tuổi và cô nữ sinh áo trắng vừa mười bốn tuổi vào năm 1960.
    “Con Dốc Nhỏ” và “Căn Gác Nhỏ” đã trở thành một thứ “ngôn ngữ” riêng của bọn chúng tôi là những đứa đã kết nghĩa anh em với Nguyễn Đức Quang – Quang Du Ca. Con Dốc đó và Căn Gác đó là hai chứng tích của một cuộc tình tràn đầy hạnh phúc lẫn khổ đau của Quang lẫn người thiếu nữ có tên NKA. Họ gặp nhau, làm quen rồi yêu nhau bằng một mối tình trong sáng. Họ đã cùng nhau sống trong những ngày tình yêu chớm nở ở một thành phố có sương lạnh, có mây mù, có cả những cơn mưa kéo dài từ sáng đến chiều, những cơn mưa bất chợt về đêm cùng với gió rét tràn qua những thung lũng thông xanh. Và người dân ở đó, ít có người không biết đến mối tình của đôi tình nhân lý tưởng này.
    Biết bao lần chàng và nàng nắm tay nhau, từng bước từng bước trên Con Dốc Nhỏ, và Căn Gác Nhỏ lạnh lẽo bỗng rực ấm khi cả hai cùng ngồi bên nhau nói chuyện tương lai, nói điều mơ ước. Hạnh phúc biết bao! Nhưng rồi oan khiên nghiệt ngã đã kéo đến cho cả hai. Có một lần chia tay. Cũng có một lần hàn gắn. Không phải chỉ một lần mà cả đến nhiều lần làm tràn nước mắt cho đến khi có cuộc chia tay cuối cùng và vĩnh viễn…không còn gì níu kéo lại được nữa…
    Tôi là nhân chứng của mối tình Quang và NKA từ ngày đầu cho đến khi cuộc tính kết thúc. Tôi cũng đã cùng họ bước trên Con Dốc nhỏ và bao lần được nhìn thấy niềm hạnh phúc của họ trong Căn Gác Nhỏ. Rồi đường ai nấy đi mang theo cả một mối tình khó nỗi phôi phai.
    Trên con đường dài Du Ca, Quang không bao giờ quên những hạnh phúc lẫn khổ đau của một thời. Trong bài hát “Về Con Phố Xưa” Quang viết: “Có ai trở lại thăm ngôi nhà cũ. Hãy chở hồn tôi về con phố xưa. Bước chân muộn màng xin chớ vội nhé. Một ngày nơi này, một dĩ vảng về. Có ai trở về nơi ngôi trường đó. Hãy để lòng tôi về theo bóng mây. Nhớ em thật buồn nơi khung cửa gỗ, ngồi đợi tôi về…
    Trong bàiTình Tôi Con Dốc Nhỏ” Quang viết: “Nơi tôi ở rất gần một con đường, con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương. Thành phố âm thầm nhìn con dốc đứng. Nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn, khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng. Con dốc nhỏ thích tôi – người đứng chờ. Trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa. Chờ bước chân quen gập ghềnh đất đỏ. Chờ hoang liêu một mùi phấn nhẹ. Tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì. Phố xóm nghèo sớm lan chuyện chúng mình…Chuyện lúc hai tôi ngôi chân dốc vắng…Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ…Từng đêm từng đêm con dốc vàng ánh đèn…”.
    Trong bài hát “Về Đây Nhé” Quang viết “Về đây nhé người em phong ba đã quên ân tình xưa. Về đây nhé tựa trăng sao khuya quen một mái nhà. Những ngày thao thức, đêm nối mong chờ. Thấy lòng nô nức như sắp sang bờ…Về đây với muôn ngàn ước mơ còn chưa tới. Về đây như rừng xanh có hôm cũng tàn phế…Tới ngày chia cách chim về núi sâu ta về cõi sầu…”
    Quang viết khoảng hai chục bài hát cho mối tình đầu nhưng phổ biến rất hạn chế. Tôi may mắn có được những bài hát này. Tôi và Quang là anh em kết nghĩa, chơi với nhau dạo còn là thiếu niên nên cuộc tình của Quang và người thiếu nữ tên NKA tôi chứng kiến và cũng đã vài lần đứng ra hòa giải giữa đôi bên nhưng không hàn gắn được. Âu cũng là định mệnh.
    Ngày Quang lìa xa cõi trần cách nay mười ba năm, tôi đã viết một số bài nói về Quang, trong đó có hai bài thơ. Một là bài “Con Dốc Nhỏ”, hai là bài “Căn Gác Nhỏ” vì hai chốn ấy đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Nhà tôi ở cách nhà Quang năm cây số và khi đến chơi, họp hành, sinh hoạt với nhau ở Căn Gác Nhỏ tôi đều phải bước lên Con Dốc Nhỏ.
 

– Phong Châu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người. Nhớ ngày xưa còn bé, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời này, gã cũng mong chờ, nao nức tết để được lì xì, được mặc áo mới, được đi chơi thoải mái mà không bị la, được nghỉ học và không phải học bài…
Gần nửa thế kỷ rồi, mà giờ đây, nhắc tên Nguyên, trong trí nàng hiện lên hình ảnh nhà Hường, êm đềm, thân thiết. Lệ thường, khi nàng đến, Hường lôi tuồn tuột nàng vào phòng học. Ngang qua phòng khách, “giang sơn” của bạn bè anh Hưng, nàng liến thoắng chào hỏi các anh...
Ông bóc tờ lịch cuối cùng của năm 2023. Giao thừa bước vào 2024 đã qua năm phút, ông hồi hộp chờ chuông điện thoại reo. Từ năm Canh Thìn 2000 đến nay Giáp Thìn 2024, đã hai mươi bốn năm, mỗi năm ông đều nhận được hai cuộc điện đàm từ Paris vào giao thừa tây lịch và giao thừa âm lịch...
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.