Hôm nay,  

Người dân ngày càng ủng hộ Medicaid, giữa lúc đảng Cộng hoà muốn cắt giảm 800 tỉ Mỹ kim

20/06/202500:00:00(Xem: 218)

Capture
Dự luật mới của Thượng viện dự kiến sẽ cắt gần 800 tỉ Mỹ kim từ phần chi của chính phủ liên bang – nhằm bù đắp cho các khoản giảm thuế và tăng chi cho an ninh biên giới. Ảnh: VB.

Rick Macias, một thanh niên ngồi xe lăn, khoác áo mưa, đang trả lời phỏng vấn trong hành lang Quốc hội. Anh đến từ Kansas City và đã cùng tổ chức vận động cho người khuyết tật ADAPT tới thủ đô để phản đối việc cắt giảm Medicaid.

Medicaid – chương trình bảo hiểm y tế dành cho người thu nhập thấp và người khuyết tật – từ lâu vốn đã được công chúng ưa chuộng. Tuy nhiên, mức độ ủng hộ gần đây còn tăng mạnh hơn, khiến các nhà khảo sát ngạc nhiên.

“Chúng tôi ghi nhận một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ người có cảm tình với Medicaid,” bà Ashley Kirzinger, Giám đốc khảo sát của tổ chức nghiên cứu y tế KFF cho biết. Theo một cuộc khảo sát mới công bố, 83% người Mỹ hiện có cái nhìn tích cực về Medicaid – tăng so với con số 77% hồi tháng Giêng - theo bản tin của NPR ngày 17 tháng 6.

Ngay cả cử tri Cộng hoà cũng quay sang ủng hộ

“Điều bất ngờ nhất là mức tăng cao nhất lại đến từ phía cử tri Cộng hoà,” bà Kirzinger nói. Ba trong bốn cử tri Cộng hoà nay cũng cho biết họ ủng hộ Medicaid.

Sự gia tăng ủng hộ này diễn ra giữa lúc nhiều người dân bắt đầu chú ý đến kế hoạch cắt giảm Medicaid mà các dân biểu Cộng hoà đang thúc đẩy. Đây là một đề tài gây nhiều tranh cãi khi đảng Cộng hoà cố gắng thông qua dự luật thuế và ngân sách với đa số sít sao ở cả Hạ viện và Thượng viện.

Dự luật ngân sách của Trump – có tên chính thức là “One Big Beautiful Bill Act” – đã được Hạ viện thông qua, và Thượng viện đang chuẩn bị bỏ phiếu trước kỳ nghỉ lễ 4 tháng 7.

Tuy nhiên, theo khảo sát của KFF, dự luật này lại không được lòng dân: hai phần ba người được hỏi bày tỏ ý kiến tiêu cực. Điều đáng chú ý là dù người ủng hộ ông Trump cũng đồng tình với dự luật, họ vẫn yêu thích Medicaid.

Người dân muốn tăng chi cho Medicaid

Hiện có khoảng 71 triệu người trên toàn quốc đang hưởng bảo hiểm từ Medicaid. Ngoài ra, chương trình bảo hiểm y tế dành cho trẻ em có tên CHIP đang phục vụ thêm 7 triệu trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp.

Một trong những lý do khiến Medicaid được ủng hộ là vì tính phổ biến của chương trình. “Rất nhiều người cho biết họ hoặc người thân đã từng được Medicaid hỗ trợ,” bà Kirzinger nói. “Khi cảm thấy bản thân từng được hưởng lợi từ chương trình, người ta sẽ có cảm giác gắn bó và sẵn sàng bảo vệ nó.”
Khảo sát cho thấy phần lớn người dân không muốn cắt giảm Medicaid. Hồi tháng 3, chỉ 17% ủng hộ việc giảm ngân sách liên bang cho chương trình này, trong khi 42% muốn tăng thêm.

Hiện nay, Medicaid được tài trợ từ cả ngân sách liên bang và ngân sách tiểu bang. Dự luật mới của Thượng viện dự kiến sẽ cắt gần 800 tỉ Mỹ kim từ phần chi của chính phủ liên bang – nhằm bù đắp cho các khoản giảm thuế và tăng chi cho an ninh biên giới.

Cách trình bày ảnh hưởng đến dư luận

Theo bà Kirzinger, quan điểm của người dân về dự luật thay đổi tuỳ thuộc vào cách thông tin được đưa ra.

“Nếu nói rằng dự luật sẽ khiến các bệnh viện địa phương mất ngân sách, tỷ lệ phản đối lập tức tăng lên gần 80%. Nếu nói sẽ có thêm 10 triệu người mất bảo hiểm, thì ba phần tư người dân phản đối,” bà giải thích.

Trong khi đó, các dân biểu Cộng hoà lại cố gắng trình bày dự luật theo hướng “lọc lại đối tượng thụ hưởng”, nhấn mạnh rằng Medicaid cần tập trung vào người “thật sự cần thiết”.

Dân biểu Brett Guthrie (Cộng hoà – Kentucky) viết trên Fox News: “Mọi người Mỹ yếu thế cần Medicaid đều nên được bảo vệ. Đó là lý do chúng tôi đưa ra dự luật điều chỉnh lại ưu tiên của chương trình – để hỗ trợ những người thực sự đủ điều kiện, chứ không phải những người không hợp lệ, bao gồm người nhập cư bất hợp pháp.”

Người thụ hưởng lo sợ mất bảo hiểm

Phe Dân Chủ và các nhóm y tế lại nhấn mạnh đến những hậu quả thực tế. Thượng nghị sĩ Patty Murray (Dân chủ – Washington) tuyên bố: “Bỏ phiếu thông qua dự luật này là đẩy người già ra khỏi viện dưỡng lão, là đóng cửa bệnh viện vùng quê, là tước đi quyền được chăm sóc y tế của trẻ em khuyết tật.”

KFF cho biết, những người đang nhận Medicaid rất lo ngại sẽ mất bảo hiểm. Phần lớn nói rằng họ sẽ khó tìm được bác sĩ, khó chi trả cho bảo hiểm mới, và gần hai phần ba cho biết sẽ không đủ tiền mua thuốc.

“Đối với họ, việc mất Medicaid sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ về tài chính, mà còn đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và cả chất lượng sống nói chung,” bà Kirzinger kết luận.

VB biên dịch
Nguồn: Bài viết của Selena Simmons-Duffin đăng trên NPR, xuất bản: ngày 17 tháng 6, 2025.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Cộng Hòa tung tiền quảng cáo, mở chiến dịch vu khống Dân Biểu Derek Trần - Dân Biểu Cộng hòa Thomas Massie: Trump sẽ làm Cộng Hòa mất đa số ở Quốc Hội - California: ICE bố ráp, bắt người nhập cư, bắt nhầm 674 công dân Mỹ và trục xuất nhầm ít nhất 70 công dân Mỹ - Trump nói Israel-Iran đã đồng thuận ngưng bắn
Theo CNN, với các tin tức chính thức từ truyền thông Iran và Israel, thỏa thuận ngừng chiến giữa hai nước đã bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn về thời điểm chính xác cũng như các điều khoản cụ thể về thỏa thuận này. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đó đã loan báo trên mạng xã hội rằng thỏa thuận ngừng chiến sẽ bắt đầu vào khoảng sáu tiếng đồng hồ sau khi ông công bố lần đầu tiên. Thời điểm này ước tính vào khoảng nửa đêm giờ miền Đông Hoa Kỳ.
(Ngày 23 tháng 6, Reuters) – Tình hình căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang khi Iran phóng 14 phi đạn nhắm vào một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Qatar rạng sáng thứ Hai. Mặc dù không gây ra thương vong nào, sự việc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ cuộc xung đột kéo dài suốt 12 ngày qua sẽ càng lan rộng. Tổng thống Donald Trump “chê” vụ tấn công này là “đòn gãi ngứa,” và lên tiếng kêu gọi cả Iran lẫn Israel cùng hướng đến hòa bình.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã tạm thời dỡ bỏ một phán quyết của tòa cấp dưới, vốn yêu cầu chính quyền Trump phải báo trước ít nhất 15 ngày trước khi trục xuất người di dân sang một quốc gia không phải quê hương họ, theo bản tin của NPR.
Tustin, Santa Ana, California – (The Independent): Trưa thứ Bảy, ngày 21 tháng 6, 2025, một người cha của ba quân nhân Hoa Kỳ đã bị đánh đập và bị bắt giữ giữa ban ngày bởi một nhóm người bịt mặt mặc đồng phục có dấu hiệu thuộc Tuần Tra Biên Giới (U.S. Border Patrol), theo đoạn phim lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nạn nhân là ông Narciso Barranco, 48 tuổi, làm nghề làm vườn tại Tustin, Quận Cam. Khoảng bảy người ập đến khi ông đang làm việc trước một tiệm ăn IHOP ở Santa Ana. Video cho thấy ông bị đè xuống đất, đập đầu ít nhất sáu lần, kẹp cổ, bị đánh, rồi bị kéo lê lên một chiếc xe SUV không biển số, trong khi vẫn rên rỉ và kêu cứu. “Cha tôi bỏ chạy vì hoảng sợ – ông không biết ai đang đuổi theo mình. Họ không hỏi gì, chỉ xông đến đánh và bắt,” Alejandro Barranco, 25 tuổi, cựu Thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Afghanistan nói với tờ Los Angeles Times.
Trong chương trình Tình Trạng Liên Bang (State of the Union) của CNN vào sáng Chủ Nhật, Thượng nghị sĩ Adam Schiff (Dân Chủ, California) cũng cho biết các cuộc không kích là "không hợp hiến", đồng thời ông nói thêm rằng thông tin tình báo không ủng hộ cho lý thuyết rằng Iran có bom hạt nhân. Schiff cho biết "Chính quyền nên đến Quốc Hội... Có lý do để đưa vấn đề này ra Quốc Hội, và đó là, bạn muốn Quốc Hội chấp thuận, bạn muốn người dân Mỹ chấp thuận một hành động quan trọng như vậy có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh bùng nổ lớn."
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào. Lời dạy đó cũng có thể hiểu là dạy phóng sinh. Đức Phật cũng đã quy định nhập hạ ba tháng mỗi năm trong mùa mưa để tránh giẫm đạp, vô ý sát sinh các loài côn trùng và mầm non cây trồng. Sau đây, chúng ta dò lại một số lời Đức Phật dạy rằng hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
- Thánh chiến: Trump nói dội bom Iran để yêu thương, tạ ơn Chúa. - Cựu tổng thống Nga Medvedev: một số quốc gia suy tính gửi Iran đầu đạn hạt nhân để tự vệ - Mỹ năn nỉ TQ xin hãy nói với Iran đừng đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi 20% dầu thế giới chở qua đây. - Cố vấn của Trump: Trump nói chờ 2 tuần sẽ quyết định dội bom hay không chỉ là cú lừa, vì Trump quyết định trước đó rồi, khi thấy Israel dội bom mà Iran phản ứng yếu kém.
(BILLINGS, Mont., ngày 23 tháng 6, APNews) – Một trong những ký ức đầu đời sâu đậm nhất của Layton Tallwhiteman là khi anh ngồi xem bản tin tại nhà chú ở Montana vào năm 2003, chứng kiến cảnh Hoa Kỳ dội bom Baghdad, mở màn cho cuộc chiến tại Iraq.
(Ngày 22 tháng 6, Reuters) – Sau các đợt không kích của Hoa Kỳ vào các cơ sở nguyên tử của Iran, tình hình hàng không khắp Trung Đông rơi vào hỗn loạn với hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ, khiến hàng chục ngàn hành khách bị mắc kẹt. Israel đã tạm thời mở lại không phận vào Chủ Nhật (22/6), và đang lên kế hoạch tăng cường các chuyến bay từ Thứ Hai (23/6) để hỗ trợ công dân và du khách quốc tế.
- Từ khi Trump lên ngôi ngày 20/1/2025 tới bây giờ, Trump chơi golf 37 lần, xài công quỹ gần 52 triệu đô - California: Thị trấn Boyle Heights kinh tế suy giảm vì ICE bố ráp di dân lậu, nhiều doanh nghiệp không tìm ra nhân viên - Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể công bố về sự tái sinh của ngài vào ngày 2 tháng 7/2025 (2 ngày trước sinh nhật 90)
Donald Trump tuyên bố hôm thứ Bảy trên Truth Social Media rằng Hoa Kỳ đã hoàn thành một "cuộc tấn công rất thành công" vào các cơ sở nguyên tử ở Iran, bao gồm Fordow, Natanz và Isfahan.
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
Theo lời kể của hai viên chức Israel từng trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận với phía Hoa Kỳ, mọi chuyện bắt đầu từ ngày 4 tháng 2, Netanyahu đến Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên kể từ khi Trump trở lại nắm quyền. Trong Phòng Nội Các, Netanyahu không vòng vo mà nhắc lại rằng Iran từng âm mưu ám sát Trump. Sau đó, ông trình chiếu một bộ slide công phu và chi tiết, phân tích rõ từng điểm, cho thấy Iran đang âm thầm từng bước vượt qua ngưỡng nguyên tử: trữ lượng uranium làm giàu ngày càng tăng, máy ly tâm ngày càng hiện đại. “Donald, ông coi coi,” Netanyahu nói, rồi ngưng một nhịp, nhìn thẳng vào mắt Trump: “Chúng ta phải can thiệp. Họ đang tăng tốc. Đâu thể cứ vậy mà trơ mắt ra nhìn Iran sở hữu vũ khí nguyên tử trong nhiệm kỳ của ông.”
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.