Hôm nay,  

Báo cáo đặc biệt: Tòa án tối cao ra phán quyết quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng cho các Tỳ kheo ni Phật giáo ở Sri Lanka

6/18/202520:18:00(View: 805)

Báo cáo đặc biệt: Tòa án tối cao ra phán quyết quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng cho các Tỳ kheo ni Phật giáo ở Sri Lanka

Bản tin của Craig C Lewis, Buddhistdoor Global

Ngày 18/6/2025

 

blank

Ni đoàn: Sakyadhita in Sri Lanka! – Nguồn hình: https://www.sakyadhita-srilanka.org/

 

Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt khẳng định sự bình đẳng cho các vị ni tu theo truyền thống Phật giáo Theravada (Trưởng Lão Bộ), Tòa án Tối cao Sri Lanka hôm thứ Hai đã ra phán lệnh rằng Ni sư Welimada Dhammadinna phải được cấp Thẻ căn cước quốc gia công nhận tư cách là một nữ tu sĩ đã thọ giới đầy đủ, thay vì là một sil matha (tiếng Sinhala: "mẹ giới" - precept mother) - một nữ xuất sĩ anagarika, người rời bỏ đời sống gia đình để sống đời tu học, còn mặc áo trắng, chỉ thọ 8 hoặc 10 giới nhưng chưa được thọ giới đầy đủ.
 

Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
 

Dòng truyền thừa bhikkhuni của Sri Lanka đã sụp đổ trong cuộc xâm lược của Saivite Chola vào năm 1017 dương lịch. Với việc mất đi quyền thọ giới đầy đủ, phụ nữ muốn thực hiện cam kết thực hành Phật giáo nghiêm túc chỉ có thể trở thành sil mathas. Mặc dù dòng truyền thừa bhikkhuni đã được tái lập ở Sri Lanka hiện nay, nhưng vẫn chưa được các tổ chức tu viện thống trị của Sri Lanka chính thức công nhận. Nhiều vị ni đã thọ giới đầy đủ phải đối mặt với những trở ngại về mặt hành chính, bao gồm cả những khó khăn trong việc xin thẻ căn cước công nhận họ là bhikkhuni, phản ánh sự do dự của các tổ chức trong việc tái hòa nhập hoàn toàn quý ni sư vào hệ thống cấp bậc tu viện Theravada, mặc dù việc thọ giới của quý ni sư là hợp pháp.
 

Dòng ni bộ Theravada được phục hồi từ năm 1996, khi 11 phụ nữ Sri Lanka được thọ giới cụ túc tại Sarnath, Ấn Độ, nhờ vào những nỗ lực của Hiệp hội Sakyadhita International Association of Buddhist Women, tổ chức hàng đầu thế giới cam kết chuyển đổi cuộc sống của phụ nữ trong các xã hội Phật giáo. Ngày nay, có hơn 4.000 tỳ kheo ni ở Sri Lanka.
 

Trong phán quyết mang tính lịch sử vào ngày 16/6/2025, Tòa án tối cao Sri Lanka đã ra phán lệnh cho Tổng ủy viên Sở Đăng ký Cá nhân, trực thuộc Bộ Nội vụ, cấp Thẻ căn cước quốc gia cho Ni sư Welimada Dhammadinna—không phải là với tư cách một sil matha, mà theo danh hiệu chính đáng của một Tỳ kheo ni (bhikkhuni).
 

Chánh án Tối cao Murdu Fernando và Thẩm phán Tối cao Gamini Amarasekera nhận thấy rằng việc bộ này từ chối sử dụng danh hiệu “tỳ kheo ni” mặc dù Tỳ kheo ni Welimada Dhammadinna đã thọ giới đầy đủ theo Giáo đoàn Rangiri Dambulla Chapter là hành vi đối xử bất bình đẳng dựa trên giới tính. (Lời người dịch: Rangiri Dambulu Buddhist Chapter có thể hiểu là: Giáo đoàn Phật giáo Rangiri Dambulu, một tăng thân gắn liền với chùa hang Dambulla.)

“Hiển nhiên là nếu người nộp đơn đầu tiên (tỳ kheo ni) là nam giới, đương đơn sẽ không gặp phải những khó khăn này”, theo Thẩm phán Tối cao Amarasekera nhận xét. “Đương đơn đã bị từ chối công nhận là một tỳ kheo ni, mặc dù đã được Giáo đoàn Phật giáo Rangiri Dambulu mà đương đơn thuộc về, một giáo đoàn được chính phủ công nhận, công nhận như vậy. Do đó, rõ ràng là các quyền của đương đơn theo Điều 12(1) của Hiến pháp đã bị vi phạm bởi các hành động và hành vi của cơ quan trả lời đầu tiên”.
 

Đáp ứng tin này, International Network of Engaged Buddhists (INEB: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế), vốn từ lâu đã đấu tranh cho bình đẳng giới và quyền tự do tôn giáo trọn vẹn cho các nữ tu sĩ, đã ca ngợi phán quyết này và những tác động sâu sắc của nó đối với tăng đoàn Phật giáo nói chung.

“INEB xin gửi lời chúc mừng chân thành đến Ni bộ tỳ kheo ni Sri Lanka về phán quyết lịch sử của Tòa án Tối cao khẳng định quyền của chư ni đối với thẻ căn cước quốc gia mang danh hiệu tỳ kheo ni hợp pháp. Quyết định mang tính bước ngoặt này không chỉ là sự công nhận cần có từ lâu đối với phẩm giá và địa vị của họ như những tu sĩ đã thọ giới đầy đủ, mà còn là một cột mốc quan trọng đối với tất cả các tỳ kheo ni trên toàn thế giới, những người vẫn tiếp tục tìm kiếm công lý, bình đẳng và hòa nhập vào đời sống tôn giáo”, INEB cho biết trong một tuyên bố công khai ngày 18 tháng 6 và được chia sẻ với trang báo BDG.
 

“Phán quyết can đảm này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: rằng cam kết về mặt tinh thần và sự lãnh đạo đạo đức xứng đáng được công nhận và tôn trọng—bất kể giới tính. Nó khẳng định nguyên tắc cơ bản rằng không ai nên bị loại khỏi vị trí chính đáng của họ trong xã hội hoặc Tăng đoàn dựa trên các tiêu chuẩn lỗi thời hoặc các diễn giải phân biệt đối xử.”
 

Con đường phục hồi việc thọ giới tỳ kheo ni ở Sri Lanka không hề bằng phẳng. Mặc dù có nguồn gốc từ những lời dạy đầu tiên của Đức Phật, các phụ nữ thọ giới đã phải đối mặt với sự phản kháng cố hữu của các định chế và guồng máy quan liêu. Đặc biệt, các giới chức tu viện Phật giáo truyền thống của Sri Lanka đã miễn cưỡng công nhận chính thức việc thọ giới cho nữ giới. Do đó, truyền thống sil matha (nữ tu áo trắng) vẫn tiếp tục đóng vai trò là con đường được chấp nhận nhiều nhất đối với những người phụ nữ tìm kiếm một cuộc sống tâm linh thâm sâu.
 

Phán quyết của tòa án tuần này đại diện cho sự khôi phục sự công nhận ở cấp nhà nước đối với giáo đoàn tỳ kheo ni Sri Lanka và khẳng định tính hợp pháp của việc truyền giới tỳ kheo ni và vị trí chính đáng của các ni sư trong tứ chúng do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quy định: tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ.
 

Ngoài quyền tự do về mặt tinh thần, thẻ căn cước ở Sri Lanka cũng là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, cần thiết cho mọi hoạt động chính thức: bỏ phiếu, mở tài khoản ngân hàng, xin hộ chiếu, thi cử, và v.v.
 

Cô Anchalee Kurutach, Điều phối viên của Peace Project and Women’s Program (Dự án Hòa bình và Chương trình Phụ nữ) của INEB, người đã viết tuyên bố của INEB, đã chia sẻ quan điểm cá nhân của cô về tin này, lưu ý rằng: “Trong ba năm qua, tôi đã có vinh dự được làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo tu viện, và tôi đã chứng kiến ​​tận mắt cách các nữ tu sĩ phải liên tục chứng minh bản thân và giá trị của họ—thường là trong khi vẫn giữ thái độ khiêm tốn. Tôi coi họ không chỉ là những người tiên phong, mà còn là những chiến binh tâm linh thực sự.

“Cần phải có lòng can đảm vô cùng để trở thành một tỳ kheo ni. Quý ni sư này làm việc chăm chỉ, thực hành và học tập siêng năng, và tuân theo Giới luật Vinaya với kỷ luật và sự chính trực đặc biệt. Họ đã bước vào cuộc sống tu viện với sự cam kết trọn vẹn—không phải trong vài ngày hay vài tháng, mà là cho hành trình dài. Họ đang đi ngược lại với dòng chính, lựa chọn một con đường đòi hỏi sức mạnh nội tâm và niềm tin sâu sắc.

“Chỉ riêng lòng can đảm và sự cam kết đó thôi cũng đủ khiến tôi cúi đầu trước quý ni sư với sự tôn kính cao nhất.”
 

Phật giáo là quốc giáo của Sri Lanka, nơi giành được độc lập từ sự cai trị của Anh vào năm 1948, với 70,2 phần trăm dân số tự nhận là Phật tử Theravada, theo dữ liệu điều tra dân số năm 2012. Người theo đạo Hindu chiếm 12,6 phần trăm dân số Sri Lanka, trong khi người Hồi giáo chiếm 9,7 phần trăm, người theo đạo Thiên chúa chiếm 7,4 phần trăm và những người khác chiếm 0,05 phần trăm. Là quốc giáo, Phật giáo nhận được các đặc quyền theo hiến pháp của Sri Lanka, mặc dù hiến pháp cũng quy định quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng cho tất cả công dân.

(Người dịch: Nguyên Giác)
 

SOURCE:

Special Report: Landmark Supreme Court Ruling Affirms Equal Rights for Buddhist Bhikkhunis in Sri Lanka (Buddhistdoor Global)

https://www.buddhistdoor.net/news/special-report-landmark-supreme-court-ruling-affirms-equal-rights-for-buddhist-bhikkhunis-in-sri-lanka/

.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(WASHINGTON, ngày 3 tháng 7, APNews) – Bất chấp những khuyến nghị từ các khoa học gia của chính phủ, một viên chức cấp cao trong chính phủ, đang công tác dưới quyền Bộ trưởng Y Tế Robert F. Kennedy Jr., đã tự ý can thiệp vào quy trình chuẩn thuận vắc-xin để giới hạn phạm vi sử dụng của hai loại vắc-xin COVID-19.
(WASHINGTON, ngày 2 tháng 7, Reuters) – Một tòa án liên bang hôm Thứ Tư (2/7) đã ra phán quyết chặn lệnh cấm tị nạn của Tổng thống Donald Trump tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Thẩm phán tuyên bố rằng Trump đã vượt quá thẩm quyền khi tự ý ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến nhập cư bất hợp pháp và gạt bỏ các thủ tục pháp lý hiện hành.
Như mọi người đều biết, người ta càng lớn tuổi chừng nào, thì người ta lại thường hay nhớ tới những kỷ niệm trong dĩ vãng của mình nhiều bấy nhiêu. Nhất là những người cao niên đã về hưu, không còn bị ràng buộc bởi những công việc làm thường ngày của mình như trước kia, nên có nhiều thì giờ rành rỗi ngồi ở nhà một mình, để hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn vui khó quên trong cuộc đời mình, rồi để có những lúc tâm sự cho nhau nghe lại những kỷ niệm khó quên
Chỉ từ một mặt nước tĩnh lặng, trăng mới có thể soi chiếu và tỏa sáng. Chỉ từ một tâm bình thường, định tĩnh, những phiền não dục vọng mới có thể tan biến, hiển lộ trí tuệ siêu việt của bậc hiền nhân.
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
(WASHINGTON, ngày 1 tháng 7, Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba đã hối thúc Hamas (lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn) chấp thuận “đề nghị cuối cùng” về lệnh ngừng bắn 60 ngày với Israel tại Dải Gaza. Thỏa thuận này dự kiến sẽ được Qatar và Ai Cập chuyển đến Hamas thông qua các viên chức ngoại giao của họ.
(WASHINGTON, ngày 1 tháng 7, Reuters) – Hôm thứ Ba, Thượng Viện Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu với tỷ số áp đảo để gỡ bỏ lệnh cấm các tiểu bang ban hành quy định về trí tuệ nhân tạo (AI) trong mười năm; luật này từng được đưa vào dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu ngân sách của Tổng thống Trump.
Phân Ưu: Được tin bạn GIUSE NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sinh ngày 04 tháng 04 năm 1962 tại Bình Định Việt Nam. Đã từ trần vào ngày 19 tháng 6 năm 2025 tại San Diego California Hoa Kỳ. Hưởng thọ 63 tuổi
Phân Ưu: Nhận được tin buồn Ông NGUYỄN NGỌC TUYỀN, Pháp Danh QUANG MINH, sinh ngày 02 tháng 02, năm1932 tại Làng Hoành Lộ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, Bắc phần Việt Nam đã mệnh chung ngày 17 tháng 6, năm 2025, tai Santa Ana, California. Hưởng thọ 94 tuổi.
Xét vụ các bà bầu và hội dân quyền kiện về lệnh Trump nói trẻ em sẽ không tự động có quốc tịch khi sinh ra trên đất Mỹ nếu ba mẹ không phải công dân Mỹ, Thẩm phán Deborah Boardman ra hạn hôm nay Bộ Tư Pháp phải ghi văn bản về việc thực hành lệnh Trump thế nào thì tòa mới xử. - Bộ Tư pháp bắt đầu lập ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch khi họ bị truy tố về tội phạm
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet báo động rằng nếu Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development, USAID) tiếp tục bị cắt giảm ngân khoản, hoặc tệ hơn, bị giải thể, thế giới có thể sẽ có hơn 14 triệu người chết vào năm 2030.
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một nhóm tin tặc tự xưng là “Robert”, bị tình nghi có liên hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran, vừa loan báo sẽ công bố thêm nhiều tài liệu lấy được từ hộp thư điện tử của các nhân vật thân cận với Tổng thống Donald Trump. Nhóm này từng gây xôn xao dư luận khi tung ra loạt tài liệu trước kỳ tổng tuyển cử Hoa Kỳ vào cuối năm 2024.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
- Khi thuế xe hơi của Trump hiệu lực, người mua xe Mỹ có thể sẽ tốn thêm trung bình 1.760 đô/xe (tức là, người tiêu dùng chịu 80% gánh nặng thuế quan) - Dự luật ngân sách "bự và đẹp" Trump hy vọng Thượng Viện thông qua hôm nay, thứ Hai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.